Trầm tích giữa rừng thẳm – đường đá cổ Pavi huyền thoại
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, con đường đá cổ huyền thoại Pavi như ngủ quên giữa cánh rừng đại ngàn, vẫn hiên ngang nằm vắt mình qua ngọn núi Nhìu Cồ San kỳ vĩ nối liền xã Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) với xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu)…
Con đường đá cổ Pavi được xây dựng từ thời Pháp thuộc vào năm 1927 và hoàn toàn bằng thủ công với những tảng đá cuội, đá lớn. Với tổng chiều dài khoảng 80km, đường đá cổ Pavi là con đường nối 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai nhằm vận chuyển thảo quả, khoáng sản và các loại hàng hóa khác. Con đường này được đặt tên theo vị Thống đốc người Pháp Auguste Jean – Marie Pavie, người cho khởi công xây dựng đường đá Pavi.
Con đường đá cổ Pavi được xây dựng từ thời Pháp thuộc năm 1927 và hoàn toàn bằng thủ công với những tảng đá cuội, đá lớn.
Con đường này nằm xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, rừng thảo quả và các dãy núi cao vút vùng Tây Bắc, đường đẹp và không quá dốc, ngựa thồ có thể đi lại được. Người Pháp còn xây cả một sân bay trên vùng bình nguyên rộng lớn gần bản Nhìu Cồ San để tập kết và vận chuyển hàng hóa.
Hiện tại, do tác động từ thời gian và thiên nhiên mà đường đá cổ Pavi chỉ còn khoảng 14km gần như giữ được nguyên trạng, đoạn đường nối giữa bản Sàng Ma Pho – xã Sin Súi Hồ – huyện Phong Thổ – Lai Châu và bản Nhìu Cồ San – xã Sàng Ma Sáo – huyện Bát Xát – Lào Cai.
Dưới thời Pháp thuộc, con đường đá cổ này được ví như huyết mạch giao thông, với mục đích để thực dân Pháp vận chuyển hàng hóa, nông sản, vũ khí, quân Pháp… từ Lào Cai sang Lai Châu và ngược lại. Bởi nắm giữ vai trò quan trọng đó, con đường đã được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến, được mài nhẵn, chiều rộng nhiều đoạn lên tới 3m. Với quy mô đó, mặc dù được xây dựng chạy xuyên rừng nhưng cả người và ngựa đều có thể đi lại thoải mái ở đây.
Càng đi vào sâu trong rừng, đường đá cổ Pavi càng trở nên đẹp một cách quyến rũ và huyền ảo, bí ẩn. Những con đường đá phủ đầy rêu phong xanh mướt sẽ như đưa bước chân của bạn lướt đi.
Video đang HOT
Anh Lý A Sáng – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Lý A Sáng, là một trong những người đầu tiên đưa con đường đá cổ Pavi vào khai thác du lịch. Anh Sáng cho biết, khác với nhiều đơn vị khai thác du lịch trên địa bàn, qua nhiều lần khảo sát, anh chọn tuyến đường trekking cho du khách của mình bắt đầu từ bản Sàng Mà Pho tới bản Nhìu Cồ San.
Anh bật mí thêm: “Du khách đi theo cung đường từ Lai Châu sang Lào Cai qua đường đá cổ Pavi sẽ không phải lên dốc nhiều, độ dốc cũng không lớn, điều đó giúp du khách đỡ tốn sức hơn so với hành trình ngược lại”.
Càng đi vào sâu trong rừng, đường đá cổ Pavi càng trở nên đẹp một cách quyến rũ và huyền ảo, bí ẩn. Những con đường đá phủ đầy rêu phong xanh mướt sẽ đưa bước chân của du khách lướt đi. Và cũng chính vì thế, có những đoạn sẽ khá trơn trượt, đòi hỏi người đi đường phải có gậy để đảm bảo an toàn. Hai bên đường là những vạt rừng xanh thẳm, trên đầu bóng cây mát rượi mới đẹp làm sao.
Với địa thế nằm vắt ngang dãy núi Nhìu Cồ San, đường đá cổ Pavi dẫn du khách vào khu rừng nguyên sinh hoang sơ, rậm rạp. Dọc đường đi, du khách sẽ được thấy vô số những cây cổ thụ to lớn, thân cây xù xì, bám rêu mốc meo như trong phim cổ tích. Vào những ngày nắng, ánh mặt trời xuyên qua kẽ lá vẽ nên một bức tranh đẹp mơ màng, lãng mạn.
Trong khu rừng mà đường đá cổ Pavi đi qua có một điểm thú vị đó chính là thảm thực vật chia thành từng tầng và thay đổi theo độ cao.
Dù đi qua dãy núi cao đến hàng nghìn mét nhưng con đường này không quá dốc, cả người và ngựa thồ đều có thể dễ dàng đi lại. Ngoài những vạt rừng tự nhiên, hành trình đi trên con đường đá cổ Pavi còn đưa du khách ngang qua những khu vườn trồng thảo quả của bà con địa phương.
Chị Thanh Tâm, du khách theo đoàn đến từ Hà Nội sau khi được trekking cung đường đá cổ Pavi đã phải sửng sốt trước vẻ đẹp hoang sơ của khu rừng nguyên sinh mà con đường này đi qua. Chị Tâm cho biết: “Phong cảnh này khiến tôi cảm giác mình như đang lạc vào một khu rừng cổ tích ấy. Lần đầu được trải nghiệm làm tôi thấy rất thú vị. Cây cối xanh tốt, con đường trải đá rêu phong tuy nhiều đoạn độ ẩm cao làm trơn trượt hơi khó đi chút, nhưng vẫn là một trải nghiệm tuyệt vời đối với tôi và các du khách chung hành trình”.
Trong khu rừng mà đường đá cổ Pavi đi qua, có một điểm thú vị đó chính là thảm thực vật chia thành từng tầng và thay đổi theo độ cao. Ở tầng thấp thường là các loại cây hỗn hợp và thảo quả. Trong khi ở tầng cao hơn là nơi tập trung nhiều cây gỗ lớn, cây lá phong, cây lá kim với khung cảnh đẹp và lãng mạn vô cùng.
Một số đoạn trên đường đi xuyên rừng ấy, du khách còn bắt gặp những bức tường đá được sắp xếp cẩn thận nhằm ngăn trâu bò vào phá hoại hoa màu. Tất cả mọi thứ hiện diện trên cung đường trekking này đều mang vẻ đẹp của sự hoang sơ, hùng vĩ. Đặc biệt là ở những đoạn càng lên cao sâu trong rừng.
Ở tầng thấp thường là các loại cây hỗn hợp và thảo quả. Trong khi ở tầng cao hơn là nơi tập trung nhiều cây gỗ lớn, cây lá phong, cây lá kim với khung cảnh đẹp và lãng mạn vô cùng.
Để đảm bảo sức khoẻ vì càng lên cao thì thời tiết càng lạnh hơn, du khách nên chuẩn bị cho mình áo ấm và mặc thoải mái, năng động để dễ dàng di chuyển. Bạn cũng đừng quên mang theo điện thoại, máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nao lòng ở cung đường đá cổ này.
Chắc chắn đường đá cổ Pavi sẽ là địa điểm không thể tuyệt vời hơn cho những người yêu thiên nhiên, ưa khám phá. Nếu muốn thử cảm giác một lần trong đời đi ngược về quá khứ, bạn có thể lựa chọn hành trình trải nghiệm con đường đá huyền thoại này.
Nghĩ chậm khi leo núi Hoàng Sơn
Năm rồi, tôi may mắn có thêm trải nghiệm đáng nhớ trong đời, là bước qua sáu mươi nghìn bậc đá được khắc trên sườn núi của dãy Hoàng Sơn thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Núi Hoàng Sơn, Trung Quốc. Ảnh: Internet
Con số sáu mươi nghìn là sau khi đi về, nhớ núi tìm kiếm thông tin trên Google. Hầu hết khoảng thời gian ở đó, tôi thấy mình hòa quyện với núi một cách khó diễn giải, hít hà hơi lạnh, ngắm nắng chảy tràn trên biển mây, tự tắm mình trong thiên nhiên kỳ vĩ.
Thỉnh thoảng, tôi phải tự cắt cơn say núi để nhắc mình tập trung vào từng hơi thở, từng bước chân, kẻo lỡ hụt hơi, hụt chân giữa những khúc cua cheo leo. Tôi cũng tự nhắc mình phải thưởng thức trọn vẹn những giây phút hiếm hoi đó vì biết sẽ rất khó để có thể trở lại một lần nữa. Thỉnh thoảng, tôi thấy mình đứng tần ngần trên vách núi, nhìn những dãy điệp trùng xếp lớp, chen giữa mây, kéo dài vô tận hút tầm mắt...
Hoàng Sơn không phải là một ngọn núi, mà là một quần thể bảy mươi bảy đỉnh núi trập trùng. Có rất nhiều lối vào khác nhau. Có rất nhiều cách để bắt đầu hành trình. Tôi không biết trước điều này, cho đến khi phát hiện mình đã đến nhầm trạm xuất phát so với dự tính, do lơ đãng lên nhầm tuyến xe buýt.
Nhưng không sao cả, tôi cứ thế đi, để trực giác dẫn đường, để xem từng bước chân sẽ dẫn mình đi về đâu. Đi chỉ để được đi, không phải đi để đến vạch đích. Vì vốn dĩ, không có một nơi nào trên đời này nên được gọi là "vạch đích" cả. Hoàng Sơn bao la, cuộc đời cũng thế. Có khi nơi ta xuất phát chính là nơi họ muốn đến và ta cũng đang từng bước đi đến nơi họ bắt đầu, hoặc đã đi qua.
Có những lúc đứng ở chân núi ngửa mặt nhìn lên, tò mò không biết có điều gì chờ mình sau ngọn núi kia. Có khi khuất lấp sau ngọn núi trước mặt là một bệ đá mát lành dưới gốc cây phong, để có thể ngồi xuống tự thưởng mình sau những bước chân nặng nề.
Có khi không ngờ, một ngọn núi mở ra cảnh bồng lai mà mình chưa từng hình dung tới. Có khi thản nhiên nhận ra sau ngọn núi kia không có gì cả, chỉ là một con đường xuống dốc để sẵn sàng cho một đỉnh khác cao hơn đang chờ mình khám phá.
Đến một lúc nào đó trong hành trình, từng bước đi lên hay đi xuống đều mang đến cơn đau cho khớp gối và một nỗi nhọc nhằn như nhau. Nhưng bước lên hay bước xuống, vẫn là bước đi và đều có vẻ đẹp riêng của nó. Nếu không bước xuống, thì sao sẵn sàng cho những đỉnh mới hơn.
Người đời có câu ngạn ngữ "Ngũ nhạc quy lai bất khán sơn/ Hoàng Sơn quy lai bất khán Nhạc". Câu đó có nghĩa là, nếu đã đi thăm ngũ nhạc danh sơn gồm năm ngọn núi Thái Sơn Đông nhạc, Hoa Sơn Tây nhạc, Côn Sơn Trung nhạc, Hằng Sơn Nam nhạc và Hành Sơn Bắc nhạc, thì không cần đến một ngọn núi khác trên đời nữa.
Là người đời nói vậy, nhưng tôi biết phía trước cuộc đời mình vẫn còn nhiều, rất nhiều con đường đang chờ tôi đi tới, rồi lại đi lui, tôi sẽ can đảm, mạnh mẽ bước lên khi cần, rồi lại bằng lòng bước xuống như câu chuyện được kể của ngày hôm nay.
Mẹ Hà Nội xinh đẹp chinh phục đỉnh núi gần 3.000m, gặp biển mây cảnh như mơ Vợ chồng chị Hà My vừa hoàn thành chuyến chinh phục đỉnh núi Nhìu Cồ San nằm ở độ cao 2.965m so với mực nước biển. Nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ, thảm thực vật phong phú, ấn tượng theo mùa. "Khoảng 2 tuần trước, mình không thể tin được bản thân có thể chinh phục đỉnh núi cao gần 3.000m. Ngay...