Trạm thu giá BOT, không thể tùy tiện thay đổi tên gọi!
Việc đổi tên gọi thành Trạm thu giá BOT, theo chuyên gia pháp lý, thay đổi thẩm quyền quản lý, điều chỉnh mức phí và tên gọi của các khoản chi phí phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không thể tùy tiện thay đổi và sử dụng tên gọi khác dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai bản chất của thuật ngữ pháp lý.
Nhiều bạn đọc đang thắc mắc việc đổi tên “Trạm thu phí” thành “Trạm thu giá” có thay đổi bản chất thu tiền của các trạm BOT hay không? Tại sao phải có sự thay đổi này?
Chuyên viên pháp lý Lê Thị Hòa – đại diện Công ty Luật TNHH Lê Nguyễn lý giải việc thay đổi tên gọi của Trạm thu phí BOT dưới góc độ pháp lý như sau:
Theo quy định của Luật Phí và Lệ phí số 97/2017/QH13 ngày 25.11.2015 có hiệu lực ngày 1.1.2017 xác định: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí”.
Bộ GTVT đã chuyển các Trạm thu phí BOT thành Trạm thu giá BOT. IT
BOT còn gọi là Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – chuyển giao, là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phí BOT đường bộ được hiểu là khoản phí mà người tham gia giao thông đường bộ phải trả để chủ đầu tư bù đắp các chi phí mà chủ đầu tư đã xây dựng công trình giao thông
Theo Phụ lục số 02 về Danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do nhà nước định giá ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí năm 2015 xác định “Phí sử dụng đường bộ” được đổi tên thành “Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh”.
Thông tư hướng dẫn số 35/2016/TT- BGTVT quy định về mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý xác định:
Dịch vụ sử dụng đường bộ là việc các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được đầu tư để kinh doanh.
Video đang HOT
Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm) là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông
Như vậy, xét về bản chất, giá dịch vụ BOT và phí dịch vụ BOT đều là khoản chi phí mà người tham gia giao thông đường bộ phải chi trả để nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước bù đắp chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
Việc thay đổi tên trạm không ảnh hưởng tới bản chất khoản dịch vụ phải chi trả
Do đó, dù tên gọi là phí BOT hay giá BOT nhưng về bản chất là cùng một loại chi phí, vì vậy việc thay đổi thông tin trên các trạm BOT xét về hình thức là đúng với quy định mới hiện hành. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố bắt buộc và việc giữ nguyên tên gọi “Trạm phí BOT” cũng không ảnh hưởng tới bản chất của khoản dịch vụ phải chi trả này.
Cùng với đó, ngày 1.1.2017, Nghị định số 149/2016/NĐ_CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá xác định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm định giá của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, Điểm e Khoản 2 Điều 8 Nghị định này xác định Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quy định giá đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm: “đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh…”.
Như vậy, thẩm quyền quy định về mức giá cụ thể đối với BOT đường bộ đã được chuyển giao từ Bộ Tài chính sang Bộ GTVT kể từ ngày 1.1.2017.
Việc thay đổi thẩm quyền quản lý, điều chỉnh mức phí và tên gọi của các khoản chi phí phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không thể tùy tiện thay đổi và sử dụng tên gọi khác dẫn đến hiểu nhầm, hiểu sai bản chất của thuật ngữ pháp lý.
Trong trường hợp này, các nhà làm luật đã rất máy móc trong cách hiểu dẫn đến máy móc trong cách dùng từ, khiến người dân hiểu sai, hiểu không chính xác về “trạm thu giá BOT”. Việc thay đổi cơ quan có thẩm quyền quản lý, đề xuất chi phí BOT tuy có thay đổi về tên gọi, cơ quan trực tiếp quản lý nhưng về bản chất không làm thay đổi mục đích thu phí của các trạm BOT.
Về mức phí thu BOT cũng như cách thức thu phí có thể sẽ có những điều chỉnh nhất định dựa trên cơ sở thực tế và kiến nghị trực tiếp của người tham gia giao thông sao cho phù hợp với thực tiễn.
Theo Danviet
Bộ trưởng GTVT lý giải việc dùng từ "thu giá BOT"
Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, việc chuyển từ "thu giá" sang "thu phí" BOT sẽ linh động hơn cho việc điều chỉnh mức thu vì không phải thông qua HĐND các tỉnh thành.
Chiều 22/5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Nguyễn Văn Thể đã làm rõ những vấn đề liên quan đến việc đổi tên "trạm thu phí BOT" thành "trạm thu giá BOT giao thông".
- Tại sao Bộ GTVT lại chuyển tên gọi từ "thu phí" thanh "thu giá" BOT?
- Phí mang tính chất quản lý Nhà nước liên quan đến HĐND, Quốc hội quyết định. Hình thức đầu tư BOT (Kinh doanh - Xây dựng - Chuyển giao) được xem là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá. Do vậy, chúng ta cần điều chỉnh từ phí sang giá cho chính xác.
Việc chuyển đổi tên trạm "thu phí" thành trạm "thu giá" không có gì khác mà còn linh động hơn rất nhiều cho việc điều chỉnh mức thu. Bởi lẽ muốn điều chỉnh phí thì phải thông qua HĐND nên rất chậm.
- Trong quá trình ra văn bản, Bộ GTVT có rà soát việc dùng từ "thu giá" để cho chính xác?
- Việc này không phải do Bộ GTVT quy định mà đã có trong Nghị định của Chính phủ. Ví như BOT là sản phẩm sản xuất trong nhà máy thì họ có thể ấn định giá bán.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội
- Khi chuyển sang thành "thu giá" thì doanh nghiệp có thể đề xuất tăng, giảm theo quy luật thị trường. Điều này ảnh hưởng đến tính ổn định và người sử dụng dịch vụ?
- Sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh. Dự án BOT cũng vậy, chủ đầu tư bỏ toàn bộ vốn thì cũng cần có phương án hoàn vốn. Còn Nhà nước luôn cố gắng điều chỉnh thấp nhất, tạo điều kiện cho xã hội. Hiện nay, chúng ta đang điều chỉnh giá các trạm BOT theo phương án thấp nhất để hỗ trợ chi phí cho người dân.
- Nhưng đã chuyển sang giá, nếu Nhà nước điều chỉnh phương án giảm thấp nhất để có lợi cho người dân thì doanh nghiệp cũng có thể đề xuất tăng để có lợi cho họ?
- Về nguyên tắc sản phẩm đó là của doanh nghiệp, nhưng Nhà nước sẽ điều tiết theo thị trường. Tức là mình điều tiết để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và hài hòa lợi ích người dân. Điều đó có nghĩa là không phải sản phẩm anh làm ra là tự ấn định giá, mà Bộ GTVT sẽ giám sát điều này.
Trường hợp doanh nghiệp muốn tăng giá thì họ phải đăng ký với Bộ GTVT. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xem xét, khi nào cảm thấy hài hòa hết các lợi ích, bảo đảm chi phí xã hội thấp nhất thì mới được điều chỉnh, nếu không thì không cho điều chỉnh.
- Việc thay đổi từ "thu phí" thành "thu giá" như vậy sẽ không phải thông qua HĐND mà chỉ qua sự giám sát của Bộ ngành liên quan. Vậy quyền lợi của người dân có được bảo đảm?
- Như tôi đã nói, trước đây, mỗi lần điều chỉnh mức thu BOT gặp rất nhiều khó khăn vì phải thông qua HĐND địa phương, mà HĐND thì không thể quyết định linh động được. Còn khi chuyển sang giá thì bản chất của nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy. Ngược lại nhà nước sẽ điều chỉnh nhanh chóng để đáp ứng được điều kiện của từng trạm thu giá ở từng vị trí, từng khu vực. Có những vị trí vì điều kiện cho phép nên được điều chỉnh giảm rất sâu.
Thời gian tới, chúng ta áp dụng công nghệ vào việc thu giá BOT. Khi thu giá tự động thì người dân có thể giám sát được nguồn thu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, nguồn thu từ lúc đưa trạm BOT vào hoạt động cho đến thời điểm kiểm tra.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ cũng sẽ quản lý toàn bộ các trạm thu giá BOT. Thực hiện như vậy, sẽ giúp cho việc thu chi bảo đảm công khai, minh bạch, người dân cũng có thể giám sát được thông qua các thiết bị điện tử mang tính chính xác cao.
- Xin cảm ơn ông!
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT chốt tháng 12 vận hành thương mại đường sắt Cát Linh - Hà Đông Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt và đơn vị liên quan phải hoàn thành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong tháng 10 và tháng 12/2018 sẽ vận hành thương mại. Chiều 6/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã làm việc với UBND TP Hà Nội về sự...