Trăm nỗi khổ sở của trai Trung Quốc phải đi ở rể
Định kiến xã hội tại Trung Quốc vẫn cho rằng, đàn ông đi ở rể là hèn kém và nhu nhược. Với địa vị đi ở rể, nhiều người lâm vào tình cảnh không được coi trọng, cảm thấy khổ sở, tuyệt vọng và muốn ly hôn.
Sau gần 10 năm kết hôn và chung sống với nhà vợ, anh Ma Xuedong ở huyện Baoji, tỉnh Thiểm Tây quyết định ly dị và chuyển ra khỏi gia đình vợ vì không thể chịu được cảnh tủi nhục khi phải ở rể. Tuy hôn nhân đổ vỡ và không còn nhà ở nhưng người đàn ông 37 tuổi lại thấy vô cùng thanh thản. “ Cuộc sống hôn nhân trước đây của tôi rất tuyệt vọng. Mọi người sẽ khó mà hiểu được nếu không trải qua phận đi làm rể như tôi”, anh Ma chia sẻ.
Anh Ma cũng cho hay, ở Trung Quốc có rất nhiều chàng rể sau khi kết hôn chịu chuyển đến nhà vợ nhưng hiếm khi tìm được tiếng nói chung và thường xuyên bị gia đình vợ xem thường.
Không chỉ riêng trường hợp của anh Ma, đầu năm 2016, báo chí Trung Quốc từng xôn xao về trường hợp một anh chồng họ Meng ở Weinam, tỉnh Shaanxi nhẫn tâm giết vợ vì khi mắc chứng trầm cảm do phải đi ở rể.
Năm 2013, một anh con rể khác ở huyện Huaiyang tỉnh Hồ Nam đã giết tới 7 mạng người trong gia đình vợ trong đó có cả vợ và đứa con trai 10 tuổi vì những bất đồng khi sống nhờ nhà ngoại.
Nhiều ông chồng Trung Quốc đang cảm thấy khổ sở vì thân phận đi ở rể.
Theo tờ Asia One, số lượng những anh chàng đi ở rể có cùng số phận như anh Ma tại Trung Quốc là không ít và đang có xu hướng gia tăng. Đây có thể được coi là hậu quả của sự mất cân bằng giới tính và chính sách một con ở Trung Quốc. Nguyên nhân của tình trạng trên còn là do mong muốn bảo tồn tên tuổi của dòng họ của các gia đình Trung Quốc, nhất là với các gia đình chỉ có một con gái.
Hiện nay, ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng nông thôn đang có xu hướng thừa nam, dẫn đến tình trạng khó khăn khi đi tìm vợ. Tính đến cuối năm 2015, có khoảng 33.6 triệu trai ế trên khắp Trung Quốc. Việc này đang dẫn đến một cuộc khủng hoảng hôn nhân trầm trọng. Chính tình trạng khan hiếm cô dâu đã đẩy “giá” của các cuộc hôn nhân tăng cao. Nhiều chàng trai nghèo muốn lấy được vợ sẽ phải đồng ý với những yêu cầu như đi ở rể và con cái đẻ ra phải mang họ vợ.
Video đang HOT
Ngay cả khi chấp nhận bản “hợp đồng hôn nhân” như trên, những anh chồng đi ở rể vẫn chịu những đàm tiếu và cái nhìn không thiện cảm từ gia đình vợ. Đa phần xã hội Trung Quốc đều có định kiến rằng, người đàn ông phải đi ở rể là hèn kém.
Bản thân anh Ma cũng chia sẻ, anh cảm thấy được tự do sau khi ký đơn ly hôn mặc dù ra đi không có chút tài sản nào. “Sau 10 năm vợ chồng tôi lấy nhau, gia đình vợ vẫn chỉ coi tôi là một thằng khố rách áo ôm xuất thân từ vùng núi nghèo khó”.
Định kiến xã hội và mất cân bằng giới tính khiến việc ở rể càng thêm khó khăn với đàn ông Trung Quốc.
Anh Ma sinh ra ở làng Mabaozi tại huyện Baoji, nơi mà nhiều chàng trai trẻ cũng chịu phận làm rể như anh vì đây gần như là cách duy nhất để họ lấy được vợ. Ông Li Zhijun, trưởng làng Mabouzi cho hay: “Gần 80% đàn ông trưởng thành ở trong làng phải đi làm rể bởi vì các bà vợ không muốn chuyển đến sống cùng nhà chồng nghèo khó. Những năm gần đây, giá cô dâu và các khoản hồi môn đều tăng cao nhưng không người phụ nữ nào chịu kết hôn và chuyển đến làng nghèo này sinh sống cả”.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ở rể mà vẫn thấy hạnh phúc như anh Lyu Xiaoping. Anh Lyu cũng xuất thân từ làng Mabouzi, hiện đang làm việc trong bộ phận bảo vệ ở thành phố Xi’an, tỉnh Thiểm Tây và cũng đã ở rể được gần 10 năm. Anh cho biết: “2 vợ chồng tôi rất yêu thương nhau. Vợ tôi hiểu cảm giác phải đi ở rể nên đã để cho con chúng tôi mang thêm cả họ bố ở tên lót”. Con anh mang họ Yang Luyjiang.
Theo ông Zhang Baotong, một chuyên gia phát triển xã hội và kinh tế, việc ở rể đang trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội Trung Quốc.
“Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, ngày càng nhiều chàng trai nông thôn đến làm việc và sống tại các vùng đô thị. Vì vậy việc ở rể là không tránh khỏi khi họ không thể mua được nhà ở riêng hay trang trải được các khoản tiền hồi môn bên nhà vợ”.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, xã hội ngày càng hiện đại và các định kiến hôn nhân cũng dần được thay đổi.
“Các chàng rể không nên quá mặc cảm về thân phận “ở rể” của mình trong khi gia đình nhà vợ nên dành cho họ sự tôn trọng đúng mực”, chuyên gia Zhang đưa ra lời khuyên.
Theo Danviet
Người trẻ làm phim xóa bỏ định kiến về giới
Qua ống kính của những nhà làm phim trẻ, vấn đề bình đẳng giới được nhìn nhận đa chiều, chân thực nhưng cũng không kém phần sâu sắc.
Chiều 4/3, cuộc thi làm phim về bình đẳng giới với tựa đề "# How Abnormal- Bình thường hay bất thường" đã diễn ra tại trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội.
Được phát động từ 21/12/2015, cuộc thi làm phim " #How Abnormal- Bình thường hay bất thường" đã nhận được sự quan tâm chú ý của đông đảo các bạn trẻ yêu thích làm phim và quan tâm tới vấn đề bình đẳng giới. Có tất cả 9 tác phẩm xuất sắc nhất đã được BGK lựa chọn vào vòng chung kết.
Phát biểu tại lễ trao giải bà Pratibha Mehta, trưởng đại diện chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: "Thông qua các bộ phim được sản xuất trong khuôn khổ chiến dịch "#HowAbnormal - Bình thường hay bất thường" và cuộc thi mà chúng ta được xem hôm nay, các định kiến giới được phản ảnh rõ ràng, cũng như các tiêu chuẩn kép mà mọi người đặt ra cho phụ nữ và đàn ông, cho trẻ em trai và trẻ em gái, được đưa ra ánh sáng".
Bà Pratibha Mehta phát biểu tại buổi lễ trao giải.
Giải nhất thuộc về phim " Con yêu mẹ" của đạo diễn trẻ Nguyễn Phương Phi. Qua lời kể của một cô bé về cuộc đời của mẹ, những định kiến về phụ nữ tuổi dần, về việc phải sinh con trai nối dõi tông đường hiện lên một cách chân thực và cảm động. Bộ phim đã lấy không ít nước mắt của khán giả có mặt trong buổi lễ trao giải. Trả lời phỏng vấn trực tiếp của chương trình, không ít bạn trẻ nói rằng nhìn thấy cuộc đời của mẹ, của chị mình trong đó.
Đạo diễn trẻ Nguyễn Phương Phi lên nhận giải nhất.
Giải nhì thuộc về bộ phim "Hãy để con giúp cha" tác giả Ngô Trang. Xưa nay nói tới con gái người ta hay liên tưởng tới những công việc như nấu cơm, quét nhà, thuê thùa, may vá...,tuy nhiên ở một góc nhìn khác, tác giả Ngô Trang đã giúp người xem thấy được con gái có thể làm những việc tưởng chừng chỉ giành cho con trai như sửa xe. Cuộc sống đôi khi chỉ đơn giản là được làm bất cứ điều gì mình thích.
Giải ba thuộc về bộ phim "Cô lập" của nhóm Arch Media. Định kiến cho rằng phụ nữ nên ở nhà tề gia nội trợ thay vì tham gia vào các hoạt động xã hội được phản ánh trong phim. Một cô gái đã từ bỏ sự nghiệp đầu bếp, các mối quan hệ xã hội sau khi kết hôn với một đại gia. Cuộc sống nhạt nhẽo buồn tẻ, hàng ngày đối diện với bốn bức tường khiến nhân vật nữ chính không còn cảm thấy hạnh phúc. Bộ phim cho người xem thấy được cuộc sống của không ít cô gái trẻ bị "nhốt và lồng son" trong xã hội hiện đại.
Giải phim được yêu thích nhất được trao cho tác phẩm" Xin lỗi con" của
Võ Thị Ngọc Diễm, với 20.1 % bình chọn trên google form.
Nói về chất lượng của các tác phẩm dự thi năm nay, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp-giám khảo cuộc thi chia sẻ chị cảm thấy thực sự bất ngờ khi xem các tác phẩm, những nhà làm phim nghiệp dư đã thể hiện tác phẩm của mình một cách chuyên nghiệp trong một thời gian hạn hẹp. Dù còn có chỗ được và chưa được, nhưnghầu hết các bộ phim đều chạm đến trái tim của khán giả, khiến cho khán giả chia sẻ, đồng cảm. Các nhà làm phim đã mang một cái nhìn hoàn toàn tươi mới, không chút định kiến vào trong tác phẩm đầu tay của mình./.
CTV Nguyễn Trang
Theo_VOV
Kết cục không ngờ của một kiếp ở rể Đã mang tiếng đi ở rể An lại thường xuyên bị vợ xúc phạm. Không thể chịu thêm một ngày nào nữa, An vùng lên và mọi chuyện nằm ngoài dự đoán của Linh. Kết cục thật đau thương không ai mong muốn. Linh lấy chồng năm 18 tuổi, vừa bước sang tuổi 18 cô thi trượt đại học nên quyết định lấy...