Trạm nghiên cứu đặc biệt ở Nam Cực
Trạm nghiên cứu di động Halley VI của Cơ quan Khảo sát Nam cực Anh, được xây dựng dưới thời tiết -65 độ C với mục đích nghiên cứu thời tiết Trái Đất quanh năm.
Thung lũng chết có nhiệt độ gần 57 độ C không phải nơi nóng nhất thế giới
Các nghiên cứu phát hiện Thung lũng chết ở Mỹ không phải là nơi nóng nhất thế giới như nhiều người tin tưởng.
Tên gọi Thung lũng chết gợi cho nhiều người liên tưởng về nơi nóng nhất thế giới, không một loài cây trồng, động vật nào có thể sinh sôi phát triển được và con người cũng hiếm khi lui tới. Nguyên nhân gây nóng của nó xuất phát từ địa hình hiểm trở và khí hậu nóng, nhiệt độ thường xuyên cao kỷ lục.
Tuy nhiên, dữ liệu mới mà các nhà nghiên cứu thu thập được cho thấy Thung lũng chết không phải là địa điểm nóng nhất trên Trái Đất như nhiều người tin tưởng.
Sự thật về thung lũng chết, nơi có nhiệt độ gần 57 độ C hiếm hoi trên Trái Đất, không phải nơi nóng nhất
Yunxia Zhao, nhà nghiên cứu từ Đại học California, Mỹ cùng nhóm cộng sự phát hiện ra rằng nhiệt độ ở một số khu vực như sa mạc Lut, Iran hay sa mạc Sonoran Bắc Mỹ, nằm giữa biên giới Mỹ và Mexico cao hơn Thung lũng chết rất nhiều.
Trong khi nhiệt độ ở Thung lũng chết có thể lên tới 56,7 độ C, thì nhiệt độ bề mặt ở hai địa điểm sa mạc kể trên có thể lên tới 80,8 độ C, sa mạc Lut luôn nóng hơn. Và ngược lại, Nam Cực giữ danh hiệu nơi lạnh nhất trên hành tinh, với nhiệt độ bề mặt lạnh giá giảm xuống âm 110,9 độ C.
Tất nhiên, thời tiết ở Thung lũng chết vẫn cực kỳ nóng, với nhiệt độ không khí cao nhất khoảng 57 độ C, ghi nhận tại Furnace Creek vào ngày 10/7/1913.
Theo Sở Lâm viên, cơ quan Mỹ đặc trách việc quản lý tất cả các công viên quốc gia, cho biết nhiệt độ mùa hè ở Thung lũng chết tại một số điểm râm mát thường lên đến 49 độ C, mức thấp nhất vào đêm tối giảm xuống đến 30 độ C.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về nhiệt độ khắc nghiệt ở Thung lũng chết chủ yếu dựa vào nhiệt độ khí quyển. Theo nghiên cứu mới, Yunxia Zhao phân tích dữ liệu vệ tinh có độ phân giải cao từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, xem xét nhiệt độ bề mặt đất toàn cầu trong gần hai thập kỷ qua.
Phân tích cho thấy sa mạc Lut có bề mặt đất nóng nhất thế giới, thường xuyên đạt nhiệt độ cao ngất ngưởng từ năm 2002 đến 2019.
Sa mạc nằm giữa một dãy núi, vị trí này khiến cho không khí nóng rất dễ lưu giữ lại trong các cồn cát. Một nghiên cứu công bố vào năm 2011, cho rằng nhiệt độ ở sa mạc Lut có thể lên tới 70,7 độ C nhưng dữ liệu mới cho thấy nhiệt độ ở Lut thực sự cao hơn số liệu cũ khoảng 10 độ.
Sa mạc Sonoran, cũng đạt nhiệt độ cực cao, nhưng những đợt nắng nóng xảy ra ít thường xuyên hơn so với sa mạc Lut.
Yunxia Zhao cho biết vẫn chưa rõ liệu biến đổi khí hậu có làm tăng nhiệt độ bề mặt đất hay không, nhưng những đợt nắng nóng đỉnh cao ở Sonoran trùng với thời gian xảy ra hiện tượng La Nina. Đây là hiện tượng nước biển ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường.
Hiện tượng này trái ngược hoàn toàn với hiện tượng El Nino - nước biển nóng lên. La Nina gây ra hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan đáng sợ trên toàn cầu như lũ lụt, tuyết rơi kỷ lục, hạn hán ...
Phát hiện thiên thạch nổ tung trên bầu trời Nam Cực 430.000 năm trước Một số hạt vật chất ngoài Trái Đất được tìm thấy trên đỉnh núi tại Nam Cực giúp các nhà khoa học kết luận một thiên thạch đã nổ ở tầng khí quyển Trái Đất 430.000 năm trước. Theo một nghiên cứu mới, các hạt bụi nhỏ được tìm thấy trên một đỉnh núi ở Nam Cực giúp các nhà khoa học phán...