“Trăm kế” giảm đau khi sinh thường
Vẫn biết “chửa đẻ là cửa mả” nhưng thực tế có rất nhiều cách để giúp ca sinh nở của mẹ nhẹ nhàng hơn.
9 tháng mang thai đầy mệt mỏi, khó khăn nhưng đỉnh điểm nhất vẫn phải kể đến những ngày chuẩn bị lên bàn đẻ, những cơn đau đẻ và cho đến khi con cất tiếng khóc chào đời mẹ mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Các cụ xưa có câu “đau như đau đẻ” để nói lên mức độ đau đớn mà người mẹ phải chịu đựng. Tuy nhiên, đẻ thường mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé nên mẹ hãy cố gắng để sinh thường nhé. Tin tốt lành là có rất nhiều cách để giảm đau khi chuyển dạ, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân gây đau đẻ
Nỗi đau thể xác
Những cơn co thắt tử cung thường xuyên, kéo dài cộng với sự giãn nở của tử cung đặc biệt là khi tử cung mở rộng nhất để bé chui ra khỏi bụng mẹ sẽ khiến chị em bị đau đớn.
Nỗi đau tâm lý
Hầu hết các mẹ sinh con khi không có nhiều kinh nghiệm, cộng với những thông tin phóng đại về chuyện đau đẻ nghe được từ những người khác khiến mẹ bầu trở lên căng thẳng, sợ hãi đau đẻ. Thậm chí, nỗi lo tâm lý còn khiến các cơn co thắt kéo dài và mức độ đau tăng mạnh hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và có thể khiến thai nhi bị ngạt.
Hầu hết các mẹ sinh con khi không có nhiều kinh nghiệm, cộng với những thông tin phóng đại về chuyện đau đẻ nghe được từ những người khác khiến mẹ bầu trở lên căng thẳng, sợ hãi đau đẻ. (ảnh minh họa)
Chọn đúng tư thế
Trong thời gian đau đẻ mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, đứng dựa vào chồng hoặc tường và đu đưa qua lại để giảm áp lực cho mặt sau của xương chậu. Nếu quá mệt, mẹ có thể nằm trên giường để thư giãn. Mẹ cũng có thể tham khảo nhưng tư thế giúp thúc đẩy sinh thường tại đây.
Massage nhẹ nhàng
Khi người mẹ nằm, đứng hoặc ngồi xổm chờ đợi sinh con, người bố có thể massage nhẹ nhàng tay chân cho vợ. Tuy nhiên, các ông bố cũng cần học những bài massage đơn giản, có ích cho việc này. Nếu không, chỉ cần nắm tay vợ là được.
Nghe nhạc nhẹ
Video đang HOT
Nếu cảm thấy quá đau ngoài sức chịu đựng, mẹ có thể hét lớn nếu cảm thấy việc này giúp bạn bớt đau hơn. Tuy nhiên các chuyên gia luôn khuyên chị em không nên la hét quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không còn sức để rặn đẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể nghe nhạc nhẹ, những bản nhạc mẹ yêu thích sẽ giúp chị em quên đi cơm đau đẻ.
Ngâm mình trong nước ấm
Khi cơ thể được ngâm mình trong nước ấm sản phụ sẽ cảm thấy rất thoải mái, bớt đau. Sức nổi của nước sẽ làm giảm đáng kể trọng lượng của cơ thể mẹ và làm tử cung mở nhanh hơn. Vì vậy mà xu hướng sinh con dưới nước đang rất được thịnh hàng ở những đất nước phát triển.
Hãy dùng trí tưởng tượng
Bạn có thể giảm đau hiệu quả bằng cách tự nói chuyện và dùng trí tưởng tượng của bản thân. Nếu bạn có tập yoga hoặc thiền, bạn rất dễ dàng hình dung ra hành trình cho bạn. Một số bà bầu tưởng tượng những cơn đau như là sóng biển, cứ lớn dần lớn dần và đẩy bạn sát vào bờ để bạn được gặp con. Hoặc có những bà bầu ví cơ thể mình như những nụ hoa sẽ nở ra từ từ. Sự tưởng tượng có mục tiêu cố định và có tính khích lệ sẽ hữu ích cho quá trình chuyển dạ.
Có rất nhiều cách giúp mẹ giảm đau khi đẻ thường. (ảnh minh họa)
Thôi miên
Nhiều bà bầu đã từng tham gia khóa học về sinh con bằng phương pháp thôi miên. Đây là chương trình tự thôi miên dạy cho các bà bầu cách thay thế những cơn đau dai dẳng bằng sự kì vọng một cuộc sinh thoải mái, đầy thư giãn và bình yên. Những người hướng dẫn phương pháp này tin rằng sự lo lắng sẽ tiết ra các hormon gây co thắt cơ dẫn đến những cơn đau hành hạ. Họ hướng dẫn các bà bầu kỹ thuật thư giãn sâu để tạo ra nhiều endorphin (hormon giảm đau tự nhiên) giúp sinh nhanh và dễ dàng hơn. Bạn có thể đọc thêm cuốn Sinh con bằng phương pháp thôi miên của tác giả Marie Mongan.
Kinh nghiệm từ những mẹ đã từng sinh nở
Mẹ Minh Phương (Hoài Đức, Hà Nội): Hãy nhờ sự giúp đỡ của chồng
“Trong suốt quá trình đau đẻ, tôi luôn nắm chặt tay chồng, nhờ chồng dìu đi lại xung quanh bệnh viện và hộ trợ những bài tập giúp dễ sinh. Tôi nghĩ, có chồng bên cạnh chúng ta sẽ thêm tự tin để đối mặt với con đau.”
Mẹ Nguyễn Thị Trang (Gầu Giấy, Hà Nội): Hãy tin tưởng ở bác sĩ
“Bé của mình đã được 1 tuổi và vợ chồng mình đang có kế hoạch sinh thêm con. Mình không sợ đau đẻ vì mình rất tin tưởng trình độ của y bác sĩ. Khi bước vào phòng sinh mình trao sứ mệnh cuộc đời mình và con cho họ và phải có niềm tiên ở họ.”
Mẹ Đỗ Thanh (Đống Đa, Hà Nội): Đặt bác sĩ từ trước
“Cả hai lần sinh nở, mình đều nhờ bác sĩ khám thai cho mình đỡ đẻ. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mình chỉ cần gọi điện cho bác sĩ, đến bệnh viện là phòng ốc đã sẵn sàng. Vì đã đặt trước nên các bác sĩ và y tá rất chu đáo. Mình thấy đi đẻ như thế rất nhẹ nhàng.”
Theo Khampha
1 giờ đầu sau sinh 10 điều PHẢI biết!
Những chia sẻ của mẹ Devan McGuinness dưới đây sẽ giúp chị em bầu hiểu hơn về những vấn đề ngay sau sinh nở.
Khi tôi sinh đứa con đầu lòng hơn 8 năm về trước, tôi không hề có một chút kiến thức nào về sinh nở. Khi đó, tôi đã hỏi mẹ tôi rất nhiều câu hỏi ngu ngơ từ việc đau đẻ sẽ như thế nào, rồi rặn đẻ làm sao, phải bế con như thế nào... Mẹ chính là người đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi mang bầu và đặc biệt ngày đầu tiên sau ca sinh nở. Dù vây, sau khi bé Jacker chào đời, có rất nhiều điều khiến tôi thực sự bất ngờ, mẹ tôi cũng không hề đề cập đến trước đó.
Nếu bạn cũng sinh con lần đầu, cũng vụng về như tôi 8 năm về trước thì tôi khuyên bạn nên nghe những lời chia sẻ của tôi, có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy!
1 giờ đầu sau sinh sẽ vô cùng mệt mỏi
Mệt mỏi không có nghĩa là bạn đã có một ca sinh thường kéo dài cả 3 ngày liền, bạn đã đau đẻ kinh khủng... Đương nhiên nếu bạn có ca sinh nở như thế thì mệt mỏi không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu bạn có ca đẻ thường nhanh chóng, thậm chí là sinh mổ thì bạn vẫn sẽ mệt mỏi bởi bạn phải sử dụng sức mạnh của cơ bắp hoặc đau vết đau do mổ đẻ. Khi đó tất cả các bộ phận trên cơ thể đều bị tổn thương. Hãy chuẩn bị tâm lý để đối mặt mẹ nhé.
1 giờ đầu sau sinh, mẹ không được nhìn thấy bé ngay
Tôi đã luôn nghĩ rằng ngay sau khi con được lọt lòng mẹ là sẽ được ôm con trong lòng nhưng thực tế không phải như thế. Sau khi ra đời, bác sĩ đứa bé ra một khu vực khác để vệ sinh và chỉ đưa đến tầm nhìn của tôi một giây rồi đưa đi ngay sang phòng ủ ấm. Phải 3 giờ sau khi sinh nở, tôi mới chính thức được nhìn rõ mặt con.
Nếu mẹ đang mong đợi các cơn co thắt sẽ kết thúc sau khi bé chào đời thì mẹ đã nhầm. (ảnh minh họa)
1 giờ đầu sau sinh vẫn đau đẻ
Nếu mẹ đang mong đợi các cơn co thắt sẽ kết thúc sau khi bé chào đời thì mẹ đã nhầm. Đừng ngạc nhiêu sau khi bé được sinh ra mà mẹ vẫn thấy những cơn đau đẻ. Những cơn co thắt này thực tế là tốt để giúp sản phụ tống sản dịch ra ngoài và giúp cổ tử cung co dần. Theo các chuyên gia khoa sản, sau 4-6 tuần, tử cung mẹ sẽ dần trở về kích thước ban đầu. Tuy nhiên, nếu thấy quá đau, mẹ nên báo với bác sĩ chuyên khoa.
Dù sinh mổ, mẹ vẫn bị chảy máu âm đạo
Tôi rất ngu ngơ thắc mắc với mẹ rằng sao tôi vừa sinh mổ mà âm đạo đã chảy máu luôn. Đó là sản dịch cần phải tổng ra ngoài. Vì vậy, dù sinh mổ mẹ vẫn phải dùng bỉm khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, mẹ sinh mổ sẽ ra ít máu hơn so với mẹ sinh thường.
Sữa sẽ không về ngay
Tôi đã nghĩ rằng cứ đẻ xong là sữa về ngay nhưng thực tế không phải thế. Có những mẹ đẻ xong cả 2-3 ngày thậm chí 1 tuần mới có sữa. Đó là do cơ địa cũng như chế độ ăn uống, cách kích thích sữa của mỗi người.
Mẹ sẽ đổ mồ hôi
1 giờ đầu sau sinh, đừng bất ngờ khi thấy mồ hôi của mẹ tóa ra như tắm. Nguyên nhân là do các kích thích tố và chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Mẹ nên thay quần áo khi thấy mồ hôi ra quá nhiều để tránh bị nhiễm lạnh.
Bụng mẹ vẫn như bụng bầu
Nếu mẹ nghĩ rằng sau khi bé chào đời, bụng mẹ sẽ thon gọn ngay, đừng có mơ nhé! Sau ca sinh nở, hầu hết các mẹ đều như vẫn đang mang bầu 5 tháng. Tuy nhiên tử cung sẽ dần dần co lại và mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Sau ca sinh nở, hầu hết các mẹ đều như vẫn đang mang bầu 5 tháng. (ảnh minh họa)
Giây phút bé chào đời không long trọng như bạn nghĩ
Bạn có thể đang khá căng thẳng chuẩn bị cho sự ra đời của con yêu, một sự kiện chắc chắn là vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với bạn nhưng xung quanh bạn, các y tá vẫn có thể vui vẻ tán dóc về những chuyện chẳng hề liên quan như họ vừa khám phá một nhà hàng với đồ ăn cực ngon hay một cửa hàng quần áo đang bán phá giá. Bạn chớ nên ngạc nhiên hay tức giận về điều này vì có thể đối với bạn đây là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa nhưng đối với họ đây chỉ là một công việc hàng ngày mà thôi. Các y tá cũng có thể sẽ cố gắng bắt chuyện với bạn, tâm sự để hiểu bạn hơn, giúp bạn phần nào vui vẻ hơn, quên đi mệt mỏi và nỗi đau đớn của việc đau đẻ.
Bạn cũng nên nhớ rằng nếu các nhân viên trong ê kíp đỡ đẻ của bạn có thể thoải mái cười đùa với nhau, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng họ là một nhóm khá ăn ý và việc đỡ đẻ có vẻ như không phải là một công việc quá khó khăn đối với họ.
Đầu của bé thật lạ!
Chắc bạn đã hình dung đầu em bé trông thật tròn trịa, xinh xắn và hồng hào? Nếu đầu của con bạn trông hơi lạ và hơi có chóp, đó là vì đầu bé có thể đã phải trải qua nhiều giờ len qua xương chậu của bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cấu trúc hở của hộp sọ cho phép đầu bé có thể phần nào linh hoạt điều chỉnh hình dạng để có thể chui lọt qua khe sinh, giúp bảo vệ hộp sọ của bé khỏi bị nứt vỡ và não bé khỏi bị tổn thương trong quá trình sinh tự nhiên.
Một số "tì vết" khác cũng có thể tồn tại trên cơ thể bé như những vết tích tạm thời của quá trình sinh nở. Chẳng hạn, cách mũi của bé có thể hơi xẹp một chút; chất lỏng dưới da khiến mắt bé trông như đang sưng. Bé thậm chí còn có cả những vết bầm nhỏ trên người nếu trong quá trình sinh bác sĩ sử dụng các dụng cụ kẹp và nong để có thể lấy bé ra. Nhưng đừng lo, rồi bé sẽ xinh đẹp như thiên thần sớm thôi mà.
Theo Khampha
Điểm danh nỗi ám ảnh của thai phụ Mang thai, sinh con là niềm vui, niềm hạnh phúc của các bà mẹ. Thế nhưng bản thân thai phu cũng không thể tránh khỏi lo sợ những điều dưới đây. Sảy thai Rất nhiều phụ nữ mang thai sợ hãi điều này. Tỉ lệ xảy thai cao nhất ở phụ nữ tuổi từ 40 - 45, tiếp đến là phụ nữ ở...