Trắm cỏ: từ cá “ăn theo” thành mắm đặc sản
Bản hợp ca mắm Nam bộ tựa như cung đàn muôn điệu. Trong đó, không hề phân biệt mắm nhà giàu (mắm: cua gạch, tôm chà…) với mắm nhà nghèo (mắm: cá đồng, cá biển tạp…) hay mắm già với mắm trẻ. Miễn sao, có nhiều người thích là tốt rồi.
Dù thuộc hàng mắm trẻ, song nhiều người sành ăn mắm miền Tây mạnh miệng dự báo: con mắm mặn cá trắm cỏ nuôi quảng canh có thể “soán ngôi” mắm lóc nuôi dày đặc trong tương lai gần.
Mắm cá trắm say đắm người ơi!
“Con cá mần ra con mắm. Chớ coi thường – say đắm người ơi!”, anh Cao Trung Kiên, ở Bạc Liêu, sành mắm miền Tây vừa mời cơm với mắm mới vừa ngân nga dạo đầu.
Được biết, dòng mắm mặn cá trắm cỏ ra đời khoảng 10 năm nay, miệt “Cánh đồng Chó Ngáp” (nay thuộc vùng giáp ranh ba tỉnh Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau).
Cá trắm cỏ được nuôi quảng canh trong ruộng năn hoặc giống lúa Một Bụi Đỏ.
Ấn tượng đậm sâm về chén mắm cá trắm cỏ chưng là da thịt cá thật săn chắc, dù đã hầm lửa riu riu gần nửa tiếng. Với lại, mắm còn chứa cả hai tầng phẩm vị mới thích thú làm sao. Lớp thịt sát da lưng cá tỏa mùi vị tựa con mắm cá linh cỡ lớn (gần hai ngón tay), đan xen mặn – ngọt lẫn beo béo nhẹ cùng hậu vị chua thanh của con mắm đã “chín” (do lên men) đủ độ. Còn phần ức mắm, chủ vị khá giống với mắm lóc ngon.
Đã vậy, anh bạn vừa kể còn bày thêm tô canh bí rợ với tô cơm gạo thơm Hương Lài. Chịu không nổi luôn!
Nghe kể, vài bạn trẻ giãy nảy phản đối: mắm tanh, canh ngọt làm sao “ăn ở” cùng nhau?
Dẽ mắm, chan chè?
Bởi lối dẽ/vít mắm chan chè mới nghe có vẻ nghịch đời, nhưng lại là kiểu ăn uống “chịu chơi” của dân tây Nam bộ xưa. Và khá nhiều vị lứa tuổi hàng U50 trở lên, gốc miền tây, đã gật đầu xác nhận chuyện ngộ đời này.
Vốn dĩ, các loại mắm không thể thơm như… múi mít được. Dù vậy, nó vẫn chất chứa tư vị hấp dẫn riêng. Đặc biệt, khi mang chưng cách thủy, nêm lưa thưa: hành (củ và lá), tiêu giã, gừng (củ hoặc lá), ớt; với độn thêm nhúm thịt ba rọi xắt nhỏ hoặc vài muỗng tóp mỡ heo cỏ… Ta nói, nó thơm tưng bừng sang tận nhà hàng xóm chứ chẳng chơi!
Bữa cơm “chè mắm” ngộ đời, của dân Nam bộ xưa.
Riêng tô canh bí rợ ngọt như chè, rất cần chất mặn mòi của mắm “cầm chân lại”, cho đỡ ngán. Có vậy, người ăn mới “lua” (dồn vào) khí thế, thoáng chốc đã cạo đáy tượng đựng cơm nguội (loại tượng con rồng của mấy lò gốm Lái Thiêu xưa) nghe rào rạo, rồn rột.
Tuy nhiên cũng có người, “xử” mắm thật… nhiệt tình với cơm nguội cùng mớ rau dại, rau vườn vừa bứt được: đọt me, chuối chát, ổi sẻ chua, rau nhái, rau má sẻ… Còn canh, họ để tráng miệng.
Video đang HOT
“Ngon xuất hạn mồ hôi”, là cụm từ gợi hình diễn tả chính xác lạc thú thưởng thức mấy món mới nghe có vẻ chỏi nhau chan chát, vừa kể. Vì mê mải. Vì ớt hiểm quá cay. Hoặc do thời tiết nóng nực nên vầng trán và đôi khi cả sống lưng người nông dân ướt đẫm mồ hôi – tự lúc nào, chẳng hay.
Cũng bởi, vùng đất mới Nam bộ là nơi dung chứa, giao thoa nhiều nền văn hóa ẩm thực của nhóm dân cộng cư, gốc: Việt – Hoa – Khmer – Chăm. Do đó, nảy sinh khá nhiều món độc lạ đến sửng sốt. Và chỉ có dân “chịu chơi” mới dám thử, sớm mỉm cười chấp nhận.
Mắm mặn cá trắm cỏ, đặc sản trẻ của Bạc Liêu.
Nghe tôi mãi trầm trồ rằng, con mắm sao hấp dẫn lạ lùng. Anh bạn, mới mỉm cười khai thật: lúc chưng, có nêm cỡ muỗng canh nước mắm cá biển tạp (cá mối, cá sơn, cá mồng gà…) ủ thủ công vào. Thì ra là vậy.
Đồng thời, cô giáo Trịnh Kim Ngân, ở quận 9, TP.HCM đã thử chưng mắm này kiểu như chưng mắm lóc. “Hao cơm quá thể và mùi vị còn hấp dẫn hơn cả mắm lóc Châu Đốc, hàng nuôi”, cô Ngân ngợi khen con mắm mới (biết).
Song, những biến tấu về các món mắm miệt Nam bộ phong phú, uyển chuyển như bao con sông lớn – rạch nhỏ nơi này – kể hoài không hết. Món nào cũng rạo rực không kém.
Tỉ như, anh Cao Trung Kiên bày: lấy con mắm trắm cỏ chế thành món mắm nem. “Mắm thái thua xa lắc!”, anh quả quyết. Theo đó, xé nhỏ thịt mắm ra dạng que, rồi xắt lại cỡ hạt lựu nhằm loại bỏ xương hom. Xong, mang ướp ngập trong chén gia vị hỗn hợp, gồm: giấm nuôi, đường, tỏi ớt giã khoảng vài ba giờ. Vớt ra, mang trộn “xôi đậu” với mớ bì heo cùng thịt ba rọi luộc xắt nhỏ. Tỷ lệ: 1 mắm, 4 – 6 bì. Độn thêm, nhúm rau răm tươi xắt ba sồn. Rắc tiếp, cỡ nửa chén thính gạo nếp với gạo tẻ vào. Trộn đều. Vo thành từng nắm nhỏ, gói vào vài lớp lá chuối xanh. Để trong mát cỡ 10 – 12 giờ, sau đó ủ vào ngăn mát tủ lạnh. Đợi 4 – 5 ngày sau sẽ ngon ăn.
Hương vị mắm cá trắm hấp dẫn không kém mắm lóc.
Cái độc đáo của món này là, vừa có mùi vị chua thanh của nem lại thoang thoảng hương mắm. Dùng “nhâm nhi” với rượu/bia thật tuyệt vời. Hoặc huy động thêm ký bún tươi, vài trái dưa leo non bằm nhuyễn… Không ít người, mới đầu ăn chơi, liền chuyển sang ăn no mà vẫn còn thòm thèm. Thế nhưng, nó có hạn sử dụng khoảng một tuần.
Đỡ cực mà dạt dào không kém, có món gỏi mắm “say đắm”… tép rong. Sự giòn mát của đũa bắp chuối non, bông điên điển…với chất ngọt dịu từ thịt năm – bảy con tép cùng tí mặn mòi của “thịt” mắm, “bọc lót” chút beo béo của miếng thịt ba rọi luộc giúp miếng gỏi thêm hài hòa hương vị. Và còn thú vị ở chỗ, nó vẫn mang dấu ấn riêng, nhờ lượng mắm (cái lẫn nước) tham gia.
Cách chế biến như sau: Dùng mắm lóc hoặc mắm cá trắm cỏ xắt khúc dài gần hai lóng tay, chiên sơ bằng mỡ hoặc dầu (đã khử tỏi). Để nguội, xắt mắm dạng que cỡ đầu đũa, ngâm ngập trong hỗn hợp gia vị: giấm nuôi hoặc nước cốt chanh, đường, tỏi với ớt giã; khoảng 30 phút.
Vớt ra, làm… nhưn (nhân) cho dĩa gỏi tép rong vừa kể. Sau cùng, rưới thêm gần nửa chén xốt nước mắm chua ngọt.
Hoặc hẹp thời gian hơn, thì mang khứa mắm chiên vừa vàng cả hai mặt (da và thịt), ướp ngập chén gia vị: tỏi ớt giã, đường, giấm nuôi hoặc nước cốt chanh. Chờ thấm sau 10 – 15 phút là có thể chấm “khí thế” với nhiều loại rau: má, đậu rồng non, dưa leo, cải bẹ xanh non… ngon lành rồi. Lại còn mau vét nồi cơm nữa!
Từ cá “ăn theo” thành mắm đặc sản
Trước nay, con cá trắm cỏ quá quen thuộc với nhà nông ba miền. Nhiều người xếp nó thuộc hạng bét trong dòng nuôi nước ngọt. Bởi cá có quá nhiều xương hom và hương vị thịt không mấy ấn tượng bằng đám kia. Thế nhưng, cỡ cá nặng tầm 1kg/con trở lên, làm sạch, mang ủ mắm từ 6 – 8 tháng và qua hai lần gia vị; lại cho thành phẩm không hề kém cạnh hàng cá lóc nuôi cùng trọng lượng, mới là một bất ngờ lớn.
Chính những người dân lam lũ vùng giáp giới: Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau là cha đẻ dòng mắm mặn cá trắm cỏ.
Theo lão nông Lê Hiệp, ở xã Phước Long (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) thì ruộng lúa Một Bụi Đỏ “ôm” đám cá trắm cỏ, cua xanh… chỉ là nguồn hàng phụ trong qui trình nuôi tôm (sú, thẻ chân trắng) quảng canh ở đây. Và nhiệm vụ chính của con trắm cỏ là, vệ sinh đồng ruộng, để mấy lứa tôm sau ít mang mầm bệnh.
“Cá tươi nhiều, bán “không ra” nên bà con ở đây, mới xoay qua làm mắm. Lớp trữ để ăn dần, số bán được dài lâu hơn”, anh Cao Trung Kiên, thổ địa Bạc Liêu cho biết.
Và cũng theo anh, nhiều nông dân vùng phèn lợ ở Thới Bình (Cà Mau), Phước Long, Hồng Dân (Bạc Liêu), Thạnh Trị (Sóc Trăng) biết ủ loại mắm này từ khoảng mười năm trước. Trong đó, một số nơi phía huyện Hồng Dân quyết tâm làm bài bản, đăng ký thương hiệu đàng hoàng, nhằm làm “bàn đạp” đưa con mắm đi xa. Bằng chứng, một số bà con ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang… đã bắt đầu “bén mùi” con mắm này rồi.
Và quá trình biến con “cá tạp” thành hàng mắm đặc sản của dân Bạc Liêu thật đáng ngưỡng mộ.
Ẩm thực Huế: Top 5 món ăn đặc sản làm say mê du khách
Huế - mảnh đất cố đô không chỉ nổi tiếng bởi sự nguy nga tráng lệ của các lăng tẩm. Và nét dịu dàng thơ mộng của thiên nhiên non nước hài hòa. Huế còn là 'kinh đô ẩm thực' làm khách du lịch say lòng.
Các món ăn ở Huế dân dã, bình dị như chính nét đẹp duyên dáng của người miền Trung vậy. Dù trong nhà hàng sang trọng hay đang ngồi ở quán cóc ven đường. Khách du lịch vẫn cảm nhận đủ đầy hương vị đặc trưng của Huế không lẫn vào đâu được. Khám phá ẩm thực Huế đâu thể bỏ qua cơ hội được nếm thử những món ăn ngon đã gắn liền với Huế.
1. Cơm hến
Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, bột ngọt và muối.
Hến ngâm nước gạo một thời gian để thải hết bùn đất, rửa sạch, đem luộc cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi đã để lắng, đổ hến ra sàng để lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến, ngoài ra thì cũng không thể thiếu các loại gia vị đi kèm. Các phần khác gồm có: cơm trắng để nguội, khế chua, rau thơm, dọc mùng, bắp chuối thái chỉ, nước mắm, hồ tiêu, hành phi, muối vừng, ớt tượng, tóp mỡ, da heo phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu phộng rang vàng nguyên hạt, ớt bột tao dầu.
Tất cả đều để nguội. Duy có nước hến phải được giữ cho nóng sôi. Bát cơm hến được trộn từ tất cả các thành phần trên rồi chan nước hến. Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay mới đúng vị; còn đối với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô.
2. Bún bò Huế
Thật không sai nếu gọi bún bò Huế là linh hồn của ẩm thực Huế bởi món ngon nơi đây đã theo bước chân ai có mặt khắp mọi miền đất nước. Bởi người ta thích, người ta 'nghiện' vô cùng cái vị ngọt thanh mà đậm đà của bún bò xứ Huế, ăn rồi là nhớ ngay. Nhắc đến bún bò Huế, phải kể tới nước dùng được hầm từ xương để có vị ngọt và mùi vị đặc trưng, không quá nồng nhưng đủ để thực khách cảm nhận rõ ràng nhất. Tiếp đến là miếng giò chân giò, thêm một miếng giò tự nắm, vài lát thịt bò thái mỏng đầy ắp cả tô, có cả màu xanh đẹp mắt của lá hành tươi thái nhỏ.
Bún bò Huế ăn kèm với rau sống đủ loại, vừa mang ra là nhúng ngay vào nước còn nóng của tô bún. Nếu thích, thực khách có thể cho chút mắm ruốc Huế để tăng thêm vị. Du khách có thể ghé các quán bún Ông Vọng đường Nguyễn Du, số 22 đường Lê Lợi, 13 đường Lý Thường Kiệt để thưởng thức tô bún bò cay nồng ngon nhất xứ Huế.
3. Cơm âm phủ
Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: "Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán Âm phủ ma rình phía sau". Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.
Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh.
Lúc này, vua đói và mệt nên đã ăn ngon lành hết sạch chén cơm. Khi về cung, ngài cứ lưu luyến mãi hương vị nên sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại. Về sau, món cơm được đặt tên là "cơm âm phủ".
4. Bánh bèo
Du lịch Huế, có dịp lang thang khắp các con đường khi trời chập chạ tối, bạn sẽ gặp các dì đẩy xe đến góc đường, bày biện bàn ghế nép vào một góc của vỉa hè hay dọn hàng ra trước mặt nhà, bắt đầu bán đủ thứ bánh ngon của Huế. Người Huế thích các loại bánh chế biến từ bột gạo để làm bữa ăn phụ nên đây còn được xem là nét văn hóa ẩm thực riêng của cố đô. Du khách có thể ghé hàng quán ngồi ăn chơi chén bánh bèo, dĩa bánh bột lọc hoặc vài lá bánh khoái tôm thịt nóng hổi.
Có lẽ loại bánh này mỏng manh như cánh bèo nên người ta đặt cho nó cái tên thật nhẹ nhàng là " bánh bèo". Bánh bèo trắng mịn, giòn dai trộn lẫn vị ngọt, đậm đà của tôm và thịt nạc bằm, xen vào chút cay nồng vị ớt Huế, vị chua ngọt của nước chấm, vị thơm của chút dầu hành, mỗi thứ 1 xíu thôi nhưng làm cho món bánh bèo trở lên hấp dẫn và ngon mát lạ kỳ.
5. Cơm chay
Nếu đã chán chê các món ăn mặn, muốn để thanh lọc cơ thể và thay đổi khẩu vị thì hãy chuyển sang các món chay khi du lịch Huế. Huế nổi tiếng là vùng đất tâm linh của Phật giáo, nên cơm chay ở Huế rất ngon, được chế biến đa dạng thành nhiều món ngon chẳng kém thức ăn mặn.
Ở Huế có rất nhiều quán ăn chay mà du khách có thể ghé ăn, nhưng ngon nhất phải kể đến Liên Hoa ở số 3 đường Lê Quý Đôn. Tại các chùa, du khách cũng có thể tìm được hương vị đặc trưng của các món chay. Để cho thuận tiện và thưởng thức món chay ngon, du khách hãy tìm đến chùa Từ Đàm vì nơi đây nằm trong nội đô thành phố - đường Điện Biên Phủ và có nhiều sư nữ nên chắc chắn sẽ nấu các món ngon hợp khẩu vị của du khách.
Ăn gì ở Huế? 5 đặc sản nổi tiếng Cố đô Huế từ kiến trúc đến cảnh vật và thời tiết đều mang nét đẹp trầm buồn. Ẩm thực nơi đây cũng có nhiều điều đặc biệt hiếm thấy. 1. Cơm hến Ăn gì ở Huế? Khi hỏi câu này lập tức nhiều người bật lên câu trả lời Cơm hến. Cơm hến là món ăn bình dị nổi tiếng của xứ...