Trầm cảm và những hệ lụy khôn lường: Đau lòng những vụ mẹ giết con, tự tử sau sinh
Ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, chỉ một ngày xảy ra hai vụ việc đau lòng ở TP.HCM và Hà Tĩnh: mẹ giết con, trong đó một người mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Tại Đà Nẵng, hai người nhảy cầu tự tử vào mùng 2 Tết.
Minh họa: LAP
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành.
Trong đó, trầm cảm sau sinh ngày càng được ghi nhận ở nhiều phụ nữ và là “quả bom” khó nhận biết.
Đau lòng mẹ giết con rồi tự tử
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, trong ngày 5-2 (tức mùng 5 Tết), tại TP.HCM và Hà Tĩnh đã xảy ra hai vụ án mạng thương tâm khiến dư luận bàng hoàng, thương xót.
Tại TP.HCM, tối 5-2, người nhà phát hiện chị C. (34 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) và con gái khoảng 7 tháng tuổi tử vong trong nhà trọ ở quận Bình Tân, trong đó chị C. tử vong trong tư thế treo cổ, còn con gái tử vong trong máy giặt.
Được biết chị C. là công nhân tại một công ty ở quận Bình Tân, còn chồng chị chạy xe ba gác. Theo thông tin ban đầu, trước khi xảy ra vụ việc, chị C. có dấu hiệu bị trầm cảm.
Cùng ngày, tại Hà Tĩnh, chị Lê Thị H. (39 tuổi) nghi chém chết con trai 2 tháng tuổi và toan tự tử nhưng không thành. Theo kết quả điều tra ban đầu, chị H. bị trầm cảm sau sinh.
Trước đó, vào tháng 11-2020, một bà mẹ ở tỉnh Lâm Đồng đã dìm chết con trai 9 tháng tuổi do bé quấy khóc, điều tra sau đó cho thấy chị này bị trầm cảm hơn 2 năm và thường xuyên phải điều trị ở TP.HCM…
Ảnh minh họa. Nguồn: Readers Digest
Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện (đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM) cho biết bất cứ phụ nữ nào sau sinh cũng có thể rơi vào tình trạng trầm buồn thoáng qua sau sinh (baby blues).
Tình trạng này thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày (tối đa lên đến 2 tuần) với những khó khăn về cảm xúc buồn rầu, chán nản, suy nghĩ tiêu cực ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, một bà mẹ có tình trạng trầm cảm sau sinh với triệu chứng trầm cảm kéo dài trên 2 tuần sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Những bà mẹ này có thể có khí sắc trầm buồn, cảm thấy bất lực, chán nản, tuyệt vọng, mất ngủ, cảm thấy không có khả năng làm mẹ kèm theo các ý tưởng, hành động tự gây hại bản thân và con mình. Nghiêm trọng nhất là các hành vi tự sát và sát hại con.
Về nguyên nhân chung, BS.CKII Nguyễn Thụy Minh Thư – khoa nội thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho hay đa số do căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, trầm cảm sau sinh cũng ghi nhận ở phụ nữ dùng thuốc (đặc biệt một số thuốc hướng thần) hay mắc bệnh lý thực thể ở hệ thần kinh như u não, rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra còn có thể do các thay đổi liên quan đến nội tiết tố sau sinh kết hợp với các yếu tố bất lợi từ môi trường, các khó khăn trong chăm sóc con cái khi đảm nhận vai trò làm mẹ sau sinh, theo chuyên gia tâm lý Toàn Thiện.
Những yếu tố có nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh cao hơn gồm: bị trầm cảm trong thời gian mang thai; lo lắng, sợ hãi trong suốt thời gian mang thai; có biến cố không hay xảy ra trong thời gian mang thai hay mới sinh con; sang chấn sản khoa; sinh non hay trẻ phải chăm sóc đặc biệt; tiền sử trầm cảm sau sinh; vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ…
Làm sao nhận biết trầm cảm?
Để nhận biết một người phụ nữ có trầm cảm sau sinh, chuyên gia tâm lý Toàn Thiện lưu ý những yếu tố sau:
- Cảm xúc: buồn bã, lo lắng thái quá, tức giận, khí sắc trầm buồn hoặc phẳng lặng.
- Suy nghĩ: có những ý tưởng, suy nghĩ tiêu cực, cho rằng mình không thể làm mẹ tốt, không được quan tâm, không thể nuôi con, bất lực.
- Hành vi: có các hành vi chăm sóc và kiểm tra con liên tục, quá mức. Nghiêm trọng nhất là có các hành vi gây hại đến cơ thể, tính mạng của bản thân và con. Trong đó, nhiều vụ việc sát hại con do trầm cảm sau sinh đã được ghi nhận.
- Triệu chứng cơ thể: mất ngủ, thay đổi thói quen ăn uống (chán ăn hoặc ăn quá nhiều), mệt mỏi thường xuyên…
Để phòng tránh phụ nữ gặp trầm cảm sau sinh, theo bác sĩ Minh Thư, tùy nguyên nhân sẽ có những biện pháp can thiệp cụ thể. Nhưng với trầm cảm sau sinh, đa số là do stress nên gia đình cần chú ý giảm stress cho người mẹ bằng cách san sẻ công việc, quan tâm nhiều hơn.
“Khi phát hiện người mẹ có ý tưởng, hành vi tự hại, tự sát hoặc sát hại, gây tổn thương con, gia đình cần lập tức đưa mẹ đến bệnh viện tâm thần để được can thiệp kịp thời”, chuyên gia tâm lý Toàn Thiện khuyến cáo.
Dịch COVID-19 cũng là nguyên nhân?
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thống kê của Bộ Y tế cho biết có tới 47 người tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử). Điều tra nguyên nhân cho thấy nhiều người tự tử từng bị trầm cảm trước đó.
Theo chuyên gia, đại dịch COVID-19 cùng với thời gian giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến nhiều gia đình, không chỉ gây khó khăn về kinh tế, sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý, tinh thần, làm gia tăng nguy cơ trầm cảm, trong đó có phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
Đây là thức uống tốt nhất giúp ngăn ngừa mất trí nhớ
Một trong những thức uống yêu thích của thế giới có thể là chìa khóa cho sức khỏe não bộ của bạn.
Ngoài trà, cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Điều này không gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, đặc biệt là vì hương vị hấp dẫn và đặc tính tăng cường năng lượng của nó.
Cùng với hương vị tuyệt vời, cà phê còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trên thực tế, cà phê đã được biết đến với tác dụng giảm nguy cơ trầm cảm, tăng cường giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh mạn tính khác.
Uống cà phê đen không đường hoặc cà phê với lượng kem nhẹ có thể cực kỳ hữu ích cho trí nhớ và sức khỏe não bộ của bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không chỉ vậy, cà phê còn là một trong những thức uống tốt nhất bạn có thể dùng để chữa bệnh mất trí nhớ.
Trong một báo cáo được công bố trên Tạp chí Bệnh Alzheimer, nhiều nghiên cứu thuần tập đã được kiểm tra để xác định rằng uống một lượng cà phê vừa phải có thể có tác động tích cực đến sức khỏe nhận thức của bạn, theo Eat This, Not That!
Theo báo cáo, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ, chống lại bệnh Alzheimer và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức tổng thể.
Một trong những giả thuyết chính về việc cà phê giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ là hàm lượng caffein cao, trong khi mức độ chống oxy hóa của nó có thể là một nguyên nhân khác đằng sau nó.
Uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ
Dù bằng cách nào, nghiên cứu vẫn đang tiếp tục chỉ ra rằng uống cà phê vừa phải sẽ giúp ích cho sức khỏe nhận thức của bạn.
Mặc dù bạn có thể vội vàng rót cho mình một tách cà phê khác sau khi đọc tin tốt này, nhưng điều quan trọng là phải chú ý đến các thành phần bạn đang thêm vào ly cà phê của mình.
Đó là bởi vì, mặc dù cà phê có thể giúp ích cho trí nhớ của bạn, nhưng lượng đường quá mức đã được biết là có tác động tiêu cực đến sức khỏe nhận thức của bạn.
Cà phê đen. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ví dụ, một nghiên cứu từ Clinical Interventions in Aging cho thấy quá nhiều đường có thể làm suy giảm trí nhớ của bạn theo thời gian, cũng như làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Trường Y Harvard (Mỹ) cảnh báo rằng tác động của đường đối với sự suy giảm nhận thức của bạn đặc biệt bất lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, theo Eat This, Not That!
Nói cách khác, uống cà phê đen không đường hoặc cà phê với lượng kem nhẹ có thể cực kỳ hữu ích cho trí nhớ và sức khỏe não bộ của bạn.
Nhưng hãy cẩn thận, đừng nạp vào cơ thể những đồ uống có đường, vì điều đó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của bạn.
Vượt qua trầm cảm, 'sương mù não' sau khi mắc COVID-19 Nhiều người nhanh chóng vượt qua COVID-19 do mắc bệnh thể nhẹ và đã được tiêm vắc xin. Thế nhưng sau đó họ bị lo lắng, căng thẳng, hay quên và các triệu chứng khác của cái mà y học gọi là sương mù não. Ảnh minh họa: Crystal Cox/Business Insider Các bác sĩ cho biết "sương mù não" là một trong những...