Trầm cảm sau sinh, mối nguy hiểm khôn lường
Nghiên cứu gần đây cho thấy, trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, dẫn đến các vấn đề về rối loạn hành vi, thậm chí chậm phát triển về tâm thần trí lực khi trẻ lớn lên.
Nguyên nhân phụ nữ thường bị trầm cảm sau khi sinh
Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến trầm cảm sau sinh được xem xét trên một số nguyên nhân chính như: Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh; Sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần đi kèm theo là sự thiếu ngủ sau sinh; Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc; Sự thay đổi trách nhiệm và vai trò của bản thân sau sinh.
Ngoài ra còn có những vấn đề liên quan đến giới tính của trẻ, vấn đề tài chính và sự thiếu quan tâm của gia đình. Những sản phụ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết và nguy hiểm đi kèm
Suy nhược cơ thể
Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Những cảm giác này thường không có căn cứ và khiến họ có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà.
Lo lắng
Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.
Bảng câu hỏi tự đánh giá trầm cảm PHQ9
Video đang HOT
Hoảng hốt
Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày, và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.
Căng thẳng
Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra.
Cảm giác bị ám ảnh
Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.
Mất tập trung
Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.
Rối loạn giấc ngủ
Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.
Tình dục
Mất hứng thú tình dục thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm.
Vai trò của chồng và gia đình
Các chuyên gia khuyến nghị, để phòng chống trầm cảm sau sinh, ngay từ khi mang thai, cả vợ và chồng cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Về phía gia đình cần động viên, gần gũi và chia sẻ với người phụ nữ về quá trình sinh nở cũng như chăm sóc em bé.
Một trong những yếu tố quan trong giúp điều trị trầm cảm thành công là phát hiện sớm và phải biết khi nào người phụ nữ cần giúp đỡ.
Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng này
Nguyên tắc điều trị giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu, trong đó người bệnh tập trung cải thiện mối quan hệ với người khác, chủ yếu với chồng và con.
Điều trị tâm lý được ưu tiên bởi vì khi dùng thuốc, người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ. Tuy nhiên, dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại. Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo hướng dẫn, hoạt động này giúp cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khoẻ sinh sản, nhận thức tốt sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh.
Điều quan trọng nhất là người mẹ phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Bạn nên biết đau nhức xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.
Pfizer đồng hành cùng nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
Phương Tạ
Theo vietnamnet
Những bệnh thường gặp ở tuổi vị thành niên
Trẻ vị thành niên dù khá sung sức nhưng cũng có thể mắc những bệnh đặc thù ở lứa tuổi này. Nắm rõ đặc điểm thể trạng và tâm lý của lứa tuổi này sẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc con dễ dàng hơn.
Yếu tố thể trạng và tâm lý chi phối sức khỏe của trẻ ở tuổi teen
Mụn trứng cá: là một bệnh ngoài da thường gặp ở tuổi dậy thì (tỷ lệ mắc trên 80%). Mặc dù mụn trứng cá không gây hại nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và tâm lý giới trẻ. Đối với mụn trứng cá nặng, nếu như không biết chăm sóc và điều trị đúng cách có thể để lại sẹo xấu, gây ảnh hưởng tâm sinh lý vĩnh viễn. Tuy nhiên, bệnh sẽ giảm dần khi đến tuổi 25.
Đau đầu: Những cơn đau đầu của lứa tuổi vị thành niên thường do sự thay đổi đột ngột những hoạt động của các neuron thần kinh trong não hoặc sự thay đổi áp suất trong các mạch máu có nhiệm vụ cung cấp máu lên não. Những dấu hiệu này chỉ là sự phát triển bình thường của sinh lý lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đau đầu mà không liên quan tới chu kỳ kinh thì nên đi khám chuyên khoa về thần kinh để tìm nguyên nhân.
Thiếu máu nhược sắc: Có khoảng 20 - 25% em gái vị thành niên thường bị chứng xanh xao (thiếu máu nhược sắc). Nguyên nhân là do trong vài năm đầu chu kỳ kinh, hầu hết em gái có chu kỳ kinh không ổn định, ngày có kinh kéo dài hơn một tuần làm cho bé gái mất nhiều máu hơn và lượng sắt của cơ thể cũng giảm sút.
Viêm khớp tự phát thiếu niên: được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi. Đây là nhóm bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân gây bệnh chưa được rõ ràng, có diễn biến phức tạp, khó nhận biết và khó tiên lượng bệnh. Bệnh thường khởi phát sau nhiễm virus chlamydia mycoplasma, streptococus, salmonella, shigella... Khi phát hiện bệnh, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
Stress: Không chỉ người lớn gặp áp lực công việc mà trẻ vị thành niên cũng dễ gặp các stress. Hội chứng stress ở tuổi này dễ xuất hiện khi gặp khó khăn trong học tập, thi cử, bị điểm kém, bị áp lực từ phía cha mẹ, có mâu thuẫn sâu sắc với bạn bè, rắc rối trong tình yêu. Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, stress sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, các em rất cần sự chia sẻ, thông cảm và tôn trọng từ phía người lớn.
Rối loạn hành vi: Đánh nhau, chống lại người thi hành công vụ, nói bậy, ăn cắp, đua xe,... là các biểu hiện đa dạng của rối loạn hành vi, xuất hiện lặp đi lặp lại và kéo dài ít nhất 6 tháng ở tuổi vị thành niên. Những rối loạn hành vi nhẹ thường thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, những rối loạn nặng thường có khuynh hướng trở thành mạn tính. Các em rất khó thích ứng với xã hội dẫn đến hành vi chống đối, phạm pháp. Việc điều trị rối loạn hành vi đòi hỏi phải kiên trì, kéo dài, có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, bác sĩ tâm thần và xã hội.
Theo anninhthudo
Bệnh thủy đậu: 4 hiểu lầm tai hại khiến mẹ càng chữa, con càng bị nặng thêm Thủy đậu dù không phải là căn bệnh mới gặp nhưng chẳng phải ai cũng biết cách điều trị nó đúng cách. Thủy đậu là một căn bệnh phát triển mạnh mẽ trong mùa hè, đù đây là một bệnh lành tính nhưng nếu mắc phải những sai lầm dưới đây, mẹ có thể khiến con đối mặt với nhiều biến chứng nguy...