Trăm biệt thự vùng núi xây xong ‘bỏ hoang’
Nhận được tiền tỷ từ dự án thủy điện, hàng trăm hộ dân người đồng bào Ca Dong, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) tới khu tái định cư, bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây biệt thự nhưng đóng cửa, chỉ ở nhà sàn.
Người đồng bào Ca Dong sống ở triền núi huyện Sơn Tây, cách TP Quảng Ngãi khoảng 80 km. Năm 2013, thủy điện Đăkđrinh được cấp phép xây dựng, gần 100 hộ dân Ca Dong nhận tiền đền bù để di dời từ lòng hồ thủy điện đến nơi ở mới.
Mỗi hộ được bồi thường trung bình hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng, tùy thuộc vào diện tích nương rẫy. Nhận tiền tỷ, người dân đổ xô làm nhà, sắm sửa nội thất đắt tiền.
Già làng Đinh Văn Đèo, ở khu tái định cư xã Sơn Dung cho hay, ông nhận hơn 1 tỷ đồng thì chi một nửa để xây biệt thự, rồi bỏ thêm 200 triệu đồng dựng nhà sàn phía sau. “Mình đứng đầu làng, mỗi lần lễ tế mọi người trong dòng tộc đều tới đây thực hiện nghi thức cúng bái tại đây, nên nhà sàn không thể thiếu được”, già làng Đèo giải thích.
Còn ông Đinh Văn Đuôn cũng đã bỏ ra 600 triệu đồng để xây biệt thự. Mọi người trong gia đình ông thoạt đầu thích thú nhưng chỉ thời gian ngắn tất cả sinh hoạt từ ăn uống, nấu nướng đều tập trung ở căn nhà sàn gỗ ở phía sau nhà.
“Dù có nhà cao, rộng rãi nhưng chúng tôi cảm thấy không thoải mái vì đã quen nhà sàn từ nhỏ rồi”, ông Đuôn, chia sẻ.
Ngoài ông Đuôn và già làng Đeo, rất nhiều biệt thự được xây lên khắp vùng núi hẻo lánh ở xã Sơn Dung, mỗi căn trị giá từ 300 – 700 triệu đồng, nhưng rồi cũng đóng kính cửa.
Theo anh Đinh Văn Lễ (ngụ xã Sơn Dung), tiền bạc với người dân ở đây vài năm trước không thành vấn đề, nhưng giờ đã cạn kiệt. “Đất rẫy canh tác chẳng còn, nhiều người vốn là tỷ phú nay lặn lội đi làm thuê để mưu sinh, nên trong làng còn lại lưa thưa người già và trẻ nhỏ”, anh Lễ nói.
Loay hoay làm bếp, chị Đinh Y Lan cho biết, nhà bố chồng được mọi người đánh giá bề thế, nhưng thành viên trong gia đình chị đã quen với sinh hoạt ở nhà sàn rồi, những tập tục làng quê quê cũ. Còn căn biệt thự đóng cưa suốt ngày, chỉ mở ra dọn dẹp, lau chùi các vật dụng
Video đang HOT
Ông Đinh Văn Huyết cho biết, nười dân không chỉ xây biệt thự, mọi người còn “chạy đua” mua xe máy, sắm bàn ghế gỗ, nhiều vật dụng trong gia đình đắt tiền.
“Hồi ấy, nhiều người tới đây bán đủ thứ, dân làng ai gạ gì cũng mua bất chấp giá cả. Bây giờ thì cạn kiệt rồi, tiền dành dụm lấy ra tiêu sạch, đói nghèo đến nơi”, ông Huyết trăn trở.
Thậm chí còn mua ôtô nhưng nhưng chả mấy khi chạy, bởi “không có tiền đổ xăng”.
Nhìn căn nhà hàng xóm bỏ hoang anh Đinh Văn Sơn, Bí thư chi bộ thôn Mang Hing, xã Sơn Long rầu rĩ cho biết, dân làng nhận tiền xong chẳng thèm đi rẫy, dù còn đất nhưng không canh tác mà thuê người dưới miền xuôi lên làm. Thấy hộ nào làm nhà hoành tráng, các hộ khác cũng phải làm to hơn hoặc bằng, dù nghèo đói, túng thiếu cũng cố chạy vạy để xây.
“Nhiều gia đình ở khu tại định cư được thời gian đã chán nản vì hết tiền, đóng cửa nhà , rồi dìu dắt gia đình trở lại làng cũ dựng chòi mưu sinh. Trước khi đi, họ tháo nhà sàn làm bằng gỗ mang theo”, anh Sơn cho biết.
Cách nhà anh Sơn chừng 50 m, bà Đinh Thị Ga địu cháu trai thẫnthờ bên cửa sổ, dõi về làng cũ, nơi gia đình bà sinh sống nhiều năm. Bà cho biết, từ khi về “làng biệt thự” thì chồng ốm triền miên, tiền đền bù được vài trăm triệu thì xây nhà hết, thân bà phải chạy vạy lo cho cuộc sống.
Nơi ở cũ cái gì cũng có, vườn rộng để trồng rau rồi bắt cá dưới lòng hồ, không sợ đói. Đất vườn giờ không có để làm cái gì cũng phải mua mà giá rất đắt nên khổ lắm, chỉ mong được về làng”, bà Ga buồn bã.
Nằm ở cuối xã, anh Đinh Văn Lác cho biết, do đất rẫy ít nên chỉ được đền bù vài trăm triệu. Thấy xung quanh xây nhà, vợ chồng anh cũng “đua theo”, tiêu tiền phung phí. Ba năm sau, gia đình anh rơi vào túng thiếu, phải bán mọi thứ đi nhưng vẫn không đủ trang trải. Còn người vợ ốm đau triền miên không có tiền đi viện, còn con cái không được học hành.
Cậu bé Ca Dong, suốt ngày lang thang mọi ngõ ngách trong xã, vì cha mẹ đều rời làng từ sáng sớm. Khi đói, em tìm tới các hồ nước, bắt được con cá, con tôm đưa về nướng ăn “cầm hơi” chờ cha mẹ về.
Ông Đinh Văn Ven, Phó chủ tịch UBDN huyện Sơn Tây cho biết, khi xây dựng những ngôi nhà khang trang ở các khu tái định cư, chính quyền địa phương mong muốn các gia đình nằm trong diện di dời có cuộc sống tốt hơn, song trên thực tế lại trái ngược, đồng bào dân tộc Ca Dong vẫn quen sống với tập tục ở nhà sàn.
Ngoài ra, Phó chủ tịch huyện nhìn nhận, người dân sống ở khu tái định cư được thời gian, tiền nhận được từ dự án đã dùng phung phí nên hết sạch rồi phải đi làm thuê. “Nhiều hộ gia đình rơi vào túng quẫn, đói nghèo đã đóng cửa nhà, tìm vào rừng sâu làm rẫy, hoặc về lại làng cũ gần khu hồ thủy điện sinh sống”, ông Ven cho biết.
Theo ông Ven, chính quyền địa phương các xã và cán bộ huyện liên tục tới các khu tái định cư, nơi người đồng bào Ca Dong đang sinh sống trò chuyện, tìm hiểu khó khăn người dân đang gặp phải để giúp họ ở lại làng làm ăn sinh sống.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Được hứa trả gấp tiền đền bù, dân đưa quan tài khỏi đường cao tốc
Cho rằng công tác đền bù có thiếu sót do nhiều nguyên nhân, nhà chức trách TP Tam Kỳ (Quảng Nam), hứa sẽ giải quyết gấp, chi trả tiền đền bù cho dân.
14h chiều 11/11, UBND TP Tam Kỳ (Quảng Nam), tổ chức đối thoại với người dân xã Tam Ngọc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua xã này. Đây là những hộ dân nhiều bức xúc, thậm chí mang quan tài ra đường, cản trở thi công nhằm phản ứng về chuyện bồi thường.
Hàng chục hộ dân tham gia buổi đối thoại với chính quyền TP Tam Kỳ. Ảnh. Tiến Hùng.
Liên quan đến trường hợp thu hồi đất đã 4 năm nhưng chưa trả đền bù cho anh Đoàn Văn Tịnh (người đưa quan tài lên đường cao tốc), ông Nguyễn Ngọc Trai, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Tam Kỳ cho hay, khu đất này trước đây vốn là mương thủy lợi. Theo quy định, cây cối, hoa màu trên đất tại đây được đền bù tiền và anh Tịnh đã nhận hơn 40 triệu. Tuy nhiên, anh Tịnh khiếu nại vì cho khu đất này đã canh tác lâu năm nên phải được nhận tiền giải phóng mặt bằng.
"Sau khi kiểm tra lại, chúng tôi mới biết đất này gia đình anh Tịnh khai hoang hơn 10 năm trước, theo quy định được nhận tiền đền bù. Tuy nhiên, lúc đó cũng có một số hộ đứng ra nhận đất đó là của họ nên chúng tôi lại phải xác minh, vì vậy mới chậm trễ đền bù", ông Trai xin lỗi người dân này đồng thời hứa sẽ gấp rút chi trả tiền trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Ngọc Trai xin lỗi người dân vì những sai sót và hứa sẽ chi trả tiền đền bù sớm. Ảnh. Tiến Hùng.
Về việc người dân thắc mắc, ngôi mộ gần nhau, diện tích và xây dựng giống nhau nhưng lại đền bù giá khác nhau và đơn vị bồi thường còn "trả giá như đi chợ", ông Trai cho hay đó là trường hợp cá biệt. "Khi kiểm kê chúng tôi tính sót ngôi mộ này, lúc đơn vị thi công cho nổ mìn thì mới phát hiện ra", ông Trai nói nhưng không lý giải việc đền bù cho người dân nhưng lại trả giả từ 5 lên 7 rồi lên 12 triệu đồng.
Trường hợp bà Huỳnh Thị Luyện bức xúc vì trong phiếu chi nhận tiền đền bù năm 2011 là 284 triệu đồng nhưng danh sách lưu tại ủy ban xã lại ghi rõ 301 triệu đồng, đơn vị bồi thường lý giải do nhà chức trách chưa chi tiền thưởng chấp hành giải phóng mặt bằng nhanh cho hộ này và hứa sẽ trả phần còn thiếu trong ít ngày nữa.
Đối với giá tiền đền bù, người dân nêu câu hỏi vì sao Chủ tịch tỉnh Quảng Nam có văn bản quy định xã Tam Ngọc được bồi thường 84.000/m2 nhưng thực tế chỉ nhận được 44.000/m2. Ông Nguyễn Minh Nam, Phó chủ tịch TP Tam Kỳ cho hay, việc này đơn vị bồi thường đã làm đúng. "Do người dân nhầm lẫn giữa đất nông nghiệp với đất ở nông thôn và đất vườn ao. Nếu hộ nào có đất ở nông thôn và đất vườn ao thì mới có giá cao như vậy", ông Nam nói và phê bình một số cán bộ đã không giải thích cho dân được rõ vấn đề này.
Trong lúc người dân tiếp tục đưa ra thắc mắc và tỏ ý không hài lòng với những lý giải của lãnh đạo thành phố, thì ông Nguyễn Minh Nam đề nghị giải tán vì trời tối và hứa sắp tới sẽ giải quyết vướng mắc cho từng hộ dân.
Sau đó, quan tài do gia đình anh Đoàn Văn Tịnh đặt trên đường cao tốc đã được người dân mang về, tuy nhiên một số hộ vẫn dựng rào, ngăn cản đơn vị thi công.
Đây là buổi đối thoại lần thứ 2, tuy nhiên nhiều người dân cho rằng họ vẫn không thỏa mãn với lý giải của đơn vị bồi thường. Ảnh. Tiến Hùng.
Trong buổi họp báo vào tối cùng ngày tại trụ sở UBND TP Tam Kỳ, khẳng định trong quá trình đền bù không có khuất tuất, ông Nguyễn Ngọc Trai cho hay phiếu chi đền bù không có con dấu là do sai sót. "Phiếu chi không có con dấu là hoàn toàn sai. Tôi cũng chưa rõ vì sao, sắp tới sẽ cho kiểm tra lại việc này", vị này nói.
Ngoài ra, đến nay vẫn còn khoảng 500 triệu tiền thưởng cho các hộ dân vì giải phóng mặt bằng nhanh và gần 3 tỷ đồng tiền đền bù đã được Ban quản lý đường cao tốc bàn giao nhưng Trung tâm phát triển quỹ đất vẫn không chịu chi trả cho người dân. " Về số tiền này chúng tôi hứa trong thời gian tới sẽ trả hết cho người dân đúng quy định", ông Trai khẳng định.
Ông Trần Nam Hưng, Phó bí thư Thành ủy Tam Kỳ cho hay, qua kiểm tra công tác đền bù của các các cán bộ, ông thừa nhận có nhiều sai sót và chậm trễ khiến người dân bức xúc. Về việc người dân cho rằng, họ hàng trăm lần đến cơ quan thẩm quyền để kiến nghị nhưng không nhận được giải thích, Phó bí thư cho biết sẽ kiểm tra và xử lý các cán bộ này.
Tiến Hùng
Theo VNE
Thực hư việc nhà bị đập phá, trộm tài sản khi chủ đi vắng Nhà chức trách xác định, người đập phá nhà ở xóm Núi 1, khu Tử Lạc 1 (Kinh Môn, Hải Dương) là dân địa phương, chủ nhà đã nhận đền bù của dự án và chuyển đi nơi khác nhiều tháng trước. Ngày 27/4, ông Trần Khắc Quyền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương)...