Trailer ‘Mulan’: Lưu Diệc Phi cận chiến với nữ quái Củng Lợi, Chân Tử Đan xuất hiện trong vai tướng quân
Là phiên bản chuyển thể từ bộ phim hoạt hình cùng tên năm 1998, Mulan, với sự tham gia của Lưu Diệc Phi, hứa hẹn sẽ mang đến những trận đánh mãn nhãn trong khung cảnh tuyệt vĩ của Trung Hoa thời cổ đại.
Trong poster chính thức của Mulan, Lưu Diệc Phi xuất hiện trong vai Mộc Lan, và có vẻ như cô đang ở trong một trận đấu căng thẳng.
Một vài thông tin rò rỉ cũng đã cho biết, bộ phim phải quay lại khá nhiều cảnh, nên nhìn chung thì có vẻ như Mulan đang gặp khá nhiều rắc rối ngay trước thềm ra mắt. Mới đây, hãng Disney cũng đã công bố trailer mới của Hoa Mộc Lan với nhiều tình tiết hấp dẫn:
Trailer phim Mulan phiên bản Trung.
Theo đó, triều đình bị tấn công, những trai tráng được triệu tập để ra trận bảo vệ đất nước. Những người đàn ông trong nhà phải đứng lên tòng quân, vì thế ngay chính ngôi nhà của Hoa Mộc Lan, cha cô dù mang vết thương nặng ở chân nhưng cũng phải nhập ngũ vì là nam nhân duy nhất trong nhà. Không nỡ để cha phải vào quân đội, Hoa Mộc Lan đã lén thay cha lên đường, nữ cải nam trang.
Đoạn trailer không những giới thiệu không khí hào hùng của quân đội với những màn tập trận, phim còn mang đến những cái nhìn đầu tiên cho vai tướng quân của Chân Tử Đan đóng cũng như nữ phản diện với móng vuốt đen, đôi mắt sắc lạnh được thể hiện bởi Củng Lợi.
Màn cận chiến 1 đối 1 của Lưu Diệc Phi và Củng Lợi ở gần cuối phim mang đến nhiều phấn khích cho khán giả. Khán giả tin rằng sự thay đổi đầy mới mẻ này sẽ giúp phiên bản Mulan của Disney sẽ hấp dẫn hơn so với bản phim hoạt hình 20 năm trước.
Trailer Mulan phiên bản Mỹ.
Nguyên tác hoạt hình ra mắt năm 1998 đã thu về cho Disney 304 triệu đô trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, hãng cũng đã ra mắt rất nhiều bộ phim chuyển thể như Vua sư tử, Aladdin, cả 2 đều vượt mốc 1 tỉ đô doanh thu.
Dự kiến, Mulan sẽ được chính thức công chiếu từ ngày 27/3 năm sau.
Theo saostar
'The Lion King' thu 1 tỷ USD nhưng Disney không thể đi đường dài nếu tiếp tục làm phim như vậy!
Disney khó đi đường dài nếu chỉ đơn thuần làm lại những tượng đài với công nghệ làm phim tối tân. Công nghệ điện ảnh và máy tính tả thực dù cao đến đâu vẫn không thể sánh bằng diễn viên con người, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Thế giới hoạt hình Disney cùng những nàng công chúa và loài vật biết hát đang lần lượt bước lên màn ảnh rộng một lần nữa với phiên bản live-action. Chỉ riêng trong năm 2019, Dumbo, Aladdin, The Lion King cùng teaser trailer Mulan, Maleficent 2 đã được công bố với khán giả đại chúng, cho thấy hướng đi chủ đạo của nhà Chuột.
Các dự án live-action dễ dàng kiếm lời nhờ khắc họa lại những tượng đài tuổi thơ bằng công nghệ làm phim tân tiến.
"The Lion King": Bước ngoặt nửa vời của Disney?
Sau tròn 15 năm, hãng Disney làm lại The Lion King, ứng dụng công nghệ hoạt hình máy tính tả thực ở trình độ cao, tái hiện hành trình giành lại ngai vương của sư tử Simba một cách sống động, tỉ mỉ đến từng sợi lông, giọt nước. Với The Lion King, nhà Chuột thị uy sức mạnh, dùng kinh phí 250 triệu USD và công nghệ CGI tối tân đưa thể loại live-action động vật lên tầm cao mới.
Adam B. Vary, cây bút chuyên viết cho BuzzFeed News mô tả The Lion Kinglà "trải nghiệm tuyệt vời về kỹ xảo" và "làm thay đổi cách nhìn của khán giả về siêu phẩm này mãi mãi".
Khán giả như được xem "Thế giới động vật" với câu chuyện tranh quyền đoạt vị lôi cuốn nhưng vẫn chân thực không tưởng.
Với câu chuyện đầy tính triết lý từng làm say đắm bao thế hệ của bản gốc và công nghệ làm phim hiện đại, The Lion King có hai mảnh ghép quan trọng nhất để trở nên hoàn hảo. Nhưng tác phẩm của đạo diễn Jon Favreau thực chất không được lòng giới phê bình. Tạo hình nhân vật chân thực tuyệt đối khiến The Lion King mất đi tính sinh động và kỳ ảo.
Biểu cảm của Simba, Mufasa, Nala, Scar chỉ được thể hiện qua sự thay đổi của lông mày. So với bản hoạt hình, sư tử Simba phiên bản live-action mất đi nét lanh lợi ngày nhỏ và kém oai phong khi trưởng thành. Chất cổ tích, huyền ảo cũng không còn ở trường cảnh Scar hát Be Prepared hay cảnh trở lại của Simba.
Với The Lion King, hãng Disney tham vọng thay đổi cách xem phim về động vật, mở đường cho dự án remake live-action Bambi công chiếu năm 2021. Nhưng theo nhiều khán giả, The Lion King chỉ là bước ngoặt nửa vời. Bộ phim không có đột phá về cốt truyện, bỏ lỡ tính chính xác khoa học dù nỗ lực mang đến những thước phim chân thực.
Craig Packer, chuyên gia sư tử hàng đầu nói trên kênh National Geographic: "Trên thực tế, con cái là cốt lõi, là trái tim và tâm hồn của cả đàn. Những con đực chỉ đến và đi". Ở chiều ngược lại, con đực trưởng thành sẽ rời khỏi đàn, tìm con cái ngoài đàn để giao phối sau khi được dạy cách chiến đấu và săn mồi. Như vậy, Disney - sau nhiều nỗ lực thể hiện tinh thần nữ quyền - đã bỏ lỡ một cơ hội thay đổi đáng giá.
Làm lại phim hoạt hình: Thành công nhưng có lâu dài?
Doanh thu ba ngày đầu tiên tại quê hương Bắc Mỹ của The Lion King phiên bản live-action lần lượt là 78,5 triệu USD, 61 triệu USD và 45,48 triệu USD. Từ các thị trường quốc tế, tác phẩm của Jon Favreau thu về 346 triệu USD. Trong năm nay, thành tích ra quân ở Bắc Mỹ của The Lion King chỉ đứng sau duy nhất Avengers: Endgame với 357 triệu USD.
Đến nay, bộ phim đã thu về hơn 1 tỷ USD trên toàn cầu, lọt vào câu lạc bộ tỷ đô của màn ảnh rộng thế giới.
Tuy vậy, The Lion King chỉ nhận được 54% đánh giá tích cực theo tổng hợp của chuyên trang Rotten Tomatoes. Thành tích này chỉ nhỉnh hơn con số 46% của Dumbo, dự án live-action đáng quên nhà Chuột. Ngược lại, phiên bản live-action của The Jungle Book có 94% đánh giá tích cực từ 316 nhận xét của giới phê bình. Những con số khác biệt chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố con người. Dù chân thật đến đâu, biểu cảm của nhân vật trung tâm là không thể thay thế.
Như vậy, Disney khó đi đường dài nếu chỉ đơn thuần làm lại những tượng đài với công nghệ làm phim tối tân. Công nghệ điện ảnh và máy tính tả thực dù cao đến đâu vẫn không thể sánh bằng diễn viên con người, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Nhìn rộng ra, không chỉ các tác phẩm về động vật, phiên bản live-action Aladdin cũng không được lòng giới phê bình và khó có khả năng khai thác tiếp. Ngược lại, Maleficent được ra rạp phần thứ 2 nhờ sự thay đổi cốt truyện và góc nhìn.
Theo saostar
Được kỳ vọng là vậy nhưng 'The Lion King' vẫn gây thất vọng vì điều này Tuy được kỳ vọng là tác phẩm làm lại thành công nhất của Disney nhưng The Lion King phiên bản live-action vẫn không làm khán giả hoàn toàn hài lòng. The Lion King (1994) (tựa tiếng Việt: Vua sư tử) là phim hoạt hình thứ 32 của hãng hoạt hình Walt Disney. Tác phẩm nhận được cơn mưa lời khen về cốt truyện,...