“Trái tim tan vỡ” là hội chứng có thật, khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì chính cảm xúc của mình
Ít ai biết rằng, sau những cuộc tình tan vỡ, trái tim của chúng ta có thể bị biến dạng và nó biểu hiện thông qua cảm giác đau nhói ở vùng ngực.
Những tác động về mặt tình cảm thường bắt đầu khi chúng ta mất đi người thân, có chuyện trong tình yêu hay thậm chí là cảm xúc vỡ òa trước bất kỳ một sự việc nào đang xảy ra trước mắt. Khi đó, chúng ta sẽ có cảm giác như quả tim muốn vỡ tung ra thành từng mảnh.
Điều này là do bạn đang bị stress quá nặng khiến quả tim bị biến dạng nên không còn đủ khả năng bơm máu cho cơ thể, từ đó dẫn đến những cơn tai biến tim mạch nghiêm trọng. Và các chuyên gia gọi tên tình trạng này là hội chứng trái tim tan vỡ (hay còn được biết đến với cái tên bệnh cơ tim Takotsubo).
Hội chứng Takotsubo là gì?
Hội chứng Takotsubo đã được các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện vào đầu những năm 1990, tuy nhiên lại thường bị nhầm với một cơn nhồi máu do có những triệu chứng rất giống nhau. Trên thực tế, hội chứng Takotsubo lại có nguyên nhân hoàn toàn khác biệt so với những cơn nhồi máu cơ tim.
Trong khi nhồi máu là do động mạch vành bị thuyên tắc thì hội chứng Takotsubo là do tâm thất trái tim của bạn bị biến dạng nên tim không đảm bảo được chức năng bơm đủ lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể.
Nguyên nhân từ đâu dẫn đến hội chứng này?
Một cuộc nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Heart Journal cho biết, quả tim của chúng ta có thể “phát nổ” vì những cảm xúc tiêu cực. Các nhà khoa học của cuộc nghiên cứu này đã khảo sát trên 1750 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim Takotsubo ở Mỹ và 8 nước châu Âu. Trong đó, họ tìm ra được 485 bệnh nhân mắc bệnh là do một sự kiện nào đó từng gặp phải, gây xúc động thái quá từ quá khứ. Có tới 95% bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu này là nữ giới.
Bên cạnh đó, họ xác định 96% các trường hợp mắc bệnh là do những sự kiện đau buồn trong cuộc sống về tình yêu hay căng thẳng từ công việc và 4% còn lại là do những cảm xúc tích cực khi cảm thấy phấn khích trong một số sự kiện. Một số nghiên cứu trong năm 2006 cho thấy, mỗi người chúng ta có khoảng 27% khả năng mắc các hội chứng tim mạch trong những bữa tiệc sinh nhật của mình.
Một vài biểu hiện thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ:
- Đau thắt ngực.
- Khó thở và có cảm giác cơ thể chuẩn bị phát nổ.
- Lồng ngực có cảm giác bị đè nén.
Dù là bất kỳ cơn đau ngực như thế nào, bạn vẫn nên chủ động đi khám ngay để phòng ngừa những vấn đề xấu khác xảy ra.
Video đang HOT
Kết luận:
Theo các nhà nghiên cứu đã quan sát từ thời điểm đầu tiên nó xuất hiện, bệnh này tương đối lành tính và đa số bệnh nhân sẽ tự hồi phục trong khoảng vài tuần, còn một số khác có thể trở về trạng thái bình thường sau 2 tháng.
Tuy nhiên, theo một thống kê mới tổng hợp trong năm 2018, tỷ lệ tử vong của bệnh này trong 30 ngày rơi vào khoảng 5%, thậm chí lên đến gần 10% sau 1 năm theo dõi. Tỷ lệ này cũng tương đương bằng với các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.
Năm 2018, Hiệp hội Tim mạch của Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã đưa ra lời kết luận về việc điều trị hội chứng này: “Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào hiệu quả mà chủ yếu dựa trên sự hồi phục của chính bản thân bệnh nhân. Bệnh nhân phải suy nghĩ tích cực hơn để thoát khỏi ra những cảm xúc tiêu cực và tích cực do quá phấn khích, từ đó trái tim mới dần ổn định lại bình thường”.
Source (Nguồn tham khảo): Howstuffworks, Verywellhealth, Mayoclinic…
Theo helino
9 dấu hiệu kín đáo cho thấy vấn đề về tim
Nhờ những kiến thức về ăn uống lành mạnh và tiến bộ trong điều trị, hiện số người chết vì bệnh tim đã ít hơn so với trước đây. Tuy nhiên, tắc động mạch tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong số một ở Mỹ.
Mặc dù các triệu chứng đau tim có thể là dấu hiệu đầu tiên đáng sợ báo hiệu rắc rối (và hãy nhớ rằng phụ nữ có các triệu chứng khác với nam giới), đôi khi cơ thể đưa ra những manh mối kín đáo hơn cho thấy có gì đó không ổn với trái tim của của bạn.
Sau đây là danh sách những triệu chứng đáng để nói chuyện với bác sĩ. Nhưng chúng cũng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác, vì vậy đừng hoảng sợ. Chỉ có bác sĩ thực sự - chứ không phải bác sĩ Google - mới có thể cho bạn biết những triệu chứng đó nghĩa là thế nào.
Bạn cực kỳ mệt
Đây không phải là loại mệt mỏi do thiếu ngủ, mà là loại mệt mỏi cực độ, giống như cảm giác khi bị cúm, ngoại trừ một việc là nó mãi không hết. Rất nhiều phụ nữ không để ý đến điều này vì cho rằng mọi chuyện chẳng có gì và họ sẽ cảm thấy tốt hơn, nhưng thực tế đây có thể là một dấu hiệu của tim.
Lý do: Cơ thể bị thiếu oxy. Trái tim đang phải vật lộn và gắng sức để cung cấp oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì nhiều lý do. Nếu đây là triệu chứng duy nhất, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ, nhưng đừng vội kết luận rằng mình bị đau tim chỉ dựa vào dấu hiệu này.
Bàn chân bị sưng
Sưng chân có thể xảy ra vì rất nhiều lý do, chẳng hạn như mang thai, giãn tĩnh mạch (xấu xí nhưng không nguy hiểm) hoặc khi bạn đi tàu xe phải ngồi lâu một chỗ. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của suy tim, một tình trạng mãn tính trong đó tim bơm máu không hiệu quả.
Sưng cũng có thể xảy ra khi van tim không đóng bình thường. Một số loại thuốc điều trị huyết áp và tiểu đường cũng có thể gây sưng. Sưng chân liên quan đến tim thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm khó thở và/hoặc mệt mỏi. Nếu gần đây bạn bị sưng chân, hãy đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất.
Bạn cực kỳ đau khi đi bộ
Nếu cơ vùng hông và chân bị chuột rút khi leo trèo, đi bộ hoặc di chuyển, sau đó cảm thấy tốt hơn khi nghỉ ngơi, đừng vội nghĩ rằng đó là vì tuổi tác hoặc thiếu tập thể dục (mặc dù những điều này chắc chắn có thể là thủ phạm).
Đó có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại vi, còn được gọi là PAD. PAD là sự tích tụ của các mảng bám mỡ trong động mạch chân có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nếu bạn bị PAD, có 50% khả năng bạn cũng bị tắc ở một trong các động mạch tim. Tin tốt? PAD (và bệnh tim do vấn đề đó) là một tình trạng rất có thể điều trị được.
Chóng mặt hoặc choáng váng
Đây cũng là một trong những triệu chứng có thể có nhiều nguyên nhân không liên quan đến tim. Nếu đã từng đến một phòng tập thể dục, bạn có thể đã nhìn thấy các dấu hiệu cảnh báo không đi bộ, chạy, đạp xe hoặc bước trên máy nếu cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.
Triệu chứng này có thể là do mất nước hoặc do bạn "đứng lên quá nhanh", nhưng nếu nó xảy ra một cách thường xuyên thì hãy nói chuyện với bác sĩ để xem liệu tác dụng phụ của thuốc, vấn đề về tai trong, thiếu máu, hoặc ít gặp hơn là các vấn đề về tim có phải là thủ phạm không. Trạng thái "quay quay" này có thể là do tắc nghẽn trong các động mạch làm giảm huyết áp hoặc do các van bị lỗi không thể duy trì huyết áp,
Khó thở, mặc dù vẫn tập thể dục
Cho dù tập đạp xe ba lần một tuần, bạn vẫn cảm thấy khó khăn khi đi lên cầu thang hoặc bị ho rất nhiều. Lý do? Đó có thể là bệnh hen, thiếu máu, nhiễm trùng hoặc hiếm gặp hơn là vấn đề với van tim hoặc khả năng bơm máu. Ứ máu ảnh hưởng đến tim trái có thể gây ra thở khò khè giống như hen phế quản.
Một khi van được sửa chữa, máu không còn ứ lại trong phổi và bệnh nhân sẽ thở dễ dàng hơn. Vì tập thể dục có thể tăng cường sức mạnh cho tim, hãy kiểm tra triệu chứng này để nó không ảnh hưởng đến khả năng tập luyện tốt của bạn.
Bạn bị trầm cảm
Trầm cảm là một trong những vấn đề phổ biến nhất trên thế giới và nó ảnh hưởng đến 19 triệu người Mỹ mỗi năm. Trầm cảm có lẽ không phải là một dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về tim.
Nhưng sức khỏe tinh thần có liên quan đến sức khỏe thể chất; nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hoặc những người đang mắc bệnh tim hay bị trầm cảm. Dù là thế nào, đây cũng là một lý do khác để tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn bị trầm cảm.
Đau nửa đầu
Đôi khi đau đầu chỉ là đau đầu. Nhưng trong một số trường hợp, đau nửa đầu thường xuyên lại gợi ý có gì đó không ổn với tim. Đau nửa đầu xảy ra ở 12% dân số nói chung, nhưng tăng lên tới khoảng 40% ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Và tuy không có mối liên hệ rõ ràng, sự xuất hiện của đau nửa đầu có tiền triệu có liên quan đến một số bất thường về tim, vì vậy có thể những cơn đau nửa đầu này có liên quan đến rối loạn chức năng của tim. Một giả thuyết cho rằng cả hai có thể là kết quả của sự mất cân bằng hệ thống thần kinh tự động.
Nghe thấy tiếng tim mình đập vào ban đêm khi ngủ
Một số bệnh nhân có van bị vấn đề nghiêm trọng thậm chí có thể nghe thấy âm thanh từ van tim vào ban đêm khi họ đang thiu thiu ngủ. Và trong khi một số bệnh nhân đã quen âm thanh này và thường chỉ thay đổi tư thế ngủ để không nghe thấy nữa, thì điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua.
Nếu bạn đang bị khó ngủ bởi tiếng đập thình thịch của tim, hãy nói với bác sĩ để tìm hiểu lý do tại sao. Tim đập thình thịch cũng có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp, đường huyết thấp, thiếu máu, thuốc, mất nước và các nguyên nhân khác.
Lo lắng, đổ mồ hôi và buồn nôn xảy ra cùng một lúc
Bạn đột nhiên thấy lo lắng, đổ mồ hôi và buồn nôn. Đây là những triệu chứng kinh điển của một cơn hoảng loạn, nhưng chúng cũng là triệu chứng của cơn đau tim.
Nếu các triệu chứng tim sớm này diễn ra kèm theo khó thở (mặc dù bạn không hoạt động), kiệt sức, hoặc kèm theo đau, tức, hoặc nhức ở ngực có thể (hoặc không) lan ra sau lưng, vai, cánh tay, cổ hoặc họng, thì hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Chần chừ quá 5 phút mới hành động có thể thay đổi cơ hội sống sót của bạn. Trên thực tế, những người đến bệnh viện trong vòng một giờ sau khi các triệu chứng đau tim bắt đầu có tỷ lệ sống sót tốt hơn so với những người trì hoãn.
Cẩm Tú
Theo Health/Dân trí
Bé gái mắc hội chứng "tim ngoài lồng ngực" chỉ có 10% sống sót, bố mẹ em quyết định làm việc này và điều kì diệu xảy ra Bé gái Vanellope mắc hội chứng "tim ngoài lồng ngực" khi mới 9 tuần trong bụng mẹ và chỉ có 10% sống sót sau khi sinh. Mặc dù đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nhưng bố mẹ bé vẫn quyết định làm việc này. Vanellope Hope Wilkins được chẩn đoán mắc một khuyết tật tim hiếm gặp khi mới được 9...