Trải thảm đón Suu Kyi, Trung Quốc muốn níu chân Myanmar
Sự tiếp đón trọng thị Trung Quốc dành cho cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi nhằm mục đích tránh để quốc gia này trượt khỏi tầm ảnh hưởng.
Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao Myanamar Aung San Suu Kyi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 19/8. Ảnh: Reuters
Trong chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào 17-21/8, Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi đã được giới lãnh đạo Bắc Kinh tiếp đón rất trịnh trọng với nghi lễ cấp cao cùng những lời hứa hẹn về tiến trình hòa giải dân tộc và phát triển kinh tế đầy hấp dẫn, theo Le Figaro.
Giới phân tích cho rằng sở dĩ Trung Quốc, quốc gia vốn từ lâu ủng hộ chính quyền quân sự và không mấy mặn mà với “Quý bà” Myanmar, nay lại tỏ thái độ hồ hởi với bà Suu Kyi trong các vấn đề phát triển kinh tế và hòa giải dân tộc, bởi Bắc Kinh hy vọng nhận được sự “báo đáp” về mặt ngoại giao, tranh thủ thời cơ để lôi kéo Myanmar vào vòng ảnh hưởng.
Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức đứng đầu 4 bộ ở Myanmar, mục tiêu chính của bà Suu Kyi là chấm dứt 70 năm nội chiến với các nhóm sắc tộc thiểu số, muốn có quyền tự trị lớn hơn.
Để thể hiện sự ủng hộ với “Quý bà” Myanmar, Bắc Kinh chuẩn bị một món quà để bà mang về quê nhà với lời nhắn nhủ rằng Trung Quốc luôn mong muốn họ là người bạn tốt nhất của Myanmar. Món quà là một bức thư có chữ ký của ba nhóm sắc tộc nổi dậy ngoan cố, vốn được trang bị đầy đủ vũ khí và có quan hệ với Trung Quốc, trong đó tuyên bố ý định tham gia hội nghị hòa bình mà bà Suu Kyi sẽ tổ chức trong tháng 8 này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bình luận viên Jane Perlez của NY Times nhận định khi thúc đẩy các nhóm sắc tộc ở Myanmar tham gia đàm phán hòa bình, Trung Quốc không hành động hoàn toàn vì lòng vị tha.
Sau nhiều năm khuyến khích và chống lưng cho các nhóm vũ trang, Trung Quốc hiện rất muốn kết thúc cuộc giao tranh kéo dài này. Tình trạng thiếu vắng luật pháp gây ra bởi cuộc xung đột đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu ngọc bích và gỗ trái phép, trị giá hàng tỷ USD, sang nước láng giềng ngày một phát triển.
Tuyến ống dẫn dầu và khí đốt được Trung Quốc xây dựng xuyên qua Myanmar thông ra vịnh Bengal. Đồ họa: Reuters
Một khi hòa bình trở lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố ảnh hưởng tại Myanmar bằng cách xây dựng các tuyến đường bộ và xe lửa qua miền bắc nước này tới Vịnh Bengal. Tuyến đường cùng với các đường ống dẫn dầu và khí đốt vừa được xây dựng sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thương mại của Trung Quốc từ Trung Đông mà không phải đi qua Biển Đông.
Chuyên gia Yun Sun thuộc trung tâm nghiên cứu Centre Stimson tại Washington nhận định việc Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào Myanmar để xây dựng lưới điện quốc gia và cơ sở hạ tầng, tăng cường sự gắn kết giữa hai nước về chính trị và kinh tế, là nhằm đưa quan hệ hai nước xích lại gần nhau, đưa Myanmar vào trong mạng lưới kinh tế khu vực của Trung Quốc.
Bà Yun Sun cũng cảnh báo sự hỗ trợ của Trung Quốc luôn có giá đi kèm. Dự án xây đập thủy điện Myitsone đang bị bế tắc ở Myanmar và sự ủng hộ về mặt ngoại giao chiến lược từ Myanmar có thể đều là những thứ mà Trung Quốc đang mong muốn Myanmar “đền đáp”.
Bên cạnh đó, Trung Quốc không phải là nước duy nhất có các kế hoạch thúc đẩy quan hệ và đầu tư mới với Myamar.
Mỹ cũng được cho là góp phần vào cuộc tổng tuyển cử thành công hồi tháng 11/2015 vừa qua, khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi giành chiến thắng lớn. Bà Suu Kyi có kế hoạch tới thăm Nhà Trắng trong tháng 9 tới, như lời khẳng định vai trò của Tổng thống Obama trong sự thay đổi từ chế độ chuyên chế sang nền dân chủ non trẻ ở Myanmar.
“Về phía Trung Quốc, duy trì quan hệ tốt với chính quyền dân sự Myanmar là chiến thuật thủ thế trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt. Bắc Kinh không muốn một siêu cường Mỹ tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia này”, chuyên gia Yun Sun nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Bà Aung San Suu Kyi sẽ có thêm chức vụ mới
Bà Aung San Suu Kyi sẽ đứng đầu Ủy ban chung về đối thoại hòa bình liên bang Myanmar.
Bà Aung San Suu Kyi đang giữ nhiều chức vụ quan trọng. REUTERS
Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin từ giới chức Myanmar ngày 27.5 cho biết, Ủy ban chung về đối thoại hòa bình liên bang Myanmar (UPDJC) sẽ được cải tổ và Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi sẽ lãnh đạo ủy ban này.
Tại phiên họp UPDJC ngày 27.5 ở Nay Pyi Taw, bà Aung San Suu Kyi cho biết ủy ban sau khi cải tổ sẽ bao gồm một số thành viên cũ. Những người này là đại diện của các nhóm thiểu số, các đảng chính trị và đại diện chính phủ Myanmar.
Theo các nguồn tin chính thức, UPDJC sẽ gồm 18 người dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi. Ba người được đề cử giữ chức phó chủ tịch ủy ban này gồm các ông U Kyaw Tint Swe, Padoh Saw Kwel Htoo Win và U Thu Wai. Bên cạnh đó, người từng là nhà đàm phán hòa bình của Chính phủ Myanmar, ông U Hla Maung Shwe sẽ là Thư ký của UPDJC. UPDJC trước khi cải tổ gồm 16 thành viên đại diện cho 90 đảng chính trị ở Myanmar.
Các nội dung chi tiết về việc cải tổ UPDJC sẽ tiếp tục được đưa ra vào phiên họp ngày 28.5, trong đó có việc thành lập một cơ quan mới là Trung tâm Hòa bình và Hòa giải quốc gia (NRPC). Theo Myanmar Times, trung tâm này sẽ do chính phủ thành lập và Bộ trưởng Văn phòng Cố vấn nhà nước Kyaw Tint Swe sẽ lãnh đạo NRPC.
Cũng theo Myanmar Times, nhiệm vụ của từng bộ phận trong ủy ban UPDJC sẽ do bà Aung San Suu Kyi quyết định. Bà Aung San Suu Kyi hiện là Ngoại trưởng, Cố vấn nhà nước đồng thời giữ chức Bộ trưởng Văn phòng tổng thống Myanmar.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tổng thống Myanmar chọn Lào cho chuyến thăm chính thức đầu tiên Tân Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw đã có chuyến thăm Lào hôm 6.5, chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ lúc đắc cử, theo Tân Hoa xã. Tổng thống U Htin Kyaw và Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi của Myanmar chọn Lào cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên từ lúc lên nắm quyềnReuters Nhận lời mời từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

LHQ cảnh báo Israel đẩy Gaza tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới

Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025

Israel sắp leo thang ở Gaza, hi vọng hòa bình của Tổng thống Trump mờ dần

Tổng thống Trump muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt xung đột Ukraine

San Francisco lo ngại 2.000 người mất nhà nếu chính quyền liên bang cắt giảm hỗ trợ

Thuế quan của Mỹ: Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa

New York Times và New Yorker 'bội thu' tại Giải báo chí Pulitzer 2025

Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Thủ tướng Malaysia đề cao mối quan hệ với Singapore sau chiến thắng vang dội của PAP

Chính quyền Trump công bố chương trình cấp tiền cho người nhập cư trái phép tự rời Mỹ

Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025