Trải qua một cơn “náo loạn” khi cổ phiếu trụ đồng loạt quay đầu, VN-Index tăng trở lại
Tiền đã chảy một phần sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa, đẩy nhiều cổ phiếu tăng mạnh.
Cú sụt giảm đến gần 6 điểm trong phiên chiều khi các cổ phiếu trụ đồng loạt quay đầu đỏ giá đã đẩy thanh khoản thị trường lên nhanh. Sau cú rơi đó, cũng vẫn là các cổ phiếu trụ hồi phục rất nhanh, nhiều cổ phiếu thậm chí tăng ngay trở lại và khi kết phiên, Vn-Index tăng 1 điểm với khối lượng giao dịch hơn 223 triệu cổ phiếu tương đương gần 5.500 tỷ đồng. 30 mã trong VN30 chiếm gần 3.100 tỷ đồng. Tiền đã chảy một phần sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa, đẩy nhiều cổ phiếu tăng mạnh.
Trong nhóm VN30, có 11 mã tăng/14 mã giảm. GAS điều chỉnh giảm trước ngưỡng kháng cự 84.000 đồng, kết phiên giảm 2,5% về 80.600 đồng. Khối ngoại bán ròng gần 170.000 đơn vị. VCB cũng giảm nhẹ 0,2% về 47.900 đồng, BID cũng giảm 1,6%. VNM đóng cửa tại giá tham chiếu. SAB tăng nhẹ.
HNX-Index cũng tăng 0,89 điểm lên 110,18 điểm, khối lượng giao dịch đạt gần 82 triệu cổ phiếu.
Trong nhóm midcap, VCG tăng 2,7%, DXG tăng 1,2%, DIG tăng 1,5%, VGC tăng trần…
Một số penny cũng tăng trần trong phiên hôm nay như PVL, AMD.
Toàn bộ các hợp đồng tương lai cũng nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh từ 21- 25 điểm.
———————-
Gần tới 2h, các trụ thi nhau giảm giá và VN-Index đã quay đầu rất nhanh từ mức tăng gần 10 điểm sang giảm giá. Gần 20 mã trong VN30 giảm, trong đó GAS rơi xuống dưới 81.000 đồng, VIC giảm 400 đồng. SAB và VNM tăng nhẹ.
Video đang HOT
Nhóm ngân hàng cũng đồng loạt giảm. VCB rơi 2,1% xuống 47.000 đồng, BID giảm 0,8%, còn CTG giữ sắc xanh 1,5%.
2h10, Vn-Index giảm gần 6 điểm, thanh khoản tăng lên trên 4.300 tỷ đồng
———————-
Thị trường lại tăng tốc về cuối phiên và khi kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng gần 10 điểm, lên 942,3 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 108 triệu đơn vị tương đương 2.390 tỷ đồng, trong đó, 30 mã trong VN30 đạt 1.251 tỷ đồng, tức hơn một nửa giá trị giao dịch sàn HOSE. HNX-Index cũng tăng 1,21 điểm lên 110,49 điểm, khối lượng đạt hơn 51 triệu đơn vị tương đương 622 tỷ đồng và 30 mã trong HNX30 chiếm tới 522 tỷ đồng.
Các cổ phiếu trụ đồng loạt lấy lại sắc xanh. VNM từ đỏ đã đảo chiều tăng thêm 1.000 đồng lên sát giá 186.000 đồng. SAB tăng 1.600 đồng lên 310.000 đồng, đây là cổ phiếu duy nhất có thị giá trên 300.000 đồng hiện nay. GAS giao dịch quanh giá tham chiếu và tạm thời tăng nhje 100 đồng, đạt 82.800 đồng. Nhóm ngân hàng vẫn đồng loạt khoe sắc, trong đó VCB tăng 600 đồngm CTG tăng hơn 1.000 đồng và BID tăng 750 đồng. Khối ngoại giao dịch sôi động tại VCB, BID.
Về phía nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình, PVD và PVS tăng mạnh mẽ với khối lượng giao dịch lần lượt là 3,5 triệu cổ phiếu và gần 6 triệu cổ phiếu. Phía bất động sản, VCG, DXG, LDG, VGC tăng mạnh. NBB tăng trần. DIG tăng gần 5% sau tin thoái vốn của Bộ Xây dựng.
———————-
Thị trường mở cửa và tiếp tục tăng hơn 6 điểm với sắc xanh phủ lên các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng. Tuy nhiên sau đó không khí trùng xuống, sắc xanh đã thu hẹp còn một nửa và số mã giảm giá trong VN30 đã tăng lên đến 10 mã. Rất may, nhóm ngân hàng vẫn đang thể hiện vai trò dẫn sóng khi tiếp tục tăng giá, trong đó CTG đã nhanh chóng khớp hơn 1,2 triệu cổ phiếu, MBB khớp hơn 3,33 triệu cổ phiếu và SHB trên 19 triệu đơn vị. VCB, CTG, BID vẫn đang được khối ngoại mua ròng.
Nhóm dầu khí, với đà hỗ trợ từ xu hướng tăng của giá dầu, đã tiếp tục ghi nhận sự tăng giá của cổ phiếu. GAS tăng mạnh lên giá 83.900 đồng trong lúc hưng phấn và quay về chỉ còn tăng 100 đồng. Cổ phiếu này vẫn luôn giao dịch bình tĩnh thể hiện vai trò đầu ngành của mình. PVD và PVS – với thị giá thấp hơn, vẫn thu hút tiền tốt và được kỳ vọng chinh phục đỉnh mới. PVD đã khớp hơn 1,4 triệu đơn vị và PVS đã khớp gần 4,3 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu hàng không như VJC, HVN và ACV tiếp tục tăng tốt. VJC đã vươn lên 127.000 đồng, HVN đạt 33.600 đồng còn ACV là 86.000 đồng.
VRE không tăng trần, nhưng vẫn tăng tiếp 600 đồng lên trên 52.000 đồng. VIC tiếp tục lên đỉnh mới, gần 77.000 đồng.
Trong khi đó, VNM giảm tiếp 1.100 đồng về 183.800 đồng. Phiên hôm qua, cổ phiếu này cũng gặp áp lực bán mạnh khiến có lúc giảm tới 5%. Các cổ phiếu trong danh mục thoái vốn của SCIC như FPT, BMP, NTP đều giảm. Tuần sau sẽ là tuần công bố giá khởi điểm thoái vốn của SCIC tại các doanh nghiệp này.
Tính đến 10h05, VN-Index đã tăng 5,26 điểm lên gần 938 điểm với 51 triệu cổ phiếu tương đương 1.171 tỷ đồng và HNX-Index tăng 0,8 điểm, khớp gần 36 triệu cổ phiếu. Các hợp đồng phái sinh cũng tiếp tục tăng giá và cả 3 hợp đồng VN30F1801, VN30F1803, VN30F1806 đều đã vượt trên 1000 điểm.
Theo Trí thức trẻ
Câu chuyện thoái vốn mới chỉ bắt đầu, cơn sóng tăng giá của cổ phiếu Vietcombank sẽ chưa dừng lại?
Theo kế hoạch trong năm 2017, Vietcombank sẽ tiếp tục thoái vốn khỏi OCB và trong tháng 1/2018, sẽ thoái vốn khỏi MBBank (MBB) và Eximbank (EIB). Tính theo giá thị trường hiện tại thì khoản đầu tư vào MBB và EIB đã tăng lhơn 2.300 tỷ đồng so với giá vốn.
Trong vòng 2 tháng qua, đồ thị giá "dựng đứng" của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) có thể khiến cho mọi cổ đông đang nắm giữ cảm thấy nức lòng, thu hút những nhà đầu tư mới đang kỳ vọng vào đà tăng tiếp theo của cổ phiếu và làm những người không có VCB vừa sợ hãi, vừa nuối tiếc và... tức giận. Từ vùng giá 36.000 đồng, VCB đã tăng 25% lên 45.000 đồng vào ngày 20/11.
Sự tăng giá của cổ phiếu không thể tách rời kỳ vọng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà lợi nhuận là con số hiện hữu nhất. Đóng vai trò dẫn sóng trong giai đoạn vừa qua, nhóm ngân hàng là nhóm được đánh giá cao về khả năng tăng trưởng lợi nhuận dựa trên tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động khác như đầu tư tài chính, dịch vụ. Đối với VCB - cổ phiếu đầu ngành ngân hàng, câu chuyện còn gắn với khoản lợi nhuận đột biến từ thoái vốn.
Cho đến ngày hôm qua, ngày 20/11/2017, Vietcombank đã thực hiện những hoạt động thoái vốn đầu tiên. Theo đó, Ngân hàng đã bán hết hơn 13,2 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương (Saigonbank) cho 1 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư tổ chức với giá đấu thành công bình quân là 20.100 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 266,3 tỷ đồng, chênh lệch so với giá trị tại mức giá khởi điểm đạt 100 tỷ đồng.
Cùng lúc, Vietcombank đã chào bán 6,6 triệu cổ phần của Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng cho 9 nhà đầu tư cá nhân với giá đấu thành công bình quân là 11.554 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 76,2 tỷ đồng.
Như vậy, Vietcombank đã thu về tổng số tiền hơn 342 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi Saigonbank và Tài chính Xi măng, đem về khoản lãi gần 150 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận ròng của cổ đông ngân hàng Vietcombank đạt 6.366 tỷ đồng tương đương lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 1.770 đồng và P/E của VCB đang ở mức 20 lần.
Tuy nhiên, câu chuyện thoái vốn của VCB chưa dừng lại ở Saigonbank và Tài chính xi măng. Theo kế hoạch trong năm 2017, Vietcombank sẽ tiếp tục thoái vốn khỏi OCB và trong tháng 1/2018, sẽ thoái vốn khỏi MBBank (MBB) và Eximbank (EIB). Tính theo giá thị trường hiện tại thì khoản đầu tư vào MBB và EIB đã tăng lần lượt 1.755 tỷ đồng và 592 tỷ đồng so với giá vốn. MBB có thể nói là quả trứng vàng của VCB khi cổ phiếu của ngân hàng Quân đội cũng đã tăng ấn tượng trong năm nay.
Đối với khoản đầu tư vào OCB, tạm tính giá thị trường tại 14.000 đồng/cp trên sàn OTC, thì OCB có thể đem về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận.
Như vậy, lãi từ thoái vốn khỏi 5 tổ chức tín dụng có thể lên tới hơn 2.600 tỷ đồng và đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của VCB, trong đó dựa trên thời điểm thoái vốn thì 255 tỷ đồng từ thoái vốn Saigonbank, OCB và Tài chính xi măng có thể sẽ được hạch toán vào năm 2017. Còn phần lớn (hơn 2.300 tỷ đồng) sẽ rơi vào năm 2018.
Theo Trí thức trẻ
Vinaconex dự kiến thu về hơn 400 tỷ lợi nhuận từ dự án Splendora trong năm 2018 Theo ước tính của TGĐ Vinaconex, dự án Splendora sẽ mang về doanh thu khoảng 1.200 tỷ đồng trong năm 2018 và lãi thuần 430 tỷ đồng, trừ đi các chi phí có thể lãi khoảng 200 tỷ đồng. Tại buổi Roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư vào Vinaconex (VCG), Tổng Giám đốc Đỗ Trọng Quỳnh đã có những chia sẻ về...