Trái phiếu ngân hàng tăng tốc
Ngân hàng tranh thủ tích trữ “lớp đệm” an toàn trong mùa dịch.
Ảnh: Qúy Hòa
Huy động vốn cấp 2 từ trái phiếu là hoạt động thường xuyên của ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh các tổ chức tín dụng phải đáp ứng các tiêu chí mới theo chuẩn Basel II. Tuy nhiên, ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các ngân hàng đang tăng tốc tạo thêm lớp đệm để ứng phó với tình trạng chất lượng tài sản giảm trong tương lai.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần đây ghi dấu ấn mới khi một ngân hàng ngoại đã huy động vốn từ trái phiếu. Theo đó, HSBC Việt Nam đã phát hành thành công 600 tỉ đồng trái phiếu với tên gọi Hoa Sen, lãi suất ở mức cố định 5,8%/năm trên mệnh giá và có kỳ hạn 3 năm. “Số tiền từ đợt phát hành sẽ được HSBC Việt Nam sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, đa dạng hóa nguồn vốn tiền đồng nhằm mục đích phục vụ cho việc tăng trưởng kinh doanh bền vững trong thời gian tới”, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn HSBC Việt Nam, cho biết.
Là ngân hàng quốc tế có thực lực về nguồn lực tài chính, lại thu xếp nhiều đợt huy động vốn lên đến cả tỉ USD cho các định chế tài chính tại Việt Nam, việc tham gia phát hành trái phiếu của HSBC ở thị trường nội địa hẳn nhiên cho thấy sự thay đổi nào đó trên thị trường gọi vốn của các tổ chức tín dụng. Trên thực tế, từ trước đến nay việc huy động vốn từ trái phiếu của ngân hàng, để bổ sung nguồn vốn quan trọng là vốn cấp 2, là chuyện không mới. Tuy nhiên, sân chơi chiếm hơn nửa lượng vốn trái phiếu huy động trong nửa đầu năm nay lại tăng đáng kể.
Báo cáo gần nhất cho thấy tính riêng tháng 6, có 46 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, huy động 42.474 tỉ đồng. Theo đó, tổng giá trị phát hành của các ngân hàng là 20.536 tỉ đồng, chiếm gần một nửa trong tổng giá trị phát hành chung. Trong đó, có sự góp mặt của các ngân hàng như BIDV (6.174 tỉ đồng), HDBank (4.500 tỉ đồng) và OCB (3.735 tỉ đồng). Đáng chú ý là nhiều ngân hàng đã tăng tốc gọi vốn từ thị trường trái phiếu trong quý II, khi giá trị phát hành trái phiếu của nhóm ngân hàng tăng tới 17 lần so với quý I.
Theo Công ty Chứng khoán SSI, trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định. Thống kê của SSI cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại phát hành 42.500 tỉ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, dưới áp lực của quy định mới trong Thông tư 41 về chuẩn an toàn hoạt động theo Basel II, các ngân hàng buộc phải tăng vốn để đạt chuẩn an toàn, nhưng kế hoạch tăng vốn cứ được đặt xuống lại nâng lên, được lý giải là do thị trường không phù hợp.
Căng thẳng nhất nằm ở nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh, kể cả Vietcombank vẫn phải tiếp tục kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới. BIDV dù phát hành 15% cổ phần cho KEB Hana Bank với giá trị 876 triệu USD vào năm ngoái, vẫn là ngân hàng rất tích cực phát hành gọi vốn từ thị trường trái phiếu. Còn VietinBank do vướng cơ chế, thì trái phiếu lại trở thành “bạn thân” đồng hành trong nhiều năm qua.
Để hấp dẫn, nhiều tổ chức tín dụng đưa ra sản phẩm có quyền lợi tốt hơn. Theo báo cáo của SSI, nhà đầu tư cá nhân chỉ mua trái phiếu kỳ hạn 7 năm của TPBank với lãi suất thả nổi, cao hơn lãi suất tiền gửi khoảng 2-2,6%/năm, hay trái phiếu kỳ hạn 6-10 năm của BIDV có kèm cam kết mua lại trước hạn sau 1-5 năm, ở mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi từ 0,6-1,2%.
Những động thái này bắt đầu diễn ra từ cuối tháng 2 đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã khiến nhiều ngân hàng chịu áp lực nặng nề về vốn cấp 1 và cấp 2. Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, lý do khiến ngân hàng tăng tốc đẩy mạnh gọi vốn từ trái phiếu không chỉ để đáp ứng các quy định về an toàn vốn trong Thông tư 41, mà còn để bù đắp phần vốn thiếu hụt từ các khoản thu hồi nợ đến hạn.
“Các khoản nợ này đáng lý phải trở lại ngân hàng, tuy nhiên vì dịch COVID-19 mà phải giãn, hoãn trả nợ cho khách hàng”, chuyên gia phân tích của VNDirect nhìn nhận. Trên thực tế, ngay từ đầu quý I, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng không trả cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn này để đảm bảo thanh khoản và an toàn vốn. Thay vào đó, các ngân hàng thương mại đã tranh thủ lấy phần cổ tức tăng vốn. Thống kê cho thấy có khoảng 20 ngân hàng muốn tăng vốn điều lệ trong năm nay, với tổng giá trị xấp xỉ 70.000 tỉ đồng.
Ngoài kế hoạch tăng vốn điều lệ, một số ngân hàng còn muốn phát hành trái phiếu ngoại tệ ở thị trường quốc tế, như HDBank, ACB. Hồi tháng 5, Techcombank công bố huy động được 500 triệu USD khoản vay hợp vốn có kỳ hạn 3 năm, với mức lãi suất bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,5%/năm.
Chia sẻ với báo chí, nhiều lãnh đạo ngân hàng tin rằng ảnh hưởng thực sự của dịch bệnh COVID-19 đến các ngân hàng sẽ có độ trễ, ít nhất là vào cuối năm nay. Rõ ràng, các tổ chức tín dụng cũng tranh thủ tích trữ “lớp đệm” an toàn trong mùa dịch, dù về bản chất, gọi vốn từ thị trường trái phiếu chỉ là phương án tạm thời trong lúc chờ tăng vốn cấp 1.
Trái phiếu doanh nghiệp: Bẫy tín dụng hay kênh đầu tư
Tại hội thảo công bố báo cáo vĩ mô quý II/2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đã có nhiều quan điểm trái chiều về trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp: Không quản trị tốt sẽ thành bẫy tín dụng - Ảnh minh hoạ
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa phải là một phương thức tốt để giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn của doanh nghiệp. Ông Hiếu bày tỏ sự lo ngại khi rất nhiều nhà đầu tư cá nhân chỉ nhìn vào lãi suất để mua trái phiếu điều này là hết sức nguy hiểm.
Ông Hiếu đánh giá: "Lãi suất càng ngày càng giảm nhưng nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang phát hành trái phiếu với mức lợi nhuận từ 11 - 15% nhưng đôi khi đây là một cái bẫy tín dụng. Nhiều người đầu tư không có khả năng phân tích báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng xem tình hình tài chính của doanh nghiệp đang phát hành như thế nào. Đấy là tôi chưa kể đến khả năng những báo cáo tài chính này không phải là báo cáo có kiểm toán độc lập".
Rất nhiều trái phiếu hiện nay được các ngân hàng hỗ trợ phát hành điều này khiến nhiều nhà đầu tư nhầm tưởng trái phiếu đó được ngân hàng bảo lãnh. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Các ngân hàng chỉ bảo lãnh thanh toán do đó nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, ông Hiếu chia sẻ thêm.
Cũng theo quan điểm của ông Hiếu, TPDN đang được phát hành rầm rộ nhưng cần được quy định lại trong luật 1 cách chặt chẽ hơn nữa tránh đẩy hết rủi ro về phía nhà đầu tư và rủi ro cho cả nền kinh tế.
TS. Nguyễn Trí Hiếu phát biểu tại hội thảo
Không đồng quan điểm về đánh giá này, PGS, TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: "Bản chất TPDN không có lỗi, không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân cố hữu vẫn là ở thị trường BĐS, đây là nơi nhiều doanh nghiệp đang huy động trái phiếu với lãi xuất cao. Với tâm lý "Mua vàng thì lỗ - Mua thổ thì lời" luôn khiến BĐS là hố đen hút dòng tín dụng vào đó và khi khả năng cho vay của ngân hàng thương mại bị siết chặt thì TPDN trở thành kênh tín dụng để xả".
Nếu anh chị để ý, kênh TPDN đã được nói đến nhiều nhưng chỉ "nở rộ" từ những năm 2018 - 2019 khi mà Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng cho kênh đầu tư BĐS thì tiền được xả vào TPDN. Nhưng việc cần làm hiện nay là Bộ Tài chính cần căn chỉnh lại, làm cho kênh này quy củ, bài bản và lành mạnh hơn. Nếu thực hiện tốt TPDN vẫn sẽ là kênh đầu tư tốt trong thời gian tới, ông Bảo cho biết thêm.
Ông Bảo nhấn mạnh: "Tôi cho rằng không nên truyền bá tin tức tiêu cực như việc doanh nghiệp chạy đua lãi suất, kênh trái phiếu rất nguy hiểm hay nhà đầu tư hãy cẩn thận. Chúng ta dặn dò hay can gián là tốt nhưng nếu nói quá thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ta phải phát triển trái phiếu doanh nghiệp, nếu không muốn nền kinh tế tiếp tục lệ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng".
Một điểm nữa ông Bảo cho rằng nên lưu ý ở kênh TPDN là cần phát triển thị trường thứ cấp để trái phiếu doanh nghiệp có thanh khoản cao. Điều này sẽ giúp lợi nhuận của đầu tư trái phiếu không phải chỉ đến từ lãi suất phát hành mà còn đến từ chênh lệch giá mua bán trên thị trường thứ cấp. Nếu làm tốt điều này nhà đầu tư chỉ cần nhìn vào chất lượng trái phiếu để đầu tư.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi toạ đàm của VEPR
Đồng quan điểm về vấn đề này, TS. TS. Nguyễn Đức Thành - Cố vấn trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nhận xét: "Tôi nghĩ rằng khi thị trường trái phiếu phát triển tương tự như thị trường cổ phiếu sẽ giúp thông tin minh bạch hơn, giúp nhà đầu tư. Quan trọng hơn, điều này cũng có lợi cho những người cần vốn ở đây là doanh nghiệp phát hành trái phiếu".
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và HNX, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỉ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng năm 2020 so với cùng kỳ có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành ước khoảng 783.000 tỉ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến 6 tháng năm 2020.
Bổ sung thêm những quan điểm kể trên TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết thêm: "Mới đây chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đây là điều phải làm vì thị trường này đang tăng trưởng khá nóng trên 50% trong vòng hơn 2 năm vừa qua. Để tăng như vậy nhà đầu tư nhỏ rất thiệt thòi".
Nghị định 81 thực sự cần thiết khi đã căn chỉnh lại việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, điểm quan trọng nhất ở đây là doanh nghiệp phải thông qua tư vấn phát hành chính là các công ty chứng khoán. Ngoà ra, cần đồng bộ hoá Nghị định này và Luật Chứng khoán để đạt hiệu quả tốt nhất ông Lực đánh giá.
Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI vừa công bố Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020. Báo cáo cho biết tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý II/2020 là 122.300 tỷ đồng, tăng 69.7% so với cùng kỳ 2019; lũy kế 6 tháng đầu năm là 171.500 tỷ đồng, tăng...