Trái phiếu doanh nghiệp: Khoảng hụt sức cầu
Theo định hướng chính sách, từ năm 2021, nhà đầu tư không chuyên nghiệp sẽ không được tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Trong khi đó, việc phát triển nhà đầu tư tổ chức để bổ sung sự thiếu hụt cũng đang gặp khó khăn do nhiều yếu tố….
Giá trị tài sản ròng của Quỹ TCFF tại kỳ giao dịch ngày 12/6 tăng rất thấp, chỉ đạt 0,6% sau 1 tháng và 1,22% sau 3 tháng
Nguy cơ sức cầu giảm mạnh
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 5 tháng đầu năm 2020, đã có 100 doanh nghiệp triển khai thành công tới 579/832 đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Qua đó, các doanh nghiệp huy động được lượng vốn hơn 91.616 tỷ đồng, vượt xa so với lượng vốn huy động được qua trái phiếu chính phủ là gần 58.820 tỷ đồng.
ánh giá nguồn gốc sức cầu mạnh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay, Bộ Tài chính cho rằng, có sự góp sức đáng kể của nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Nếu như cả năm 2019, trên thị trường sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp, tổng dư nợ trái phiếu mà nhà đầu tư cá nhân mua chỉ chiếm 8,8%, thì 4 tháng đầu năm nay đã tăng lên 26,8%.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, giám đốc ngân hàng đầu tư một công ty chứng khoán đang niêm yết trên HNX cho biết, có 2 yếu tố chính hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ tham gia thị trường mua bán trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ: Thứ nhất là sức hấp dẫn của mặt bằng lãi suất. Mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện có cơ hội hưởng lãi suất từ 10-11%/năm, cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm 3-4%/năm;
Thứ hai, khác với gửi tiết kiệm khi cần tiền mà phải rút trước hạn thì nhà đầu tư không nhận được lãi, nhưng với trái phiếu doanh nghiệp, chỉ sau 1-2 tháng mua trái phiếu, nhà đầu tư có thể thỏa thuận với đơn vị phân phối để bán trái phiếu, mà vẫn nhận được lãi suất cao hơn lãi gửi tiền tiết kiệm có cùng kỳ hạn.
“ó là 2 yếu tố chính kích thích nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ giao dịch trái phiếu doanh nghiệp được phát hành riêng lẻ. Họ không quá để tâm đến chất lượng hàng hóa, cũng như sức khỏe tài chính của doanh nghiệp… để đưa ra quyết định mua trái phiếu”, vị chuyên gia trên cho hay.
Video đang HOT
Lo ngại làn sóng nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ dẫn đến rủi ro cho chính họ cũng như thị trường, trong định hướng cơ chế mà Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ ban hành, bắt đầu tư năm 2021 sẽ “cấm cửa” nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Bên cạnh những ý kiến đồng thuận với đề xuất này, vẫn còn những góc nhìn quan ngại, bởi việc áp dụng cơ chế mới này sẽ ảnh hưởng đến sức cầu của thị trường nếu không có giải pháp thay thế.
Theo ý kiến từ tổ chức tư vấn là công ty chứng khoán, việc hạn chế nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến việc huy động vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn do sức mua của thị trường suy giảm.
Bởi vậy, nhà quản ý cần có giải pháp để điều tiết mềm dẻo, tránh tạo ra hiệu ứng đột ngột giảm cầu, tác động không tích cực đến sự phát triển của thị trường…
Khó phát triển nhà đầu tư tổ chức
Theo ý kiến từ những người trong cuộc, việc phát triển nhà đầu tư tổ chức đề bù đắp cho sự hụt cầu trên thị trường khi nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không được tham gia là rất cần thiết. Bộ Tài chính đang thiết kế chính sách theo định hướng này.
“Việc phát triển nhà đầu tư có tổ chức là cần thiết để vừa đa dạng cơ cấu nhà đầu tư, vừa gia tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường. ây là cách mà cơ quan quản lý đang hướng tới trong quá trình hoàn thiện cơ chế về trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ…”, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho hay.
Chìa khóa thúc đẩy phát triển nhà đầu tư tổ chức cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay nằm ở chính sách thuế.
Tuy nhiên, ý kiến từ thị trường nêu ra nhiều cái khó trong việc phát triển nhà đầu tư tổ chức. Phó tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ chia sẻ, với hệ thống pháp luật như hiện tại, đặc biệt là quy định về thuế, nhà đầu tư cá nhân bỏ tiền đầu tư qua quỹ trái phiếu không nhận được các lợi ích cao hơn so với hình thức họ trực tiếp đầu tư.
Cụ thể, với hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư cá nhân chịu 2 khoản thuế là thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 5%/lãi trái phiếu mỗi lần nhận được và thuế chuyển nhượng với thuế suất 0,1%/giá trị chuyển nhượng từng lần. Thế nhưng, khi đầu tư qua quỹ, họ đang phải trả “thuế chồng thuế”.
ó là ngoài bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà đầu tư khi nhận lãi từ quỹ còn phải chịu thêm một lần thuế nữa là thuế thu nhập cá nhân, trong khi thực tế phần lợi nhuận họ nhận được đã được quỹ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hơn nữa, nhà đầu tư qua quỹ không quyết định được việc bán hàng vào thời điểm nào để chốt lời như khi đầu tư trực tiếp, tức là không thể “đánh nhanh, rút gọn” – điều mà bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào cũng mong muốn.
ó là chưa kể thói quen trực tiếp đầu tư đã ngấm sâu trong tiềm thức nên không muốn “mua pháo nhờ người đốt”, tức là chọn hình thức đầu tư qua nhà đầu tư tổ chức là các quỹ đầu tư.
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến nhà đầu tư cá nhân chưa “chọn mặt gửi vàng” là hiệu quả đầu tư của các quỹ đầu tư trái phiếu không mấy ấn tượng.
Chẳng hạn, giá trị tài sản ròng của Quỹ Trái phiếu linh hoạt Techcom (TCFF) do Công ty Quản lý quỹ Kỹ thương tại kỳ giao dịch ngày 12/6 tăng rất thấp, chỉ đạt 0,6% sau 1 tháng và 1,22% sau 3 tháng…
“Chìa khóa thúc đẩy phát triển nhà đầu tư tổ chức cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay nằm ở chính sách thuế. Nếu cơ chế này tạo ra sự ưu đãi đủ lớn cho nhà đầu tư qua quỹ đầu tư so với hình thức đầu tư trực tiếp, thì các công ty quản lý quỹ sẽ có thêm cơ hội để huy động vốn lập quỹ mới. Còn nếu vẫn tình trạng như hiện nay thì nhà đầu tư tổ chức sẽ rất khó khăn”, vị lãnh đạo công ty quản lý quỹ trên nói.
Quy mô và thanh khoản thị trường hạn chế cũng đang là “nút thắt” trong phát triển nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, đại diện của Capital Partners Vietnam (CPVN) – một tổ chức đầu tư đến từ Nhật Bản cho biết, cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nói riêng rất hấp dẫn, nhưng quy mô và thanh khoản thị trường còn hạn chế khiến các quỹ ngoại e ngại khi gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
ể thúc đẩy phát triển nhóm nhà đầu tư tổ chức, đại diện Bộ Tài chính cho biết, bên cạnh các giải pháp về nâng cao minh bạch thông tin thị trường, tăng cường thị trường định mức tín nhiệm, cơ quan quản lý còn đang triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa.
ặc biệt, việc cải thiện thanh khoản và quy mô của thị trường đang được chú trọng để thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài giải ngân vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
Minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 4 tháng đầu năm tiếp tục phát triển nhanh, song vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Để bảo đảm tính minh bạch của thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, nhiều khung khổ pháp lý tiếp tục được xây dựng theo hướng tăng điều kiện phát hành và siết phát hành riêng lẻ.
Nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu và trở thành nhóm huy động vốn lớn nhất trên thị trường trong 4 tháng qua. Ảnh: Tường Lâm
Bộ Tài chính cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2020, thị trường TPDN tiếp tục phát triển nhanh, đạt trên 58.000 tỷ đồng. Số lượng và loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường đa dạng hơn so với năm trước, bao gồm khối sản xuất, dịch vụ và xây dựng, mặc dù khối lượng phát hành thấp hơn năm trước.
Bên cạnh đó, diễn biến thị trường cũng có một số điểm đáng chú ý. Đó là, nhóm doanh nghiệp bất động sản gia tăng phát hành trái phiếu và trở thành nhóm huy động vốn lớn nhất trên thị trường, chiếm khoảng 49% tổng khối lượng phát hành. Lãi suất bình quân huy động của nhóm doanh nghiệp bất động sản cao hơn mức lãi suất bình quân chung của cả thị trường khoảng 1,5%/năm. Dư nợ phát hành trái phiếu của một số doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản ở mức cao, một số doanh nghiệp ở mức rất cao, gấp từ 30 - 47 lần vốn tự có.
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư tổ chức vẫn là nhóm đầu tư chính trên thị trường TPDN, chiếm gần 74%, nhưng nhà đầu tư cá nhân cũng có sự gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2019, nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) chiếm khoảng 8,8% tổng khối lượng phát hành, con số này trong 4 tháng đầu năm tăng mạnh lên mức 26,8%.
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính thuộc Bộ Tài chính cho rằng, sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân vào thị trường, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân không có khả năng phân tích tài chính là một trong những rủi ro tiềm ẩn đối với bản thân nhà đầu tư và cả thị trường, do đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục khuyến cáo với nhóm nhà đầu tư này.
Từ 1/1/2021, một trong những điểm mới đối với TPDN phát hành ra công chúng là yêu cầu phải có định mức tín nhiệm. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ, Luật Chứng khoán quy định trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ quan này đang phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan thực hiện công tác giám sát, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính với những vi phạm trên thị trường trái phiếu, đồng thời tiếp tục xây dựng khung khổ pháp lý để bảo đảm cho thị trường hoạt động ngày càng minh bạch, hiệu quả.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành TPDN áp dụng thực hiện trong năm 2020, khi Luật Chứng khoán chưa có hiệu lực.
Theo đó, Dự thảo Nghị định đã sửa đổi, nâng cao một số điều kiện về phát hành trái phiếu, chuẩn hóa hồ sơ phát hành, hoàn thiện chế độ công bố thông tin và quản lý giám sát thị trường TPDN...
Để hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và Luật Doanh nghiệp hiện đang sửa đổi, dự kiến có hiệu lực vào tháng 1/2021, Bộ Tài chính đã xây dựng một dự thảo thay thế các nghị định hiện nay về TPDN để ban hành và có hiệu lực cùng với hiệu lực Luật Chứng khoán năm 2021, từ đó tạo khung khổ pháp lý đồng bộ để phát triển thị trường TPDN.
Từ 1/1/2021, một trong những điểm mới đối với TPDN phát hành ra công chúng là yêu cầu phải có định mức tín nhiệm. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ, Luật Chứng khoán quy định trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
"Hiện nay, quy định trái phiếu phát hành riêng lẻ được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Nhưng sắp tới chúng tôi sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán theo hướng TPDN riêng lẻ chỉ phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.", ông Dương thông tin.
Cũng theo vị Phó vụ trưởng, mục tiêu của cơ quan quản lý hướng đến không phải thắt chặt hay nới lỏng thị trường TPDN mà điều quan trọng là xây dựng một khung khổ pháp lý để đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường, đảm bảo sự minh bạch của thị trường, tuân thủ quy định pháp luật của thị trường, bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.
Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt sôi động trong tháng 4/2020 Giá trị các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của tháng 4 đã bằng hơn 40% lũy kế từ đầu năm. Ảnh minh họa. Với tình hình kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang rất nỗ lực huy động vốn để sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong tháng 4, giá trị các đợt phát...