Trái phiếu doanh nghiệp… ế vì Covid-19
Nếu như năm ngoái trái phiếu doanh nghiệp bán chạy, thì từ đầu năm tới nay, giá trị huy động vốn trái phiếu giảm dần trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng có tác động mạnh, khiến hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Mức độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp gia tăng nên nhà đầu tư thận trọng hơn.
Khó khăn có thể kéo dài
Từ tháng 2/2020 đến nay, dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 12/2019 khép lại một năm sôi động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khi có tới 58 doanh nghiệp tổ chức thành công 154 đợt phát hành trái phiếu, với giá trị vốn huy động đạt 54.855 tỷ đồng.
Thế nhưng, năm nay, do chịu tác động của đại dịch Covid-19, nên số doanh nghiệp thành công trong huy động vốn qua kênh trái phiếu suy giảm mạnh.
Cụ thể, trong tháng 2/2020 chỉ có 19 doanh nghiệp huy động được 6.853 tỷ đồng so với 11.603 tỷ đồng huy động được trong tháng 1/2020, thời điểm chưa “ngấm đòn” bởi tác động của dịch bệnh.
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, mà nhiều công ty chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm khi bán trái phiếu.
Chẳng hạn, Công ty Chứng khoán Everest (EVS) triển khai đợt phát hành 3.000 trái phiếu, giá trị theo mệnh giá là 300 tỷ đồng, nhưng kết thúc ngày 25/3, EVS chỉ bán được 399 trái phiếu, tương đương 39,9 tỷ đồng.
ây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, có kỳ hạn 1 năm, với lãi suất cố định 10% cho toàn bộ kỳ hạn của trái phiếu, trả lãi định kỳ mỗi tháng 1 lần.
“Dịch bệnh khiến Công ty gặp khó khăn trong thu hút khách hàng mua trái phiếu, dẫn đến kết quả của đợt phát hành vừa qua không như kỳ vọng. Sự khó khăn của nền kinh tế nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng dự báo sẽ còn kéo dài ít nhất vài tháng nữa ngay cả khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nên hiện các kế hoạch của Công ty trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu tạm thời gác lại”, ông Vũ Hồng Sơn, Tổng giám đốc EVS chia sẻ với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán.
Video đang HOT
Dịch Covid-19 không chỉ khiến EVS gặp khó trong huy động vốn, mà còn tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh.
Lý giải doanh thu trong quý I/2020 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, nhưng EVS lỗ 11 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2019 lãi 5,8 tỷ đồng), ông Sơn cho hay, chủ yếu do dịch bệnh khiến các chỉ số trên thị trường chứng khoán cũng như thị giá nhiều cổ phiếu trong danh mục tự doanh của Công ty sụt giảm.
iều này dẫn đến EVS phải cắt lỗ một số cổ phiếu, đồng thời phải trích lập dự phòng rủi ro cho các cổ phiếu còn nắm giữ.
Với Công ty Chứng khoán Bảo Minh (BMS), dịch bệnh khiến Công ty phải ngừng đợt phát hành 180 tỷ đồng trái phiếu theo hình thức riêng lẻ trong tháng 3/2020 (Công ty vừa là tổ chức phát hành, vừa là đại lý phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký và thanh toán trái phiếu).
Theo ông Hoàng Văn Thắng, Tổng giám đốc MBS, kế hoạch phát hành được xây dựng tại thời điểm mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 chưa nặng nề, nên các điều khoản, điều kiện đối với trái phiếu không còn phù hợp khi dịch tác động sâu rộng đến doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế.
Mặc dù tìm được đối tác chào bán trái phiếu, nhưng để giảm thiểu rủi ro trước tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán, hai bên đã thống nhất ngừng đợt phát hành.
Không chỉ ngậm ngùi vì kế hoạch phát hành trái phiếu bị ngừng, cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà trong quý I/2020, BMS báo lỗ 37,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 48,7 tỷ đồng.
Theo dữ liệu cập nhật của HNX, trong tháng 3/2020, nhiều doanh nghiệp chỉ bán được 30 – 50% lượng trái phiếu phát hành như Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty TNHH Thế Vượng, Công ty cổ phần ầu tư đường Mặt Trời…
Nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bị ế trong các đợt phát hành trái phiếu còn do tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng với các loại tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu, trái phiếu.
Trong khi đó, ở Việt Nam, các trái phiếu không được định hạng tín nhiệm, thông tin hoạt động của không ít doanh nghiệp kém minh bạch.
iều này cộng với bối cảnh chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19, đa số doanh nghiệp gặp khó khăn, kết quả kinh doanh suy giảm, thậm chí thua lỗ, nên nhà đầu e ngại rủi ro doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Thực tế, không ít ý kiến cảnh báo, mức độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp gia tăng, nên nhà đầu tư thận trọng hơn trước các đợt phát hành.
Cách nào xoay xở?
Không huy động được thêm vốn, nhưng một số doanh nghiệp cho biết, trong thời gian trước mắt, họ tạm thời thích nghi được với bối cảnh hiện tại.
“Dịch Covid-19 còn gây khó khăn cho thị trường chứng khoán, khiến nhu cầu vay giao dịch ký quỹ (margin) từ khách hàng sụt giảm đáng kể, nên với vốn chủ sở hữu hiện tại, Công ty cố gắng duy trì các hoạt động. Thực tế này khiến trước mắt Công ty chưa có nhu cầu huy động thêm vốn. Khi nền kinh tế, thị trường chứng khoán tốt dần, nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư gia tăng, cùng với sự khởi sắc trở lại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tính tới triển khai phương án phát hành trái phiếu mới”, Tổng giám đốc EVS cho hay.
ể thích ứng với tình hình kinh doanh thời dịch bệnh, một mặt cắt giảm tối đa các chi phí, hạn chế các hoạt động cần nhiều vốn và rủi ro như giao dịch ký quỹ, tự doanh, Hội đồng quản trị BMS vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu đợt 2/2020 theo hướng trao quyền cho Tổng giám đốc Công ty quyết định các điều khoản về điều kiện của trái phiếu, đối tượng mua trái phiếu, cũng như điều chỉnh phương án phát hành trong trường hợp cần thiết…
Theo ý kiến từ phía chuyên gia, để thành công trong phát hành trái phiếu thời “sống chung” với dịch Covid-19, các doanh nghiệp cần xây dựng phương án phát hành theo hướng chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn về phía mình so với bối cảnh thị trường chưa xảy ra dịch bệnh.
Nói cách khác, đơn vị phát hành cần gia tăng độ hấp dẫn cho trái phiếu, thì mới có khả năng thu hút được nhà đầu tư tham gia. Muốn thế, doanh nghiệp phải chấp nhận trả lãi suất cao hơn, kỳ hạn trả lãi ngắn hơn, có tài sản đảm bảo cho đợt phát hành…
Kèm theo đó, doanh nghiệp cần chủ động minh bạch thông tin, nỗ lực cải thiện hiệu quả kinh doanh, để nhà đầu tư nhìn thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì mới dám đưa ra quyết định đầu tư.
Nguyễn Hữu
VPBank trình ĐHĐCĐ phương án mua gần 122 triệu cổ phiếu quỹ
Giao dịch dự kiến thực hiện qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong năm 2020.
Phương án mua lại tối đa khoảng 122 triệu cổ phiếu
VPBank (HoSE: VPB) vừa có văn bản xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) về việc xem xét thông qua phương án mua lại tối đa 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ (gần 122 triệu cổ phiếu). Mục đích giao dịch nhằm giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch, gia tăng giá trị cổ đông...
Ngân hàng dự kiến sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, khoảng 14.110 tỷ đồng (tính theo BCTC Quý I). Tạm tính theo giá đóng cửa ngày 24/4, VPBank cần chi ra khoảng 2.500 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ. Giao dịch dự kiến thực hiện qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong năm 2020.
Lần gần đây nhất VPBank mua cổ phiếu quỹ vào tháng 10/2019 với khối lượng 50 triệu cổ phiếu, tương đương 2% vốn. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, với giá từ 20.000 đến 24.000 đồng/cp. Ngân hàng hiện có 123,2 triệu cổ phiếu quỹ.
Mua lại 300 triệu USD trái phiếu quốc tế
HĐQT VPBank cũng trình ĐHĐCĐ phương án mua lại tối đa 300 triệu USD khối lượng trái phiếu đã phát hành và trong phạm vi pháp luật cho phép, dự kiến trong năm 2020 và 2021.
Trước đó từ tháng 6/2019, ĐHĐCĐ VPBank đã thông qua phương án chào bán trái phiếu quốc tế phát hành theo chương trình Euro Medium Term Note (EMTN). Theo đó, ngân hàng đã thực hiện phát hành thành công đợt 1 với tổng mệnh giá trái phiếu 300 triệu USD.
Tuy nhiên, do khủng hoảng toàn cầu liên quan tới dịch Covid-19, thị trường trái phiếu doanh nghiệp quốc tế (Eurobond) bị bán tháo mạnh nên trái phiếu quốc tế của VPBank phát hành theo chương trình EMTN đăng ký tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore đang ở mức giá (và mức lợi suất tương đương) cao hơn nhiều thời điểm phát hành. Việc này có thể là điểm bất lợi cho VPBank trong việc huy động các nguồn vốn khác trong và ngoài nước, đặc biệt là các khoản vay tài trợ từ các quốc tế với mức lãi suất thấp hơn nhiều.
Việc mua lại trái phiếu đã phát hành tạo điều kiện cho VPBank có thể phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế sau này khi cần thiết và khi thị trường quốc tế ổn định trở lại.
Giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống mức 15%
Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ cũng xem xét việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống mức 15%. Theo số liệu đăng ký với Ủy ban Chứng khoán, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại VPBank là 22,77%.
Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng tài chính từ ảnh hưởng của dịch bệnh, các quỹ đầu tư nước ngoài (đặc biệt là Mỹ và châu Âu) có xu hướng rút khỏi thị trường chứng khoán châu Á. Một số cổ đông nước ngoài của VPBank không nằm ngoài xu hướng này, dẫn đến một lượng cổ phiếu bị bán ra. Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài/vốn điều lệ giảm khoảng 0,34% so với mức chốt trên. Tình hình dịch bệnh toàn cầu chưa được cải thiện thì xu hướng này chưa dừng lại.
HĐQT cho rằng đây cũng là cơ hội để VPBank xin giữ lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nhằm mục đích chào bán cho các cổ đông nước ngoài khác muốn đầu tư vào Ngân hàng khi thị trường tài chính thực sự quay lại ổn định, từ đó, có cơ hội tạo ra thặng dư vốn trực tiếp.
Bổ sung các hình thức họp, biểu quyết, bầu cử trực tuyến
Nội dung xem xét cuối cùng về việc bổ sung thêm hình thức họp ĐHĐCĐ trực tuyến, biểu quyết/bầu cử thông qua hình thức bỏ phiếu điện tử hoặc các hình thức điện tử khác cũng như hình thức gửi thông báo mời họp ĐHĐCĐ, gửi tài liệu và phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng thư điện tử. ĐHĐCĐ cũng xem xét việc bổ sung trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua bỏ phiếu điện tử.
Châu Anh
ĐHĐCĐ Phát Đạt: Kế hoạch lợi nhuận 1.500 tỷ đồng, mua lại toàn bộ trái phiếu phát hành năm 2019 Phát Đạt đặt kế hoạch lợi nhuận 1.500 tỷ đồng năm 2020, mục tiêu tăng trưởng kép 38% giai đoạn 2019 - 2023. Công ty sẽ mua lại toàn bộ trái phiếu đã phát hành trong năm 2019 và trả hết 100% các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Phát Đạt bước vào giai đoạn "Kỷ nguyên mới". Ảnh: An Nhi Sáng...