Trái phiếu doanh nghiệp: Cơ hội lớn cho các nhà đầu tư
Các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị nguồn lực thật tốt để đón đầu cơ hội từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đầy tiềm năng.
Tính đến hết tháng 9/2018, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Việt Nam là 79.515 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2015 là 43.500 tỷ đồng, và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 1,48% GDP. Những con số trên cho thấy, quy mô và số lượng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam không ngừng được mở rộng hàng năm. Sự gia tăng này cũng thể hiện tính tất yếu phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Giới chuyên gia kinh tế dự báo, thị trường TPDN sẽ bùng nổ trong thời gian tới và hoạt động phát hành TPDN ra thị trường quốc tế cũng sẽ sôi động hơn.
Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội khi phát hành trái phiếu. (Ảnh minh họa: KT)
Một điểm đáng chú ý, mới đây, nhằm thúc đẩy thị trường TPDN nói chung và hoạt động phát hành TPDN ra thị trường quốc tế nói riêng, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành TPDN thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Theo quy định mới, doanh nghiệp sẽ được phép phát hành trái phiếu thành nhiều đợt để huy động vốn, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đầu tư… Doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu cũng không bắt buộc phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành như quy định trước đây. Nghị định mới này được cho là “cởi trói” cho doanh nghiệp bằng việc nới lỏng các điều kiện phát hành trái phiếu.
Với tiềm năng thị trường sẵn có cùng với độ mở, sự thuận lợi về chính sách, là những dấu hiệu khả quan để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển và bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nói về những “cái được” khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp, TS. LS Bùi Quang Tín-Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho hay, phát hành trái phiếu doanh nghiệp có nhiều cái lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bởi từ trước tới nay, trên 70% vốn trung chuyển của nền kinh tế tập trung trên “đôi vai” ngân hàng. Trong khi chủ yếu nguồn vốn của ngân hàng là dòng vốn ngắn hạn. Nếu các doanh nghiệp huy động vốn từ hệ thống ngân hàng thì chỉ là dòng vốn ngắn hạn chứ không thể đáp ứng cho nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp được. Nếu có thì cũng chỉ là đáp ứng tạm thời chứ không phải là dòng vốn bền vững. Cho nên, các doanh nghiệp thay vì huy động vốn từ hệ thống ngân hàng thì họ nên phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Video đang HOT
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, nếu phát hành thành công, lãi suất từ nguồn trái phiếu doanh nghiệp sẽ rẻ hơn so với việc vay vốn từ hệ thống ngân hàng. Đơn cử, thời điểm hiện tại, vốn có nguồn từ phát hành trái phiếu, doanh nghiệp chỉ chịu lãi khoảng từ 9,5%-10%/năm, trong khi đó nếu vay vốn ngân hàng thì lãi suất từ 10-12%/năm. Ngoài ra, phát hành trái phiếu thì trình tự, thủ tục đơn giản hơn, không phải thẩm định kỹ lưỡng thông tin của doanh nghiệp, còn vay vốn ngân hàng thì phải thẩm định toàn bộ hồ sơ, mất khá nhiều thời gian.
Ông Tín cho rằng, khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành cần cung cấp thông tin về dịch vụ, sản phẩm trái phiếu của doanh nghiệp rõ ràng, đầy đủ cho cho người mua trái phiếu.
“Doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng nghị định 163, sửa đổi bổ sung cho nghị định 90/2011-2014 của Chính phủ. Có nhiều quy định trong Nghị định mới, yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần tuân thủ theo đúng quy định của Chính phủ trong vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cùng với đó, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần hỗ trợ, cùng với Nhà nước, các doanh nghiệp khác tạo ra một thị trường thứ cấp về giao dịch trái phiếu doanh nghiệp để trái phiếu phát hành đảm bảo có tính thanh khoản cao. Có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư, người mua trái phiếu”, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín đưa ra lời khuyên./.
Chung Thủy/VOV.VN
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 28/11
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
NHH - CTCP Nhựa Hà Nội - Sẽ tiến hành trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (ESOP) với tỷ lệ thực hiện 1:1. Ngày để đăng ký cuối cùng thực hiện quyền là 29/11/2018. Bên cạnh đó, NHH còn chào bán 3.8 triệu cp NHH cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành là 30.000 đồng/cp. Theo đó, tỷ lệ thực hiện là 65:38 (01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền, 65 quyền được mua 38 cổ phiếu mới).
CTI - CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO -Năm 2019 đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu 1.795 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 191,7 tỷ đồng; tăng lần lượt 60% và 30% so với kế hoạch năm 2018. HĐQT còn thông qua việc phát hành trái phiếu để bù đắp nguồn vốn đã đầu tư vào khu mỏ đá và các cụm công nghiệp khoảng 300 tỷ đồng; đầu tư vào cụm công nghiệp Tân An (48,82 ha), Trị An (48,7 ha) và Gang thép (4,8 ha) thuộc huyện Vĩnh Cữu.
D2D - CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 - Ngày 11/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 12/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/12/2018.
LHM - CTCP Landmark Holdings - Đã thông qua việc nhận chuyển nhượng phần vốn góp tương ứng 70% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Thương mại A.T Việt Nam. Đồng thời chuyển đổi công ty này thành CTCP LandMark Energy.
CAV - CTCP Dây Cáp điện Việt Nam - Sẽ được tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%/cp, tức 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng. Công ty sẽ tiến hành trả cổ tức vào ngày 25/12/2018, do vậy ngày chốt danh sách để được hưởng cổ tức là 12/12/2018.
AMS - CTCP Cơ khí Xây dựng AMECC- Sẽ triển khai phương án phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ với tổng giá trị phát hành đạt 100 tỷ đồng, tương ứng 33.33% vốn điều lệ của Công ty. Với lần phát hành lần này, Sankyu Inc. là nhà đầu tư được chào bán và Sankyu Inc. không phải thực hiện các thủ tục chào mua công khai theo quy định. Dự kiến trong quý 4/2018 AMS sẽ chào bán sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN.
TNG - CTCP Đầu tư và Thương mại TNG - Công bố nghị quyết thông qua chi tiết phương án phát hành gần 2.47 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp.
TCO - CTCP Vận tải Đa phương thức Duyên Hải - Đã thông qua việc mua vào 1,1 triệu cổ phiếu quỹ với khoảng giá dự kiến từ 9.000 đồng đến 11.500 đồng/cổ phiếu.
SZL - CTCP Sonadezi Long Thành - Ngày 05/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 06/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 26/12/2018.
VCS - CTCP Vicostone - Ngày 26/11, HĐQT đã thông qua nghị quyết tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2018 cho cổ đông hiện hữu bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức vào 07/12/2018, và thanh toán dự kiến thực hiện từ ngày 17/12/2018.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
CLG - CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec - CTCP Kỹ thuật Xây dựng An Pha, cổ đông lớn đã bán ra 2 triệu cổ phiếu CLG trong ngày 20/11 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại CLG xuống chỉ còn hơn 102.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,48%. Liên quan đến CLG, ông Nguyễn Sĩ Quốc, cá nhân đầu tư đã mua vào 2,5 triệu cổ phiếu CLG, tỷ lệ 11,82% từ ngày 20/11 đến 23/11, qua đó trở thành cổ đông lớn của CLG.
CII - CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - CTCP Đầu tư Tân Tam Mã, cổ đông, tổ chức có liên quan đến ông Lê Vũ Hoàng - Chủ tịch HĐQT đã mua vào 2 triệu cổ phiếu CII từ ngày 19/11 đến 26/11 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại CII lên hơn 7,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,22%.
SBT - CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa - Agri Asia Pacific Limited, cổ đông lớn đã mua vào 2,6 triệu cổ phiếu SBT trong ngày 23/11. Sau giao dịch, cổ đông trên đã nâng sở hữu tại SBT lên hơn gần 31,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,36%.
MCP - CTCP In và Bao bì Mỹ Châu - Tổng CTCP Rau quả nông sản, cổ đông lớn đã bán thoái vốn toàn bộ hơn 5,89 triệu cổ phiếu MCP, tỷ lệ 39%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 20/11 đến 26/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
DIC - CTCP Đầu tư và Thương mại DIC - Ông Nguyễn Quốc Nhân, Phó tổng giám đốc đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 321.000 cổ phiếu DIC, tỷ lệ 1,23%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 30/11 đến 28/12 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
TIX - CTCP Tanimex - CTCP DV Logistics Nam Sài Gòn, cổ đông, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Đình Minh triết, Phó tổng giám đốc đăng ký mua vào 1,5 triệu cổ phiếu TIX từ ngày 01/12 đến 30/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ tăng sở hữu tại TIX lên 1,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,44%.
TTB - CTCP Tập đoàn Tiến Bộ - Bà Dương Thị Vân, Trưởng ban kiểm soát đăng ký bán ra 1 triệu cổ phiếu TTB từ ngày 30/11 đến 29/12 theo phương thức thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, bà Vân sẽ giảm sở hữu tại TTB xuống chỉ còn hơn 466.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,1%.
ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu - Bà Nguyễn Thị Bích Đào, vợ ông Từ Tiến Phát - Phó tổng giám đốc đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu ACB từ ngày 29/11 đến 28/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại bà Đào chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu ACB nào.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
HDBank xin ý kiến phát hành 300 triệu USD trái phiếu, tăng thưởng 22% cổ phiếu Công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông, HDBank cho biết sẽ phát hành tối đa 300 triệu USD trái phiếu quốc tế. Đây là trái phiếu chuyển đổi có thể chuyển thành cổ phiếu phổ thông. Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - HoSE: HDB) vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về...