Trái phiếu doanh nghiệp: Bẫy tín dụng hay kênh đầu tư
Tại hội thảo công bố báo cáo vĩ mô quý II/2020 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ( VEPR), đã có nhiều quan điểm trái chiều về trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp: Không quản trị tốt sẽ thành bẫy tín dụng – Ảnh minh hoạ
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa phải là một phương thức tốt để giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn của doanh nghiệp. Ông Hiếu bày tỏ sự lo ngại khi rất nhiều nhà đầu tư cá nhân chỉ nhìn vào lãi suất để mua trái phiếu điều này là hết sức nguy hiểm.
Ông Hiếu đánh giá: “Lãi suất càng ngày càng giảm nhưng nhiều doanh nghiệp hiện vẫn đang phát hành trái phiếu với mức lợi nhuận từ 11 – 15% nhưng đôi khi đây là một cái bẫy tín dụng. Nhiều người đầu tư không có khả năng phân tích báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng xem tình hình tài chính của doanh nghiệp đang phát hành như thế nào. Đấy là tôi chưa kể đến khả năng những báo cáo tài chính này không phải là báo cáo có kiểm toán độc lập”.
Rất nhiều trái phiếu hiện nay được các ngân hàng hỗ trợ phát hành điều này khiến nhiều nhà đầu tư nhầm tưởng trái phiếu đó được ngân hàng bảo lãnh. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Các ngân hàng chỉ bảo lãnh thanh toán do đó nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, ông Hiếu chia sẻ thêm.
Cũng theo quan điểm của ông Hiếu, TPDN đang được phát hành rầm rộ nhưng cần được quy định lại trong luật 1 cách chặt chẽ hơn nữa tránh đẩy hết rủi ro về phía nhà đầu tư và rủi ro cho cả nền kinh tế.
TS. Nguyễn Trí Hiếu phát biểu tại hội thảo
Không đồng quan điểm về đánh giá này, PGS, TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: “Bản chất TPDN không có lỗi, không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân cố hữu vẫn là ở thị trường BĐS, đây là nơi nhiều doanh nghiệp đang huy động trái phiếu với lãi xuất cao. Với tâm lý “Mua vàng thì lỗ – Mua thổ thì lời” luôn khiến BĐS là hố đen hút dòng tín dụng vào đó và khi khả năng cho vay của ngân hàng thương mại bị siết chặt thì TPDN trở thành kênh tín dụng để xả”.
Nếu anh chị để ý, kênh TPDN đã được nói đến nhiều nhưng chỉ “nở rộ” từ những năm 2018 – 2019 khi mà Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng cho kênh đầu tư BĐS thì tiền được xả vào TPDN. Nhưng việc cần làm hiện nay là Bộ Tài chính cần căn chỉnh lại, làm cho kênh này quy củ, bài bản và lành mạnh hơn. Nếu thực hiện tốt TPDN vẫn sẽ là kênh đầu tư tốt trong thời gian tới, ông Bảo cho biết thêm.
Ông Bảo nhấn mạnh: “Tôi cho rằng không nên truyền bá tin tức tiêu cực như việc doanh nghiệp chạy đua lãi suất, kênh trái phiếu rất nguy hiểm hay nhà đầu tư hãy cẩn thận. Chúng ta dặn dò hay can gián là tốt nhưng nếu nói quá thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Ta phải phát triển trái phiếu doanh nghiệp, nếu không muốn nền kinh tế tiếp tục lệ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng”.
Một điểm nữa ông Bảo cho rằng nên lưu ý ở kênh TPDN là cần phát triển thị trường thứ cấp để trái phiếu doanh nghiệp có thanh khoản cao. Điều này sẽ giúp lợi nhuận của đầu tư trái phiếu không phải chỉ đến từ lãi suất phát hành mà còn đến từ chênh lệch giá mua bán trên thị trường thứ cấp. Nếu làm tốt điều này nhà đầu tư chỉ cần nhìn vào chất lượng trái phiếu để đầu tư.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi toạ đàm của VEPR
Video đang HOT
Đồng quan điểm về vấn đề này, TS. TS. Nguyễn Đức Thành – Cố vấn trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nhận xét: “Tôi nghĩ rằng khi thị trường trái phiếu phát triển tương tự như thị trường cổ phiếu sẽ giúp thông tin minh bạch hơn, giúp nhà đầu tư. Quan trọng hơn, điều này cũng có lợi cho những người cần vốn ở đây là doanh nghiệp phát hành trái phiếu”.
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và HNX, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỉ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng năm 2020 so với cùng kỳ có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành ước khoảng 783.000 tỉ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến 6 tháng năm 2020.
Bổ sung thêm những quan điểm kể trên TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết thêm: “Mới đây chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đây là điều phải làm vì thị trường này đang tăng trưởng khá nóng trên 50% trong vòng hơn 2 năm vừa qua. Để tăng như vậy nhà đầu tư nhỏ rất thiệt thòi”.
Nghị định 81 thực sự cần thiết khi đã căn chỉnh lại việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, điểm quan trọng nhất ở đây là doanh nghiệp phải thông qua tư vấn phát hành chính là các công ty chứng khoán. Ngoà ra, cần đồng bộ hoá Nghị định này và Luật Chứng khoán để đạt hiệu quả tốt nhất ông Lực đánh giá.
Trái phiếu doanh nghiệp: Khoảng hụt sức cầu
Theo định hướng chính sách, từ năm 2021, nhà đầu tư không chuyên nghiệp sẽ không được tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Trong khi đó, việc phát triển nhà đầu tư tổ chức để bổ sung sự thiếu hụt cũng đang gặp khó khăn do nhiều yếu tố....
Giá trị tài sản ròng của Quỹ TCFF tại kỳ giao dịch ngày 12/6 tăng rất thấp, chỉ đạt 0,6% sau 1 tháng và 1,22% sau 3 tháng
Nguy cơ sức cầu giảm mạnh
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 5 tháng đầu năm 2020, đã có 100 doanh nghiệp triển khai thành công tới 579/832 đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Qua đó, các doanh nghiệp huy động được lượng vốn hơn 91.616 tỷ đồng, vượt xa so với lượng vốn huy động được qua trái phiếu chính phủ là gần 58.820 tỷ đồng.
ánh giá nguồn gốc sức cầu mạnh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay, Bộ Tài chính cho rằng, có sự góp sức đáng kể của nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Nếu như cả năm 2019, trên thị trường sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp, tổng dư nợ trái phiếu mà nhà đầu tư cá nhân mua chỉ chiếm 8,8%, thì 4 tháng đầu năm nay đã tăng lên 26,8%.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, giám đốc ngân hàng đầu tư một công ty chứng khoán đang niêm yết trên HNX cho biết, có 2 yếu tố chính hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ tham gia thị trường mua bán trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ: Thứ nhất là sức hấp dẫn của mặt bằng lãi suất. Mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện có cơ hội hưởng lãi suất từ 10-11%/năm, cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm 3-4%/năm;
Thứ hai, khác với gửi tiết kiệm khi cần tiền mà phải rút trước hạn thì nhà đầu tư không nhận được lãi, nhưng với trái phiếu doanh nghiệp, chỉ sau 1-2 tháng mua trái phiếu, nhà đầu tư có thể thỏa thuận với đơn vị phân phối để bán trái phiếu, mà vẫn nhận được lãi suất cao hơn lãi gửi tiền tiết kiệm có cùng kỳ hạn.
"ó là 2 yếu tố chính kích thích nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ giao dịch trái phiếu doanh nghiệp được phát hành riêng lẻ. Họ không quá để tâm đến chất lượng hàng hóa, cũng như sức khỏe tài chính của doanh nghiệp... để đưa ra quyết định mua trái phiếu", vị chuyên gia trên cho hay.
Lo ngại làn sóng nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ dẫn đến rủi ro cho chính họ cũng như thị trường, trong định hướng cơ chế mà Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ ban hành, bắt đầu tư năm 2021 sẽ "cấm cửa" nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Bên cạnh những ý kiến đồng thuận với đề xuất này, vẫn còn những góc nhìn quan ngại, bởi việc áp dụng cơ chế mới này sẽ ảnh hưởng đến sức cầu của thị trường nếu không có giải pháp thay thế.
Theo ý kiến từ tổ chức tư vấn là công ty chứng khoán, việc hạn chế nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến việc huy động vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn do sức mua của thị trường suy giảm.
Bởi vậy, nhà quản ý cần có giải pháp để điều tiết mềm dẻo, tránh tạo ra hiệu ứng đột ngột giảm cầu, tác động không tích cực đến sự phát triển của thị trường...
Khó phát triển nhà đầu tư tổ chức
Theo ý kiến từ những người trong cuộc, việc phát triển nhà đầu tư tổ chức đề bù đắp cho sự hụt cầu trên thị trường khi nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ không được tham gia là rất cần thiết. Bộ Tài chính đang thiết kế chính sách theo định hướng này.
"Việc phát triển nhà đầu tư có tổ chức là cần thiết để vừa đa dạng cơ cấu nhà đầu tư, vừa gia tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường. ây là cách mà cơ quan quản lý đang hướng tới trong quá trình hoàn thiện cơ chế về trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ...", ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho hay.
Chìa khóa thúc đẩy phát triển nhà đầu tư tổ chức cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay nằm ở chính sách thuế.
Tuy nhiên, ý kiến từ thị trường nêu ra nhiều cái khó trong việc phát triển nhà đầu tư tổ chức. Phó tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ chia sẻ, với hệ thống pháp luật như hiện tại, đặc biệt là quy định về thuế, nhà đầu tư cá nhân bỏ tiền đầu tư qua quỹ trái phiếu không nhận được các lợi ích cao hơn so với hình thức họ trực tiếp đầu tư.
Cụ thể, với hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư cá nhân chịu 2 khoản thuế là thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 5%/lãi trái phiếu mỗi lần nhận được và thuế chuyển nhượng với thuế suất 0,1%/giá trị chuyển nhượng từng lần. Thế nhưng, khi đầu tư qua quỹ, họ đang phải trả "thuế chồng thuế".
ó là ngoài bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà đầu tư khi nhận lãi từ quỹ còn phải chịu thêm một lần thuế nữa là thuế thu nhập cá nhân, trong khi thực tế phần lợi nhuận họ nhận được đã được quỹ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hơn nữa, nhà đầu tư qua quỹ không quyết định được việc bán hàng vào thời điểm nào để chốt lời như khi đầu tư trực tiếp, tức là không thể "đánh nhanh, rút gọn" - điều mà bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào cũng mong muốn.
ó là chưa kể thói quen trực tiếp đầu tư đã ngấm sâu trong tiềm thức nên không muốn "mua pháo nhờ người đốt", tức là chọn hình thức đầu tư qua nhà đầu tư tổ chức là các quỹ đầu tư.
Một nguyên nhân quan trọng khác khiến nhà đầu tư cá nhân chưa "chọn mặt gửi vàng" là hiệu quả đầu tư của các quỹ đầu tư trái phiếu không mấy ấn tượng.
Chẳng hạn, giá trị tài sản ròng của Quỹ Trái phiếu linh hoạt Techcom (TCFF) do Công ty Quản lý quỹ Kỹ thương tại kỳ giao dịch ngày 12/6 tăng rất thấp, chỉ đạt 0,6% sau 1 tháng và 1,22% sau 3 tháng...
"Chìa khóa thúc đẩy phát triển nhà đầu tư tổ chức cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay nằm ở chính sách thuế. Nếu cơ chế này tạo ra sự ưu đãi đủ lớn cho nhà đầu tư qua quỹ đầu tư so với hình thức đầu tư trực tiếp, thì các công ty quản lý quỹ sẽ có thêm cơ hội để huy động vốn lập quỹ mới. Còn nếu vẫn tình trạng như hiện nay thì nhà đầu tư tổ chức sẽ rất khó khăn", vị lãnh đạo công ty quản lý quỹ trên nói.
Quy mô và thanh khoản thị trường hạn chế cũng đang là "nút thắt" trong phát triển nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, đại diện của Capital Partners Vietnam (CPVN) - một tổ chức đầu tư đến từ Nhật Bản cho biết, cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nói riêng rất hấp dẫn, nhưng quy mô và thanh khoản thị trường còn hạn chế khiến các quỹ ngoại e ngại khi gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
ể thúc đẩy phát triển nhóm nhà đầu tư tổ chức, đại diện Bộ Tài chính cho biết, bên cạnh các giải pháp về nâng cao minh bạch thông tin thị trường, tăng cường thị trường định mức tín nhiệm, cơ quan quản lý còn đang triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa.
ặc biệt, việc cải thiện thanh khoản và quy mô của thị trường đang được chú trọng để thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài giải ngân vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
Minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 4 tháng đầu năm tiếp tục phát triển nhanh, song vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Để bảo đảm tính minh bạch của thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, nhiều khung khổ pháp lý tiếp tục được xây dựng theo hướng tăng điều kiện phát hành và siết phát hành riêng lẻ....