Trái phiếu chính phủ ế ẩm
Trong phiên đấu thầu ngày 10/9, Kho bạc Nhà nước chỉ huy động được 300 tỷ đồng trong tổng số 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu. Lãi suất trái phiếu 5 năm không thay đổi, song lãi suất kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ.
KBNN cần tiếp tục tăng lãi suất nhằm đáp ứng kỳ vọng của thị trường nếu muốn các đợt đấu thầu sắp tới diễn ra thành công.
Theo đó phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Sở GDCK Hà Nội (HNX) tổ chức ngày 10/9 có tổng khối lượng gọi thầu 3.000 tỷ đồng với 2 loại kỳ hạn: 5 năm (2.000 tỷ đồng) và 10 năm (1.000 tỷ đồng).
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 18 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 2.500 tỷ đồng và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,45-7,50%/năm. Kết quả, huy động được 230 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu 6,45%/năm, bằng với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 3/9/2015).
Video đang HOT
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm có 3 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt hơn 190 tỷ đồng và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,85-7,80%/năm. Kết quả, huy động được 70 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu 6,90%/năm, cao hơn 0,20%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 17/7/2015).
Liên tục nhiều phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ gần đây, tỷ lệ trúng thầu rất thấp, trong khi lãi suất có xu hướng tăng nhẹ. Tính chung từ đầu năm 2015 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 95.507,71 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu tại HNX.
“Với việc tỷ lệ trúng thầu trái phiếu chính phủ liên tiếp ở mức thấp, có tuần trúng thầu 0% tất cả các kỳ hạn, chúng tôi duy trì quan điểm KBNN cần tiếp tục tăng lãi suất nhằm đáp ứng kỳ vọng của thị trường nếu muốn các đợt đấu thầu sắp tới diễn ra thành công. Mức tăng lãi suất trong ngắn hạn có thể từ 0,1-0,2% cho kỳ hạn 5 năm và giữ nguyên ở kỳ hạn 15 năm do kỳ hạn này đã vượt kế hoạch huy động cho cả năm nay (120%)”, Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho biết.
Theo Thời Báo Kinh Doanh
Ả Rập Xê Út cắt giảm chi tiêu vì giá dầu giảm
Đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách kỷ lục vì giá dầu giảm và chi phí quân sự tăng cao, Ả Rập Xê Út sắp tới có thể phải cắt giảm tiếp chi tiêu và phát hành thêm trái phiếu.
Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê Út Ibrahim al-Assaf (phải) - Ảnh: AFP
AFP hôm 6.9 cho hay Ả Rập Xê Út - nền kinh tế lớn nhất Ả Rập và là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - đang đối mặt với khủng hoảng ngân sách sau khi giá dầu đã và đang giảm hơn một nửa, về mức dưới 50 USD/thùng.
Ngoài giá dầu thô, quốc gia Trung Đông cũng đang phải duy trì mức can thiệp quân sự tốn kém để chống lại quân nổi dậy Huthi ở nước láng giềng Yemen.
Tính đến nay, nước này vẫn đang tận dụng nguồn dự trữ tài chính khổng lồ để thu hẹp khoảng thâm hụt ngân sách nhưng mới đây, Bộ trưởng Tài chính Ibrahim al-Assaf cho hay Ả Rập Xê Út cần làm nhiều hơn nữa.
"Chúng tôi đang bắt đầu cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết", ông Assaf nói trên kênh CNBC Ả Rập. Hiện không rõ quốc gia Trung Đông sẽ cắt giảm bao nhiêu chi tiêu nhưng ông Assaf cho biết chi tiêu cho giáo dục, sức khỏe và cơ sở hạ tầng sẽ không bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê Út nói thêm chính phủ sẽ phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu Hồi giáo để "bù đắp thâm hụt ngân sách". Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo con số thâm hụt của đại gia dầu thô có thể lên đến mức kỷ lục 130 tỉ USD trong năm nay.
Hiện tại, nước này đã phát hành số trái phiếu trị giá dưới 100 tỉ riyal, tương đương 27 tỉ USD. Ông Assaf cho biết trước cuối năm nay, chính phủ dự định phát hành thêm trái phiếu thông thường và trái phiếu Hồi giáo cho các dự án đặc biệt.
Trước đó, Ả Rập Xê Út dự tính thâm hụt ngân sách chính thức trong năm 2015 vào khoảng 39 tỉ USD. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của nước này là 17,5 tỉ USD. Tăng trưởng kinh tế thì được IMF dự báo là sẽ tiếp tục hạ thấp, xuống còn 2,8% từ con số 3,5% của năm ngoái.
Quốc gia giàu dầu thô đã bơm ra thị trường 10,6 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tháng 6 năm nay. Đây là hạn ngạch sản xuất cao nhất của Ả Rập Xê Út. Đến tháng 7, nước này giảm sản lượng xuống còn 10,4 triệu thùng/ngày.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Doanh nghiệp Đông Nam Á đang ngồi trên núi nợ khổng lồ Nợ doanh nghiệp của các công ty lớn nhất Đông Nam Á đã tăng gấp 6 lần kể từ năm 1998, gây nên mối lo ngại về rủi ro vỡ nợ mà giới đầu tư cho rằng có thể tương tự như lần khủng hoảng tài chính khu vực gần nhất, theo Bloomberg. Nợ của 100 công ty đại chúng lớn nhất Đông...