Trái phiếu Chính phủ đắt hàng đầu năm
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường Trái phiếu Chính phủ (TPCP) tiếp tục có diễn biến sôi động ngay từ thời điểm đầu năm 2021 trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Theo đó, trên thị trường sơ cấp, thông qua 12 đợt đấu thầu được tổ chức trong tháng 1, Kho bạc Nhà nước đã huy động được tổng cộng 23.496 tỷ đồng trái phiếu. Tỷ lệ trúng thầu thành công đạt 90,36% và khối lượng đặt thầu gấp 2,99 lần khối lượng gọi thầu.
Thị trường Trái phiếu Chính phủ sôi động ngay từ đầu năm.
Về mặt lãi suất, so với tháng 12/2020, lãi suất trúng thầu của TPCP giảm tại các kỳ hạn 5, 10, 15 và 30 năm với mức giảm từ 0,11 – 0,15%/năm.
Trên thị trường giao dịch thứ cấp, giá trị giao dịch TPCP bình quân trong tháng 1/2020 đạt 15.174 tỷ đồng/phiên, tăng 8,16% so với tháng trước và là mức cao nhất kể từ đầu năm 2020.
Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 1,82 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt 202,1 nghìn tỷ đồng, giảm 5,42% về giá trị so với tháng trước.
Video đang HOT
Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 957,7 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 101,3 nghìn tỷ đồng, giảm 6,97% về giá trị so với tháng trước. Giá trị giao dịch repos chiếm 33,4% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, giá trị mua đạt hơn 8,75 nghìn tỷ đồng, giá trị bán đạt hơn 5,93 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tháng 1/2021 nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2,8 nghìn tỷ đồng.
Theo thông tin từ Kho bạc Nhà nước, trong quý I/2021, Kho bạc Nhà nước sẽ phát hành 100.000 tỷ đồng TPCP để thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách Trung ương năm 2021.
Cụ thể, kỳ hạn 5 năm là 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm là 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm là 35.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm là 35.000 tỷ đồng, kỳ hạn 20 năm là 10.000 tỷ đồng, kỳ hạn 30 năm là 10.000 tỷ đồng.
Trong thời gian thực hiện, Kho bạc Nhà nước có thể điều chỉnh khối lượng phát hành các kỳ hạn trái phiếu phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước.
Theo số liệu mới nhất từ Kho bạc Nhà nước, tính đến ngày 20/1, tổng khối lượng TPCP phát hành là 16.000 tỷ đồng. Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2021 đạt 16 đến 17 năm, lãi suất phát hành TPCP bình quân năm 2021 là 2,49%/năm.
Cũng theo Kho bạc Nhà nước, năm 2021, đơn vị sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch huy động vốn năm 2021 do Bộ Tài chính giao, đảm bảo chỉ tiêu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện chủ trương về tái cơ cấu ngân sách Nhà nước và nợ công theo hướng đảm bảo an toàn bền vững nền tài chính quốc gia.
Cùng với đó sẽ gắn kết chặt chẽ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, giữa quản lý nợ, quản lý ngân quỹ, quản lý ngân sách, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nợ công.
Kho bạc Nhà nước cũng đặt mục tiêu phát hành đa dạng các loại kỳ hạn trái phiếu, phù hợp với các nhu cầu đầu tư và tạo lãi suất tham chiếu cho thị trường.
Đồng thời thực hiện tái cơ cấu nợ công (mua lại, hoán TPCP) theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thí điểm phát hành các loại trái phiếu mới (trái phiếu xanh, trái phiếu có lãi suất thả nổi…) theo tiến độ triển khai của Bộ Tài chính.
Năm 2020, quy mô và thanh khoản trên thị trường TPCP tiếp tục tăng trưởng, theo đó giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.270 tỷ đồng/phiên, tăng 13,73% so với năm 2019. Quy mô niêm yết TPCP tính đến 31/12/2020 đạt hơn 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 17,39% so với năm 2019.
Trung bình mỗi ngày có thêm gần 4.000 tài khoản mở mới trong tháng 1/2021
Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 1, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 86.269 tài khoản chứng khoán, tiếp tục thiết lập kỷ lục mới về tháng có số lượng tài khoản mở mới lớn nhất trong lịch sử.
Ảnh Internet
Với con số trên, tính trung bình mỗi ngày làm việc, thị trường có thêm gần 4.000 tài khoản mở mới trong tháng 1/2021.
Đáng nói hơn, liên tục trong nhiều tháng qua, số lượng tài khoản mở mới đều cao hơn tháng trước, cụ thể trong tháng 1/2021, cao hơn 23.000 tài khoản, tương ứng tăng 36,4% so với tháng 12/2020.
Trong số 86.269 tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 1 có tới 86.107 tài khoản từ các nhà đầu tư cá nhân và 162 tài khoản từ các nhà đầu tư tổ chức.
Với sự gia nhập mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước, thanh khoản thị trường trong tháng 1 vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, nhiều phiên giao dịch trên mức 20.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE), thanh khoản trung bình tháng 1 trên HOSE gần 16.800 tỷ đồng.
Việc nhà đầu tư liên tiếp mở tài khoản đặt trong bối cảnh lãi suất huy động ngày càng giảm sâu, kênh trái phiếu thiếu hấp dẫn và quy định chặt chẽ hơn, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng kinh tế 2020.
Ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trên thị trường, với các diễn biến về dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ, sự ứng phó của doanh nghiệp và môi trường lãi suất thấp, đầu tư chứng khoán tiếp tục là kênh hấp dẫn nhất trong các kênh đầu tư khác.
Lãi suất VND liên ngân hàng tăng gấp đôi trong tuần Lãi suất VND liên ngân hàng dù tăng mạnh nhưng vẫn ở mặt bằng thấp và Ngân hàng Nhà nước chưa phải can thiệp... Yếu tố mùa vụ dịp cận Tết Âm lịch một lần nữa được thể hiện trên thị trường liên ngân hàng. Chỉ trong 1 tuần vừa qua, lãi suất VND tại thị trường này đã tăng gấp đôi. Theo...