Trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã tăng 9,1%, đạt 54,7 tỷ USD vào cuối tháng 9/2020
Phân khúc trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã tăng 9,1% so với quý trước vào cuối tháng 9/2020, đạt 54,7 tỷ USD – chiếm 83,8% tổng lượng trái phiếu của cả nước.
Lập trường tiền tệ thích ứng đã duy trì sự tăng trưởng của các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở Đông Á mới nổi, với các thị trường tiền tệ và chứng khoán khởi sắc vào đầu tháng 11, theo nhận định trong ấn bản hàng quý mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện trong tâm lý của các nhà đầu tư toàn cầu, nhưng diễn biến rất khó lường của đại dịch COVID-19 vẫn đè nặng lên triển vọng kinh tế của khu vực. Các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ lớn và đang tăng trưởng của khu vực có thể giúp tài trợ cho sự phục hồi hậu COVID-19 bền vững và bao trùm”.
Được biết, tổng giá trị trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 18,7 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 9, cao hơn 4,8% so với thời điểm cuối tháng 6 và cao hơn 17,4% so với năm ngoái.
Lượng trái phiếu phát hành của thị trường Đông Á mới nổi trong quý III đã tăng lên tới 2,2 nghìn tỷ USD, cao hơn 6,4% so với quý trước và 39,8% so với cùng kỳ năm trước, do các chính phủ vay tiền để hỗ trợ những chương trình kích thích quy mô lớn.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã công bố mức tăng trưởng hàng quý mạnh mẽ ở mức 11,6% vào cuối tháng 9 năm nay – tốc độ tăng trưởng hàng quý cao nhất trong khu vực Đông Á mới nổi – đạt 65,3 tỷ USD. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ bởi sự mở rộng trong cả phân khúc trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Video đang HOT
Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi đã tăng từ 91,6% vào cuối tháng 6 lên tới 95,6% vào cuối tháng 9. Tỷ lệ trái phiếu đang lưu hành trên GDP gia tăng chủ yếu do các chính phủ trong khu vực tăng tài trợ để đẩy lùi những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Trái phiếu chính phủ vẫn chiếm tỷ trọng chi phối trong thị trường trái phiếu khu vực, với 11,5 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 9. Trái phiếu doanh nghiệp đạt 7,2 nghìn tỷ USD. Trung Quốc là thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ lớn nhất của khu vực, chiếm 77,5% tổng lượng trái phiếu của Đông Á mới nổi.
Phân khúc trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã tăng 9,1% so với quý trước vào cuối tháng 9/2020 đạt 54,7 tỷ USD – chiếm 83,8% tổng lượng trái phiếu của cả nước. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng, tăng 26,9% so với quý trước vào quý III/2020, đạt 10,6 tỷ USD. Tăng trưởng hằng năm của trái phiếu doanh nghiệp đạt mức 129,1% vào cuối tháng 9 năm nay.
COVID-19 vẫn là rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi và triển vọng toàn cầu, nhất là khả năng có các làn sóng lây nhiễm mới, cùng với đó là các lệnh phong tỏa và những hạn chế khác đối với các hoạt động kinh tế. Căng thẳng thương mại tiếp diễn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng là một nguy cơ khác.
Ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á có 4 khung nội dung thảo luận, đó là tìm hiểu tác động của COVID-19 đối với các thị trường tài chính toàn cầu và động lực của các dòng vốn; sự ổn định tài chính ở khu vực Đông Nam Á; các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ và rủi ro tỉ giá hối đoái; và thời gian hồi phục từ các cú sốc kinh tế.
Một phần đặc biệt của báo cáo giám sát này xem xét cách thức mà tài chính bền vững có thể góp phần vào sự phát triển xanh và bao trùm trong kỷ nguyên hậu COVID-19, và một chương chủ đề đặc biệt thảo luận mối liên hệ giữa hiệu suất của khu vực ngân hàng với sự phát triển của thị trường trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp hạ nhiệt đáng kể trước Nghị định 81: Giá trị phát hành tháng 9/2020 giảm đến 75% xuống còn 10.905 tỷ đồng
Trong tháng 9 tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo hình thức riêng lẻ là 10.905 tỷ đồng, bằng 1/4 so với tháng trước, với 27 đợt phát hành của 14 doanh nghiệp (theo số liệu tổng hợp trên HNX).
Ghi nhận tại bản tin thị trường tháng 9/2020 của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, tại thị trường sơ cấp, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức 22 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị gọi thầu là 61.250 tỷ đồng, tăng 31.250 tỷ đồng so với tháng liền trước.
Tổng giá trị trúng thầu tăng 36.593 tỷ đồng. Trong đó, giá trị trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm chiếm tới 80%. Tỷ lệ trúng thầu tăng lên mức 97%. Tỷ lệ đăng ký (khối lượng đặt thầu/gọi thầu) trong tháng đạt 350%. Lãi suất trúng thầu ở hầu hết các kỳ hạn đều tăng trong tháng 9.
Ở thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch thông thường (Outright) và mua bán lại (Repo) đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương đạt 197,276 tỷ đồng, tăng 12% so với tháng 8.
Giá trị giao dịch thông thường (Outright) đạt 143.168 tỷ đồng, giảm 32.940 tỷ đồng so với tháng 8. Giá trị giao dịch Outright bình quân phiên đạt 6.818 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch mua bán lại (Repo) giảm 17,8% so với tháng trước, xuống mức 54.108 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 2.459 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào trái phiếu với giá trị mua ròng trong tháng đạt khoảng 1.176 tỷ đồng.
Mặt khác, tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong tháng 9 tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo hình thức riêng lẻ là 10.905 tỷ đồng, bằng 1/4 so với tháng trước, với 27 đợt phát hành của 14 doanh nghiệp (theo số liệu tổng hợp trên HNX).
Kỳ hạn phát hành trải dài từ 2 năm đến 15 năm với kỳ hạn phát hành bình quân là 5,8 năm. Trái phiếu kỳ hạn 3 năm có giá trị phát hành lớn nhất, đạt 7.425 tỷ đồng, chiếm 68,1% tổng giá trị phát hành.
Về cơ cấu thị trường trái phiếu phát hành theo loại hình doanh nghiệp, tổng giá trị phát hành của các Tổ chức tín dụng vẫn đứng đầu, đạt 8.490 tỷ đồng, chiếm 77,85% tổng giá trị phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, con số này đã giảm so với tháng trước đó 42%. Nhóm các công ty bất động sản phát hành trái phiếu nhiều thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt mức 1.929,5 tỷ đồng, chiếm 17,69%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, thị trường trái phiếu Việt Nam có 1.089 đợt phát hành của 175 doanh nghiệp với giá trị phát hành đạt 290.308 tỷ đồng với kỳ hạn phát hành bình quân là 4 năm. Các Tổ chức tín dụng là nhóm phát hành nhiều nhất với 78.486 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2020.
Sự sụt giảm mạnh giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây được nhận định một phần liên quan đến luật mới được áp dụng từ ngày 1/9/2020. Trong đó, Nghị định 81/2020/NĐ-CP đã nâng cao tiêu chuẩn, giới hạn về phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm hạn chế hoạt động phát hành quá mức để phân phối cho nhà đầu tư cá nhân; đồng thời tăng trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, đại lý giam gia vào đợt phát hành. Đây là bước điều chỉnh được cho là cần thiết để đảm bảo thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, lành mạnh, trong đó, hướng đến mục tiêu tách bạch rõ hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng với hoạt động chào bán riêng lẻ.
Với quy định này, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải đáp ứng, bao gồm dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất được cấp thẩm quyền phê duyệt; Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; Và đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước 6 tháng. Doanh nghiệp phải ký hợp đồng tư vấn phát hành với tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành...
VinaCapital VOF: Dòng vốn từ các quỹ cận biên sẽ sớm đổ mạnh vào TTCK Việt Nam VinaCapital VOF đánh giá Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong đợt phân loại lại thị trường MSCI Frontier Markets vào tháng 11. Với việc Kuwait được nâng hạng Emerging Markets, Việt Nam có thể tăng thêm 5-6% tỷ trọng trong rổ Frontier Markets, qua đó trở thành thị trường lớn nhất rổ chỉ số này. Trong báo cáo...