Trái ngược với khối ngoại, tự doanh CTCK mua ròng mạnh CCQ ETVFVN30 và HPG
Khối tự doanh công ty chứng khoán ( CTCK) tiếp tục mua ròng hơn 147 tỷ đồng ở sàn HoSE. Tự doanh CTCK mua ròng mạnh CCQ ETF nội E1VFVN30 với giá trị đạt 73 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 997,84 điểm, tương ứng tăng 0,76% so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 0,6% lên 104,77 điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính bao gồm ngân hàng và chứng khoán góp công lớn giúp các chỉ số thị trường duy trì được đà tăng nhẹ trong tuần bất chấp việc khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 236 tỷ đồng (giảm 56% so với giá trị bán ròng của tuần trước), tương ứng khối lượng 18,8 triệu cổ phiếu.
VNM đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị đạt 136 tỷ đồng. Hai mã VCI và YEG được mua ròng lần lượt 57 tỷ đồng và 52,8 tỷ đồng. VCI và STB được mua ròng lần lượt 28 tỷ đồng và 21,6 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG bị khối ngoại bán ròng trở lại với giá trị đạt hơn 103 tỷ đồng. VRE đứng sau với giá trị bán ròng là 98 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục bị bán ròng 68,6 tỷ đồng.
Trong khi đó, diễn biến giao dịch của khối tự doanh CTCK hoàn toàn trái ngược. Theo dữ liệu của Fiin Pro, tự doanh CTCK mua vào 14,6 triệu cổ phiếu, trị giá 420 tỷ đồng, trong khi bán ra 9,6 triệu cổ phiếu, trị giá 273 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 147 tỷ đồng (tăng 6,2% so với tuần trước đó).
Khác hẳn với khối ngoại, tự doanh CTCK mua ròng mạnh CCQ ETF nội E1VFVN30 với giá trị đạt 73 tỷ đồng. Tương tự, HPG cũng được khối này mua ròng 21,8 tỷ đồng. Trong khi đó, FPT bị khối tự doanh bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 17 tỷ đồng. TCB và MWG đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 16,6 tỷ đồng và 10,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
10 chứng khoán có giá trị mua (bán) ròng của khối tự doanh CTCK lớn nhất. Nguồn: Fiin Pro.
NDH
Theo Bình An
Cổ phiếu "bập bềnh" trong tuần review ETFs
Tuần qua (16-20/09), nhà đầu tư chứng kiến những phiên giao dịch sôi động trên thị trường chứng khoán, kèm theo đó là việc chỉ số VN-Index biến động mạnh.
Trong tuần, VN-Index đã có diễn biến khá tốt, áp sát ngưỡng 1.000 điểm với sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, phiên giao dịch cuối tuần (20/09) đã lấy đi của VN-Index hơn 6,7 điểm, đẩy chỉ số lùi về mốc 990,36 điểm. Tổng kết tuần, VN-Index tăng nhẹ 3,14 điểm với giá trị giao dịch bình quân hơn 5.900 tỷ đồng. Vấn đề về thanh khoản trên thị trường đã được cải thiện trong những tuần trở lại đây.
Trước những thông tin về lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước, áp dụng từ ngày 16/09, cổ phiếu ngành Ngân hàng tiếp tục trở thành tiêu điểm trong tuần qua. Tiêu biểu là TCB tăng hơn 2% trong tuần; các mã khác như BID, CTG, MBB, VPB cũng tăng tích cực so với diễn biến giá tuần trước.
Đối với nhóm cổ phiếu Dầu khí, với thông tin giá dầu thế giới đã tăng 19,5% ngay phiên đầu tuần 16/09 sau vụ tấn công nhằm vào một cơ sở sản xuất dầu của Ả Rập Saudi, cổ phiếu Dầu khí diễn biến khá tích cực trong 2 phiên đầu tuần. Tuy nhiên, dưới áp lực chốt lời cùng những thông tin giá dầu giảm trở lại, cổ phiếu Dầu khí đã có những phiên giảm điểm trong tuần qua. Đi đầu là GAS, với 3 phiên giảm điểm liên tiếp đã khiến đà tăng của mã này thu hẹp lại. Kết tuần, GAS chỉ tăng nhẹ 1,9%, so với tăng hơn 5,6% trong 2 phiên đầu tuần.
Khối ngoại tuần qua trở lại bán ròng mạnh hàng trăm tỷ đồng trong tuần cơ cấu danh mục. Theo thống kê, khối ngoại đã bán ròng gần 560 tỷ đồng trên 2 sàn HoSE và HNX. Trong đó, VIC, NVT, VRE, VCB đứng đầu trong danh sách bán ròng tuần qua. Ngược lại, VJC, HPG, MSN được khối ngoại mua ròng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh trên HOSE
Trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất từ phiên giao dịch 16-20/09, ASM đứng đầu trong danh sách tăng nóng với 5 phiên tăng điểm liên tiếp, trong đó có 1 phiên tăng trần. Tổng kết tuần, ASM tăng 20,8%. Có thể, xuất phát từ thông tin tích cực với cổ đông của ASM khi HĐQT CTCP Sao Mai (ASM) vừa thống nhất việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt 10% vốn điều lệ. Trong đó, đợt 2 năm 2018 tỷ lệ 8% và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 219 với tỷ lệ 2%.
Cũng với thông tin chia cổ tức còn lại của năm 2018 với tỷ lệ 20% (trong đó 15% bằng cổ phiếu, 5% bằng tiền), cổ phiếu của Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia-IDI (IDI) diễn biến tích cực trong tuần qua với biên độ tăng gần 18,8%.
Ngược lại, đà giảm của FTM vẫn chưa dừng lại mặc dù các cơ quan chức năng cùng các đơn vị có liên quan đã đưa thông tin sẽ tìm nguyên nhân và khắc phục. Trong khi đó, giá cổ phiếu FTM vẫn tiếp tục lao dốc, tính đến nay đã 26 phiên giảm sàn liên tiếp. Khép lại tuần này, FTM giảm gần 24,8% với khối lượng khớp lệnh bình quân dưới 1.000 cổ phiếu.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh trên HNX
Tổng kết tuần, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 1,95% với giá trị giao dịch bình quân hơn 500 tỷ đồng.
Trong top 10 tăng mạnh nhất của sàn HNX, cổ phiếu DST, HPM, SPI đứng đầu trong danh sách tăng nóng. Tuy nhiên, điểm chung là cả 3 mã này đều thuộc diện bị cảnh báo. Trong đó, khối lượng khớp lệnh bình quân của DST và SPI trong tuần qua dưới 500.000 cổ phiếu/phiên. Còn HPM, khối lượng khớp lệnh bình quân dưới 500 cổ phiếu/phiên.
Ở chiều giảm điểm, cổ phiếu của Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP) đứng đầu danh sách với 4 phiên giảm sàn liên tiếp trong tuần. Tuy nhiên, đáng chú ý trong 2 phiên giao dịch 17/09 và 20/09, khối lượng khớp lệnh của SPP tăng đột biến với khối lượng khớp lệnh hơn 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Con số này gấp hơn 8 lần khối lượng bình quân mỗi phiên của SPP trong 1 tháng gần nhất.
Theo Nhipcaudautu.vn
Bán cổ phiếu ở vùng giá thấp, Thành viên HĐQT Hòa Phát vẫn thu về hơn 34 tỷ đồng Chỉ trong vòng vài ngày ra thông báo, Thành viên HĐQT HPG Nguyễn Ngọc Quang đã bán thành công 1,5 triệu cổ phiếu và thu về khoảng 34,5 tỷ đồng. Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Quang - Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đăng ký bán 1.5 triệu cổ phiếu HPG trong thời gian từ ngày 18/9 đến 17/10...