Trai nghiện người Mông và tục ăn bám vợ
Với người Mông, xa vợ con, gia đình đi cai nghiện tự nguyện hay bắt buộc đều là điều không thể. Họ có thể xa gia đình thật lâu nhưng đó là thời gian đi chơi, đi tìm bạn tình, đi bắt vợ…
Bản cách trung tâm huyện Trạm Tấu xa nhất là 120km. Để đến được đó “bắt” con nghiện về cai nghiện tập trung là cả một hành trình gian truân như truy bắt tội phạm của người chiến sỹ công an và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, chính quyền địa phương.
Ở Trạm Tấu có 2 loại đối tượng nghiện là nghiện truyền thống – chuyên hút thuốc phiện và nghiện hiện đại – dùng heroin hay ma túy tổng hợp ngay từ đầu tiên. Điều đáng buồn là những người nghiện truyền thống đã chuyển sang nghiện hiện đại rất nhanh, như một cái chớp mắt để rồi họ cũng học được đầy những mánh khóe của cái gọi là hiện đại ấy.
Sợ đi cai nghiện hơn sợ… tang thương
Bị “bắt” về trụ sở công an huyện, đang ngồi chờ đến lượt làm thủ tục để đi cai nghiện bắt buộc, Giàng A Chu (SN 1966, thôn Mo Nhang, xã Trạm Tấu), người dân tộc Mông, thuộc diện hộ nghèo lâu năm nhưng có thâm niên nghiện từ truyền thống đến hiện đại đã được gần 10 năm. A Chu có đôi mắt và đôi môi đen đến mức không thể đen hơn.
Tâm sự vì sao sợ đi cai nghiện, A Chu bộc bạch: “Cán bộ à, trai Mông không quen xa vợ, xa gia đình lâu bao giờ. Ở nhà còn được vợ, con lo cho ăn, thuốc cho hút. Đi cai nghiện, phải làm việc, sợ lắm”.
Hờ A Dình (SN 1977, ở thôn Suối Xuân, xã Phình Hồ), con nghiện thuộc diện hộ nghèo, cho biết: “Không muốn đi cai nghiện, vì đến đó, cán bộ bắt làm việc. Ở nhà, việc gì cũng do vợ làm hết mà. Làm việc nặng, không chịu được đâu. Sợ đi cai nghiện lắm, sợ hơn bố, mẹ và vợ con chết…”.
Nghe mà thấy xót xa cho thân phận người phụ nữ Mông. Và lúc này, tôi nhớ câu chuyện của giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái. Trong một lần trao đổi về kế hoạch xoá đói, giảm nghèo của địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vị giám đốc này đã thốt thoảng nói: “Đầu tư đến mấy cũng vậy thôi. Đàn ông Mông lười lắm. Lúc chưa lập gia đình còn chịu làm việc. Lập gia đình rồi, vợ là trụ cột và công việc chính của người đàn ông là nhàn rỗi. Thích thì họ giúp vợ trông con, lên nương, làm rẫy, không thì chơi, uống rượu, hút thuốc phiện. Đàn bà Mông chịu khó, thương chồng lắm, thương đến mê muội, rất đáng trách nhưng không thể thay đổi được suy nghĩ, tập tục của họ”.
Video đang HOT
Các con nghiện đang ngồi chờ làm thủ tục đi cai nghiện bắt buộc
“Lập trận đồ bát quái” để “bắt” nghiện
Theo kế hoạch, 1 năm huyện Trạm Tấu thực hiện rà soát và lên danh sách đi cai nghiện bắt buộc đối với đối tượng nghiện 2 lần. Thế nhưng, tất cả đều phải phụ thuộc vào sự phối hợp giữa công an và chính quyền. “Chiến dịch” “bắt” con nghiện đi cai nghiện tập trung được thực hiện bất kỳ lúc nào trong năm. Bởi nó không đơn giản là đưa giấy đến chính quyền, triệu tập là con nghiện phải tự trình diện mà phải “bày binh, bố trận” để “bắt” con nghiện, đưa lên xe thùng, chạy thẳng một mạch về trụ sở công an huyện.
Thượng úy Đức Việt kể: “Hôm trước, huyện tổ chức đi Phình Hồ “bắt” nghiện, anh em phải lên được từ sáng, sau đó vào xã và ở đó nghe ngóng, chơi như bình thường. Đêm, từ 23h trở đi mới bắt đầu vào bản để “bắt” nghiện. Nhà của người Mông thường ở sườn núi, ngay cạnh rừng rậm nhất khu vực. Khi con nghiện biết, chúng chạy vào rừng thì rất khó “bắt” lại. Người Mông có đặc điểm là thông thạo đường rừng núi và địa hình nơi họ sinh sống. Đã thế, họ đi bộ, chạy rất nhanh, có thể đó là phương tiện di chuyển duy nhất của họ ở nơi mà suốt ngày chỉ có đi bộ và lội suối, băng rừng”.
Với người Mông, vợ con, cha mẹ là những người được tuyệt đối tin tưởng, không bao giờ thay lòng đổi dạ, phải yêu thương chồng và cha suốt đời. Chính vì thế, nếu người vợ nào biết chồng mình sắp bị “bắt” đi cai nghiện mà không “đánh động” để cho chồng bỏ trốn là có tội với chồng, với gia tộc, bị bản làng khinh bỉ. Vì thế, việc tác động với vợ, cha mẹ để cho chồng, con đi cai nghiện – dù là cai nghiện bắt buộc – cũng là không thể.
Đại tá Thẩm Hữu Tiến – trưởng công an huyện Trạm Tấu cho biết: “Công an huyện là lực lượng nòng cốt giúp chính quyền địa phương “bắt” đối tượng nghiện đi cai bắt buộc. Nếu không có lực lượng công an, chắc chắn con nghiện trốn hết. Vì đặc thù của vùng đồng bào dân tộc Mông là như vậy. Họ coi nghiện là bình thường, không phải xấu, cai hay không cai chẳng cần thiết. Cuộc sống của họ dựa vào tự nhiên nên đời sống hàng ngày cũng tự nhiên như cây cỏ mọc trong rừng. Với đối tượng nghiện người dân tộc Mông, công an phải có phương án mới “bắt” được họ đi cai nghiện. Nhiều chiến sỹ phải cải trang về bản với thân phận là công an điều tra vụ án hoặc là người buôn bán gì đó thì mới xâm nhập được vào gia đình để “bắt” nghiện đi trong đêm tối. Trưởng bản cũng giúp công an rất nhiều khi là người “xi nhan” giờ giấc, thời gian chính xác con nghiện có ở nhà để công an đến “bắt”. Sau đó, công an cũng phải giữ bí mật cho vị trưởng bản này, nếu không, ông trưởng bản cũng bị ghét lây, bị tẩy chay”.
Cũng theo đại tá Tiến thì, “bắt” được 1 con nghiện về huyện để đi cai nghiện tập trung là rất khó khăn. Lực lượng công an phải “dò” địa hình gia đình đó trước, chốt chặt các lối thoát trong nhà ra ngoài để con nghiện không có cơ hội chạy ra ngoài rồi lẩn nhanh vào rừng, mất hút. Có những con nghiện, khi lực lượng công an đã nắm chặt được tay, kéo đi ra xe thùng, lợi dụng đêm tối, con nghiện cắn vào tay chiến sỹ công an để mong tẩu thoát.
Đãi khách bằng thuốc phiện
Bà Thu Hà – Phó chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: Trước đây, người nghiện già trong bản đã từng tự nguyện đi cai nghiện thuốc phiện. Họ cai thành công, vì thuốc phiện nó không bắt người nghiện lệ thuộc quá nhiều và nó không có hóa chất nên sự tác động lên hệ thần kinh chưa lớn. Bây giờ, phần lớn con nghiện truyền thống, không có thuốc phiện, chuyển sang dùng heroin cùng con nghiện hiện đại nên cai nghiện cực kỳ khó khăn.
Ngoài ra, tập tục của người Mông cũng gây khó khăn cho công tác cai nghiện. Đó là, người Mông không coi con nghiện ma túy là xấu và cho đó là chuyện hết sức bình thường. Tập tục của người Mông trước đây về thuốc phiện là nhà giàu có trong bản mới dùng thuốc phiện để đãi khách. Họ mời nhau hút một bi như kiểu người miền xuôi mời nhau ở lại gia đình dùng bữa cơm thịnh soạn ấy.
Theo 24h
Gia Lai: 4 trẻ sinh non chết trong 1 tuần
Trong những ngày qua, người dân làng Đê Goh (có 100 hộ dân) thuộc xã Đăk Sơ Mei, huyện Đăk Đoa, Gia Lai hết sức hoang mang, lo lắng về chuyện 4 đứa trẻ sơ sinh trong làng tử vong chỉ trong một tuần.
Sự việc bắt đầu từ ngày 21/9, khi người dân làng Đê Goh ngỡ ngàng thấy một chiếc xe taxi lạ lẫm về làng và chạy thẳng đến nhà anh Chum (SN 1989). Chị Key (SN 1995) vợ anh Chum từ trên xe ôm đứa trẻ sơ sinh bước xuống với hai hàng nước mắt chảy dài, khóc khản cả tiếng.
Linh cảm có chuyện chẳng lành, bà con dân làng kéo đến thăm hỏi thì được biết, cháu bé con vợ chồng anh Chum mới lọt lòng được hơn một tuần tuổi đã yểu mệnh, chết non.
Trẻ tử vong liên tiếp dù được khám, siêu âm thai
Cưới nhau từ đầu năm 2012, vợ chồng anh Chum mang thai đứa con đầu lòng. Khi vợ mang bầu được 5 tháng, anh Chum có đưa vợ đi siêu âm tại một phòng khám ở thị trấn Đăk Đoa (huyện Đăk Đoa). Kết quả siêu âm cho thấy, thai nhi bình thường và dự đoán sinh vào ngày 5/11.
Kết quả siêu âm của chị Key khi thai nhi hơn 21 tuần tuổi
Ngày 10/9, vợ chồng anh Chum cùng lên rẫy hái cà phê. Tối cùng ngày, chị Key nghe đau bụng dữ dội nên được nhập viện bệnh đa khoa huyện Đăk Đoa điều trị. Sáng ngày 11/9, chị Key sinh non một bé trai khoảng 7 tháng tuổi, cân nặng 1,9kg.
Vì điều kiện bệnh viện tuyến huyện nên các bác sĩ phải cho chuyển cháu bé lên bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai để được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, sau gần 10 ngày điều trị, ngày 20/9, cháu bé đã tử vong và được gia đình đưa về chôn cất.
Tuy nhiên một ngày sau đó, khi người dân trong làng chưa lo xong đám tang cho con vợ chồng anh Chum, thì lại nhận thêm một tin dữ khác: Bé trai sơ sinh của vợ chồng anh Ên và chị Noan cũng đã tử vong tại bệnh viện và được đưa về làng lo chôn cất.
Vợ chồng anh Ên (SN 1984) và chị Noan (SN 1992) cưới nhau vào tháng 9/2011. Trong thời gian chị Noan mang bầu, anh Ên đã đưa vợ đi siêu âm 2 lần vào lúc thai nhi 4 tháng và 7 tháng tuổi.
Theo anh Ên cho biết thì các kết quả siêu âm đều cho thấy thai nhi bình thường và sẽ sinh vào giữa tháng 11.
Vợ chồng anh Ên và chị Blek thẫn thờ không hiểu chuyện gì đã xảy ra với hai đứa con đầu lòng
Rạng sáng ngày 20/9, chị Noan chuyển dạ nên anh Ên gọi xe taxi đưa vợ đi vào bệnh viện đa khoa huyện Đăk Đoa. Tuy nhiên, khi đi được nửa chặng đường thì chị Noan đã sinh cháu bé.
Tại bệnh viện đa khoa huyện Đăk Đoa, các bác sĩ cho biết cháu bé cháu bé sinh non mới được khoảng 7 tháng tuổi, cân nặng 1,5kg. Các bác sĩ đã cho chuyển cháu bé lên bệnh viện tuyến trên. Chiều ngày 21/9 cháu bé đã tử vong tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
Chuyện 2 cháu bé sinh non trong làng liên tiếp đã tử vong làm cho dân làng chưa hết bàng hoàng, lo lắng. Đến ngày 26/9, người dân trong làng càng hoảng hốt khi biết tin 2 bé trai song sinh của vợ chồng anh Ngân (SN 1991) và chị Blek (SN 1990) cũng chết ngay khi vừa lọt lòng mẹ.
Hai bé trai của vợ chồng anh Ngân cũng sinh non 7 tháng tuổi, mỗi cháu cân nặng 1,5kg. Ngày 25/9, sau khi chị Blek nhập viện đa khoa huyện Đăk Đoa và cùng ngày được chuyển viện lên bệnh viện đa khoa tỉnh để sinh.
Được biết, hai bé trong song sinh là còn đầu lòng của anh Ngân và chị Blek. Vào ngày 24/9, chị Blek có lên rẫy dọn củi và đến sáng ngày hôm sau thì nghe đau bụng.
Trẻ chết non do thói quen, phong tục?
Anh Gum, thôn trưởng làng Đê Goh cho biết: Theo thói quen của người dân trong làng bao đời nay, khi mang thai họ vẫn đi làm bình thường dù đó là việc nặng nhọc. Từ trước đến nay, có không ít trường hợp sinh non, nhưng vẫn có nhiều cháu sống sót và khỏe mạnh.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Tự Cường, Trưởng trạm Y tế xã Đăk Sơ Mei, những trường hợp sinh non ở làng Đê Goh rất có khả năng do người mẹ làm việc nặng, vì đây là thói quen của người dân tộc Bana. Ngoài ra, đây là vào mùa phun thuốc sâu, phun thuốc diệt cỏ của bà con nông dân trong làng, nên cũng có thể người mẹ vô tình bị ảnh hưởng...
Liên tiếp trong một tuần, ở một ngôi làng nhỏ với hơn 100 hộ dân người đồng bào dân tộc Bana đã có đến 4 cháu bé sinh non đều tử vong khiến cho người dân trong làng rất hoang mang.
Đã đến lúc ngành y tế huyện Đăk Đoa và Gia Lai cần xem xét hiện tượng bất thường này, có lời giải thích về nguyên nhân trẻ sơ sinh chết non cho bà con rõ, tránh tâm lý hoang mang, bất ổn đang bùng phát tại bản làng này.
Theo 24h
Ma túy hoành hành ASEAN Ma túy vẫn hoành hành khu vực ASEAN dù các thành viên cộng đồng đã có nhiều nỗ lực hợp tác. Đó là nhận định của đại diện các nước ASEAN sáng nay 31.8, trong cuộc họp các bộ trưởng phụ trách vấn đề ma túy tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an Việt...