Trải nghiệm xứ Lạng trong hai ngày
Đến thăm bản người Tày ở Quỳnh Sơn, tham quan bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn, dạo chơi qua những quả đồi trồng na bạt ngàn ở Chi Lăng và thưởng thức ẩm thực đa dạng là những cách thú vị để khám phá mảnh đất Lạng Sơn lịch sử.
Với hai ngày cuối tuần, khởi hành từ Hà Nội, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Lạng Sơn theo tuyến quốc lộ 1B (mất khoảng 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng). Xe khách từ Hà Nội lên Lạng Sơn xuất phát từ bến xe Lương Yên, Gia Lâm với giá khoảng 80.000 – 120.000 đồng. Tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn cả cho chuyến du lịch tự túc khi đi xe máy, ô tô hoặc thuê xe du lịch. Với nhiều địa danh lịch sử và những điểm du lịch hấp dẫn, nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến những điều mới mẻ, bất ngờ đến du khách. Cùng tham khảo lịch trình gợi ý dưới đây:
Ngày 1: Hà Nội – Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn – Đình Nông Lục – Làng văn hóa cộng đồng Quỳnh Sơn – Chợ đêm Kỳ Lừa.
Nếu khởi hành ở Hà Nội lúc 6h, bạn sẽ đến thành phố Lạng Sơn khoảng 10h.
10h: Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn
Nằm ngay cạnh đường quốc lộ 1B, thuộc thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thị trấn Bắc Sơn khoảng 2,5 km, bảo tàng với dáng dấp mô phỏng kiến trúc một ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày là nơi tái hiện toàn bộ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Ngày nay, đây là nơi nghiên cứu học tập và giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bảo tàng không thu vé vào cửa. Ảnh: Lê Thương
11h: Đình Nông Lục
Đình Nông Văn Lục nằm ở thôn Nông Lục, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn. Tại ngôi đình này tối ngày 26/9/1940, chi bộ đảng Bắc Sơn đã họp và quyết định khởi nghĩa dành chính quyền. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên do Đảng ta lãnh dạo trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nơi đây là di tích cách mạng đã được nhà nước tôn tạo và xếp hạng quốc gia năm 1992. Ảnh: Lê Thương.
12h: Làng văn hóa cộng đồng Quỳnh Sơn
Nằm ở xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, làng là nơi cư ngụ của người Tày từ bao đời nay. Nơi đây còn lưu giữ được những nếp nhà Tày cổ, được xây dựng theo kết cấu truyền thống với mái ngói âm dương làm bằng đất sét nung. Đến Quỳnh Sơn, ngoài việc tận hưởng không gian xanh và thiên nhiên hữu tình, du khách còn được tìm hiểu về những nét văn hóa, sinh hoạt đặc sắc của đồng bào Tày. Buổi trưa dùng bữa bên bếp lửa nhà sàn, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn truyền thống đặc trưng như bánh chưng đen, xôi cẩm, lạp xườn, vịt quay, lợn quay…
Hiện Quỳnh Sơn có 5 nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu của khoảng 30 – 35 du khách lưu trú. Giá phòng nghỉ 70.000 đồng một người. Ảnh: Dulichlangson.
Video đang HOT
Sau khi nghỉ ngơi, ăn trưa và tham quan bản làng người Tày ở Quỳnh Sơn, bạn khởi hành về thành phố Lạng Sơn, mất khoảng hơn 2 tiếng. Nghỉ đêm ở trung tâm thành phố.
8h: Chợ đêm Kỳ Lừa
Nằm ở trung tâm thành phố, chợ Kỳ Lừa rất sầm uất, là nơi trao đổi, mua bán, giao lưu văn hóa của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao… trong khu vực và các tỉnh lân cận. Hàng hóa ở đây chủ yếu là những mặt hàng như vải, quần áo may sẵn, chăn màn, giầy dép, đồ dùng gia đình và sản phẩm địa phương. Chợ mở cửa từ sáng đến tối, người bán hàng ít mời chào khách và không níu kéo.
Dạo một vòng chợ đêm, bạn đừng quên thưởng thức bánh cuốn nóng, bánh coóng phù, bánh mỳ chiên… rất ngon và rẻ. Ảnh: Lê Thương.
Ngày 2: Chợ Đông Kinh – Mẫu Sơn – Vựa na Chi Lăng – Hà Nội.
7h: Chợ Đông Kinh
Là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn, chợ với 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang. Trong lịch sử đô thị cổ Lạng Sơn, khu vực chợ Đông Kinh vốn là nơi trao đổi thương mại của thương gia hai nước Việt – Trung. Ngày nay chợ được xây dựng khang trang, trở thành địa điểm không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào khi đến Lạng Sơn.
Bạn dễ dàng mua được hàng hóa tốt ở đây, tuy nhiên, phải tinh khi chọn đồ và khi mua hàng du khách cần lưu ý phải mặc cả rất mạnh miệng bởi người bán hàng ở đây nói thách lên rất nhiều. Ảnh: Lê Thương
8h30: Khởi hành đi Mẫu Sơn
Khu du lịch Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30km, tiếp giáp với biên giới Việt Trung. Đây là vùng đất cao trung bình từ 800 -1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ. Đường lên Mẫu Sơn quanh co và có sương mù bao phủ. Mẫu Sơn có nhiều điểm cho bạn khám phá như những ngôi nhà hoang trên đỉnh Mẫu Sơn có từ thời Pháp thuộc, suối Long Đầu, bản của người Dao (bản Khuổi Cấp), khu linh địa cổ Mẫu Sơn, núi Phặt Chỉ … Nếu đi vào mùa đông, bạn còn có cơ hội được ngắm tuyết rơi.
14h: Vựa na Chi Lăng
Sau khi ăn trưa và tham quan Mẫu Sơn, trên đường về Hà Nội, bạn sẽ đi qua địa phận xã Chi Lăng. Suốt dọc chiều dài xã Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ, bạn sẽ thấy na được trồng phủ xanh khắp các sườn đồi, ở độ cao hơn 200 m. Điều đặc biệt là càng lên cao cây na càng phát triển cành lá tươi tốt và cho quả rất to. Vào tháng 7 âm lịch hàng năm là mùa thu hoạch na.
Na Chi Lăng quả to, nhiều thịt, ít hạt và thơm ngọt, khi thu hoạch được lái buôn thu mua tại chân núi hoặc ở chợ đầu mối Đồng Bành. Ảnh: Lê Thương
15h: Khởi hành về Hà Nội, kết thúc hành trình.
Lưu ý
Du lịch Lạng Sơn đẹp nhất vào mùa lúa tháng 5 hoặc tháng 10, lúc này lúa bắt đầu chín trên những thửa ruộng bậc thang thoai thoải, khắp nơi khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả, tạo nên bức tranh nên thơ. Hoặc đi vào những tháng mùa đông, xuân hoa đào nở khắp núi rừng, cùng với đó là băng tuyết kỳ thú ở Mẫu Sơn.
Theo VNE
Những món ngon làm quà từ xứ Lạng
Lạng Sơn hấp dẫn khách du lịch bằng vẻ ngoài quyến rũ và những món ăn thắm sắc núi, đượm tình người.
Đến thăm Lạng Sơn, ngoài việc được ngắm cảnh đẹp, thưởng thức "tại trận" những món ăn đặc sản, du khách còn có thể mang những món ngon xứ Lạng về làm quà như na Chi Lăng, nem nướng Hữu Lũng, hồng Bảo Lân, quýt Bắc Sơn, rượu, đào Mẫu Sơn...
Na Chi Lăng
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc mùa na Chi Lăng chín ngọt. Lạng Sơn được coi là một trong những vựa na lớn nhất cả nước. Vùng núi đá vôi Hữu Lũng và Chi Lăng là nơi tập trung nhiều lượng na nhất nơi đây. Du khách đi đến du lịch Lạng Sơn mùa na chín bao giờ cũng mua vài cân về làm quà cho người thân ở nhà.
Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc.
Nem nướng Hữu Lũng
Nem Hữu Lũng được làm từ thịt sống, sau khi lên men khoảng 2 đến 3 ngày được nướng trên bếp than hoa cho lá chuối cháy xém. Nem được ăn kèm với lá đinh lăng cùng nước chấm chua, ngọt, tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn. Ngày lạnh được nhâm nhi nem nướng cùng ly rượu Mẫu Sơn thì không gì bằng.
Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng gần xa thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị chua nồng thơm đặc trưng khi nướng lên.
Hồng Bảo Lâm
Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Hồng Bảo Lâm rất đặc biệt bởi không có hạt, thịt quả ăn giòn, thơm, ngọt đậm, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 - 12 cánh đều nhau, nên hình thức quả vô cùng hấp dẫn.
Quýt Bắc Sơn
Quýt Bắc Sơn được trồng trên các khe núi, thung lũng hay trên sườn đồi của huyện Bắc Sơn, nổi tiếng bởi màu sắc hấp dẫn, quả căng mọng, ít hạt có vị ngọt đậm hơi chua, hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được. Quýt ở đây có hai loại là quýt ròn và quýt dẹt.
Bắc Sơn nổi tiếng với giống quýt vàng, theo chân người lái buôn đi khắp mọi miền đất nước. Giá trung bình 30 - 45.000 đồng/kg tùy mẫu mã.
Rượu Mẫu Sơn
Rượu Mẫu Sơn là thứ rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng nghìn năm trước từ nguồn nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000 m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm. Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, rót ra chén sủi tăm, khi uống không có cảm giác gắt, êm dịu, đậm đà đặc trưng.
Rượu Mẫu Sơn không kén gạo, mà kén men, kén nước. Chỉ có nước và khí hậu ở trên đỉnh Mẫu Sơn này mới có thể tạo nên loại rượu có một không hai này.
Đào Mẫu Sơn
Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm mịn, vừa to, vừa ngọt, cùi lại giòn tan và chắc thịt nên từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Chính hương thơm tự nhiên và hương vị ngọt ngào của trái đào tươi mà hàng năm cứ đến mùa đào Mẫu Sơn, du khách lại tấp nập đổ về.
Mẫu Sơn chính là nơi những cây đào bông hoa đỏ thắm vào mùa xuân và những rừng đào sai trĩu quả vào mùa hè.
Lê Thương
Theo Ngôi Sao
Tiết lộ về "hương liệu Tàu" trong trà tranh, xúc xích, thịt xiên Theo điều tra của chúng tôi, các món ăn, thức uống được gọi là đồ ăn chơi của giới trẻ Hà thành từ trà chanh, trà sữa đến nước ép trái cây hay xúc xích, thịt xiên nướng đều có pha lẫn "hương liệu Tàu" độc hại nhập lậu. Trong đó, tiết lộ kinh hoàng của đầu nậu "hương liệu Tàu" là có...