Trải nghiệm với kỳ học quân đội của bé
Tham gia học kì quân đội các bé được rèn luyện tự làm vệ sinh cá nhân, tháo lắp súng, học viết thư…
Mỗi dịp hè, các bậc phụ huynh lại lựa chọn, tìm đến các khóa học kì quân đội để giúp con em mình rèn luyện kĩ năng, trải nghiệm cuộc sống. Theo nhiều phụ huynh, sau các khóa học, các con không chỉ quen biết thêm nhiều bạn bè mới mà còn tự lập, tự giác hơn trong mọi việc. Học phí cho mỗi khóa học khoảng 5 – 6 triệu đồng với khoảng thời gian học tập là 1 tuần.
Chị Lê Thị Quỳnh (Thanh Xuân, Hà Nội) có con cô con gái 10 tuổi tham gia khóa học lần này chia sẻ, bình thường, con chị ở nhà khá nhút nhát, chưa có tính tự giác trong mọi việc. “Đây là lần đầu tiên tôi cho cháu tham gia khóa huấn luyện quân sự ngắn ngày. Cùng với con tôi, còn có mấy cháu khác cũng học trong khóa này. Hy vọng, sau khóa rèn luyện, cháu sẽ học hỏi được cách giao tiếp, biết suy nghĩ, hành động có trách nhiệm”, chị Quỳnh tâm sự.
Cùng chung quan điểm như chị Quỳnh, chị Lê Thị Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng khá tin tưởng vào các khóa học kì quân đội. “Thời gian gần đây, các khóa học này đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Năm ngoái, tôi cũng cho cháu tham gia một khóa huấn luyện tại Bắc Ninh.
Sau một tuần, thấy con người lớn hơn hẳn. Sáng dậy, cháu biết tự gấp chăn màn, vệ sinh cá nhân chứ không phải thúc giục như trước nữa. Nếu có điều kiện, tôi nghĩ các bậc phụ huynh nên cho con cái trải nghiệm những khóa học như thế này. Nghỉ hè chỉ ở nhà, đọc truyện, xem ti vi cũng không phải là điều tốt”, chị Thúy chia sẻ thêm.
Hàng năm, cứ vào dịp hè, các bậc phụ huynh lại cho con em mình tham gia các khóa học kì quân đội.
Tại đây, các em được rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong môi trường quân đội như tháo lắp súng…
… chào theo nghi thức của một người lính thực thụ…
… vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe.
Học cách di chuyển trong chiến đấu.
Video đang HOT
Tham quan và trải nghiệm làm “anh nuôi” trong doanh trại.
Sau khi ăn xong, các bé phải tự rửa bát của mình…
… hay tự vệ sinh cá nhân tại nhà tắm tập thể.
Học cách tự giặt quần áo…
… và phơi quần áo – những việc ở nhà đã có bố mẹ làm.
Buổi tối, các em còn được học cách tập hợp, điểm danh sĩ số.
Một trong những nội dung ý nghĩa trong học kì quân đội là các bé học viết thư cho người thân,.
Hoặc cho các chiến sĩ bộ đội nơi đảo xa.
Cảm giác buồn khi nhớ về bố mẹ.
Tự giác đi nhận chăn màn.
Học cách mắc màn…
… và gập chăn màn sao cho gọn nhất.
Kết thúc khóa học các bé sẽ được trao chứng chỉ.
Những tình cảm lưu luyến không rời của các chiến sĩ nhí trước giờ “xuất ngũ”.
Kết thúc một tuần huấn luyện, nhiều em nhỏ đã học cách kết giao, có thêm nhiều bạn bè mới.
Theo_Eva
Một cuốn sách dành cho trẻ em chứa nhiều nội dung bạo lực
Cuốn sách "100 bài tập rèn luyện trí thông minh-suy đoán" của tác giả Minh Khanh do NXB Thời Đại phát hành tuy được giới thiệu là loại sách dành cho thiếu nhi nhưng lại có rất nhiều thông tin bạo lực, nhảm nhí.
Bìa cuốn sách
Những bài tập... rợn người
Ghé hiệu sách Nguyễn Văn Cừ trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi tìm mua một số cuốn sách về làm quà tặng em. Thấy tên cuốn sách "100 bài tập rèn luyện trí thông minh-suy đoán", tôi định mua vì nghĩ đây là cuốn sách hay, sẽ góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho em mình. Nhưng, vừa lật giở vài trang đầu tiên, tôi đã giật mình vì sách có những nội dung thiếu lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Cuốn sách là tập hợp 100 "bài học" dạy trẻ cách phán đoán, suy luận nhưng có đến hơn 40 trang dày đặc nội dung hỏi và đáp về giết chóc như những câu chuyện trong phim hành động phá án, thậm chí có những chi tiết vô lý thể hiện các hành vi vi phạm đạo đức xã hội. Hàng loạt bài tập như: "Vụ kiện", "Sư tử mỉm cười", "Căn cứ khoa học", "Chứng cớ ở đâu?", "Bí mật cái then cửa", "Kẻ cướp tàng hình", "Hung thủ giết người như thế nào?", "Thủ đoạn tàn nhẫn", "Tiếng động trong đêm", "Người lái chính mất tích", "Tự tử trên cột sắt", "Thủ đoạn giết người"... đều chứa nhiều yếu tố bạo lực và nội dung không phù hợp với đối tượng tiếp nhận là các em học sinh.
Ví dụ, câu chuyện về "Người lái chính mất tích", khi đưa ra tình huống người lái tàu "biến mất" một cách bất thường, đáp án mà sách đưa ra vừa bất ngờ, vừa gây kinh hoàng cho người đọc: "Lái chính bị lái phụ đánh chết, sau đó bỏ vào lò chưng khí đốt thành tro. Nhiệt độ trong nồi lò rất lớn nên chỉ cần một thời gian ngắn có thể thiêu hủy thi thể nạn nhân, chỉ còn sót lại một đống tro xương rất giống với tro than. Do tàu chạy nên khí đốt thải ra bị gió thổi tạt đi, đầu tàu giống như một lò thiêu di động".
Đây không phải là "bài học rèn luyện tư duy suy đoán thông minh" duy nhất sử dụng nhiều tình tiết bạo lực, giết chóc, mà trong cuốn sách có rất nhiều câu chuyện giống như hồ sơ tội phạm của công an được đặt ra làm tình huống để "rèn" óc phán đoán của trẻ thơ. Trẻ phải suy luận xem tại sao con sư tử của đoàn xiếc mọi hôm rất ngoan hiền và thành thục diễn trò nhưng một hôm lại bất ngờ "ngoạm lấy đầu của nữ huấn luyện viên" đã quen thân với nó. Hay trong bài học "Hung thủ đã giết người như thế nào?", từng tình tiết về cái chết của nạn nhân cộng với thủ đoạn của hung thủ được miêu tả rõ, điều này không khỏi gây phản cảm và tâm lý sợ hãi cho trẻ em.
Nhiều "bài học" được cuốn sách đưa ra còn có những nội dung rất nhảm nhí. Đơn cử là "bài học" mang tên "Căn cứ khoa học" đưa ra tình huống người dân nhìn thấy bà mẹ kế chụm môi vào đứa con riêng, "mồm bà ta đầy máu". Câu hỏi được đặt ra cho trẻ là: "Người mẹ kế này có phải là quỷ hút máu người không? Có căn cứ khoa học nào để giải thích?". Và câu trả lời thật khác với câu hỏi mang tính "giật gân" bên trên: "Đứa trẻ bị rắn độc cắn vào vai, bà mẹ kế giúp nó hút chất độc ở vết thương, bà không phải quỷ hút máu"?!
Cẩu thả trong kiểm duyệt, phát hành
Khi được hỏi về những bất cập của cuốn sách "100 bài tập rèn luyện trí thông minh-suy đoán", một biên tập viên sách lâu năm (xin giấu tên) cho biết: "Tôi nhận thấy cuốn sách này giống như một "thực phẩm" không rõ nguồn gốc. Thứ nhất, về nguyên tắc, cuốn sách này cần phải chú thích rõ ràng là sưu tầm, biên soạn chứ không thể để tên tác giả. Và kèm với chú thích sưu tầm, ở phần cuối sách cần có một trang nêu cụ thể danh mục tài liệu tham khảo, lấy từ những nguồn nào.
Ở đây có sự sao chép, "ăn cắp" bản quyền trắng trợn nội dung, kiến thức khoa học nhưng lại đứng ra tự nhận là tác giả. Thứ hai, trong cuốn sách không hề có dòng nào giới thiệu thông tin về tác giả cuốn sách. Minh Khanh là ai, có học vị, kiến thức thế nào, trình độ ra sao?
Liệu đã thực sự đáp ứng đủ tiêu chí để có thể viết sách dạy kỹ năng tư duy cho trẻ? Hơn nữa, sự thiếu hụt thông tin về tác giả, khiến khi muốn phê bình cuốn sách sẽ không biết tranh luận với ai, phê phán ai, chỉ một cái tên được đặt trên sách là rất "ảo". Tóm lại, đây là một cuốn sách không chuẩn, vậy mà ban lãnh đạo vẫn duyệt, vẫn cho in thì thực sự khâu biên tập, khâu thẩm định có vấn đề".
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Hợp, Giám đốc Nhà xuất bản Thời Đại cho biết: Cuốn sách này đã được thu hồi và chịu trách nhiệm xuất bản là giám đốc cũ, ông Bùi Việt Bắc. Tuy nhiên, trên thực tế, phóng viên ghi nhận cuốn sách vẫn được bày bán công khai ở hệ thống Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) và được ghi chú phát hành tại Nhà sách Thành Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cùng hệ thống nhà sách-siêu thị Nguyễn Văn Cừ trên toàn quốc.
Đề nghị cơ quan quản lý sớm kiểm tra, thu hồi, chấm dứt việc phát hành cuốn sách nêu trên, đồng thời xử lý nghiêm những người vi phạm.
Theo_Dân việt
Để sinh viên cảm thấy lý tưởng Đảng không quá cao xa! Tránh giáo điều, khô khan hay ép buộc, mà cần có nhiều hình thức thể hiện, để đoàn viên sinh viên cảm thấy lý tưởng Đảng không quá cao xa, mà sinh động, gần gũi với cuộc sống học tập và rèn luyện hàng ngày. Công tác phát triển Đảng trong sinh viên và cán bộ trẻ là một nội dung hoạt động...