Trải nghiệm núi Phú Sĩ vào mùa hè
Núi Phú Sĩ từ lâu đã trở thành hình ảnh đại diện cho Nhật Bản. Vào mùa hè, tuyết trên đỉnh tan, khí hậu mát mẻ mang tới cho khách du lịch nhiều trải nghiệm thú vị.
Diện mạo khác của núi Phú Sĩ vào mùa hè
Nhiều du khách vốn quen thuộc với hình ảnh núi Phú Sĩ có tuyết trắng phủ. Vào mùa hè, tuyết trên đỉnh sẽ tan hết, ngọn núi hiện rõ bầu trời xanh biếc. Mùa hè thường là thời điểm núi Phú Sĩ đón những khách du lịch ưa mạo hiểm. Đây là lúc chính phủ Nhật mở cửa để du khách leo lên đỉnh núi ngắm bình minh. Hành trình leo núi Phú Sĩ bắt đầu từ trạm số 5. Bạn leo từ chiều đến tối sẽ lên tới trạm 8. Tại đây có một điểm lưu trú nhỏ để du khách leo núi ăn tối, chợp mắt một giấc ngủ ngắn đến khoảng 1h sáng rồi tiếp tục hành trình cho kịp lên đỉnh vào lúc mặt trời mọc. Sau khi chinh phục đỉnh núi, bạn sẽ được tặng một cây gậy lưu niệm hoàn thành hành trình. Ngắm mặt trời mọc từ đỉnh núi Phú Sĩ là trải nghiệm bạn nên có một lần trong đời.
Video đang HOT
Ngắm Phú Sĩ từ hồ Kawaguchi
Bao quanh núi Phú Sĩ có 5 hồ nước lớn gọi là Phú Sĩ ngũ hồ. Kawaguchi là hồ nước rộng thứ nhì nhưng lại là hồ có đường bao quanh dài nhất và đẹp nhất. Vào mùa đông, việc thưởng ngoạn hồ gần như bất khả thi do thời tiết rất lạnh, cây cối rụng lá. Vì thế, người Nhật và du khách khắp nơi thường chọn mùa hè để ghé thăm Kawaguchi. Bao quanh hồ có nhiều viện bảo tàng, khách sạn, nhà hàng và các công viên xanh rờn để chúng ta có thể thưởng ngoạn và hít thở không khí cực kỳ trong lành. Tôi đến hồ Kawaguchi vào một ngày tháng 8, khi Nhật Bản đang hứng chịu làn sóng nhiệt kỷ lục. Nhiệt độ ở các tỉnh đồng bằng lên tới trên 40 độ C khiến nhiều người nhập viện. Tuy nhiên, khu vực hồ Kawaguchi lại mát mẻ, nhờ vào địa hình đồi núi và khí hậu trong lành. Từ hồ Kawaguchi, bạn có thể ngắm nhìn núi Phú Sĩ sừng sững, ngút tầm mắt. Ngoài hồ Kawaguchi, bạn cũng ngắm được núi Phú Sĩ từ chùa Chuerito.
Trải nghiệm homestay ở làng Fujiyoshida
Fujiyoshida là một trong rất nhiều thị trấn nhỏ quanh khu vực núi Phú Sĩ. Các ngôi nhà ở đây đều hướng thẳng ra ngọn núi. Với chi phí khoảng 1 triệu đồng/người, bạn có thể ở qua đêm tại nhà của người bản địa, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ trong những căn nhà theo truyền thống. Bạn sẽ được nằm ngủ trên futon, nền chiếu tatami kiểu Nhật. Ngoài ra, du khách được dùng nhà tắm theo phong cách xưa, lắng nghe chủ nhà kể về những câu chuyện đời thường. Sau khi tham quan hồ Kawaguchi, bạn chỉ cần đi 7 km là tới thị trấn Fujiyoshida.
Du lịch năm 2020 giống mùa hè 1965
Thay vì di chuyển bằng đường hàng không và bay quốc tế, người dân Mỹ quay trở lại với những chuyến đi trên ô tô, cắm trại.
Vào những năm 1950 - 1970, khi hệ thống xa lộ liên bang phát triển, các gia đình thường lái xe đi du lịch. Khoảng 85% người Mỹ đi nghỉ bằng ô tô vào năm 1963 và các chuyến đi trên đường trở thành một nghi thức văn hóa dịch chuyển của các gia đình.
Những trải nghiệm của mùa hè năm nay giống như những gì mọi người trải qua vào năm 1965, chứ không 2019, theo New York Times. Điều khác nhau giữa hai mùa hè chính là hành trang trên xe của du khách năm 2020 có thêm găng tay, gói khẩu trang và dung dịch sát khuẩn tay.
Anthony Harkins, giáo sư lịch sử của Đại học Western Kentucky, cho biết khi bay, chúng ta chỉ đến nơi mình muốn và không nghĩ nhiều về những nơi bay qua. Nhưng lái xe cho phép du khách hiểu về những nơi mình đi qua đó rõ hơn, về địa lý, văn hóa, lịch sử...
Năm ngoái, Amanda Morgan, 40 tuổi, làm việc trong ngành tài chính ở New York đến Australia để xem My Fair Lady tại nhà hát Opera Sydney, lái xe từ Queenstown đến Chrischurch (New Zealand). Những chuyến đi sau đó của cô gồm dạo chơi qua những cánh đồng hoa oải hương nổi tiếng tại Provence, Pháp và dành một tuần ở Mykonos, Hy Lạp. Nữ du khách Mỹ đón Giáng sinh ở Amsterdam, Hà Lan và giao thừa ở Paris, Pháp.
Khi Covid-19 tấn công nước Mỹ, Morgan hủy chuyến đi tới Jordan, Ai Cập vào đầu tháng 5. Thay vì lênh đênh trên biển Chết hay lang thang ở khu khảo cổ Petra, cô chèo thuyền kayak, ngắm hoàng hôn tại Inns of Aurora, một khu nghỉ mát ở vùng Finger Lakes, ngoại ô New York. Morgan rời căn hộ ở Manhattan vào tháng 5, lái chiếc xe thuê thẳng hướng đường Interstate-81. Trên đường lái xe, Morgan chỉ dừng lại uống cà phê và sử dụng phòng tắm công cộng.
Jessica Nabongo, 36 tuổi, blogger du lịch bắt đầu một loạt các chuyến đi bằng xe ô tô kết hợp máy bay, từ New England tới California, New Mexico, Nevada, Arizona và Utah. Nabongo là người da màu. Vì vậy, một trong những mối quan tâm của cô, ngoài Covid-19, còn là sự phân biệt chủng tộc ở nhiều nơi dọc đất nước. Tuy vậy, cô luôn tìm thấy niềm vui khi đi du lịch bằng ô tô, điều mà nữ blogger tin rằng "giúp bạn khám phá mọi thứ một cách kỹ lưỡng và tự chủ về thời gian". Với cô, du lịch có nghĩa là rời khỏi nhà, còn việc đi bao xa không quá quan trọng.
Gia đình Martin sống trên đảo Staten đang chuẩn bị đi nghỉ cùng nhau vào tháng 2/1972. Ảnh: Dennis Chalkin/New York Times
Rất nhiều người Mỹ đã trải qua một mùa hè giống Morgan và Nabongo. Một báo cáo của AAA (Hiệp hội ô tô Mỹ) chỉ ra rằng, có gần 700 triệu chuyến đi đường bộ được người Mỹ thực hiện trong mùa hè năm nay. Con số này chỉ giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại dịch với những hạn chế đi lại trong và ngoài nước đã buộc khách du lịch phải chọn điểm gần nhà. Từ tháng 4 đến 6, trong các cuộc khảo sát được thực hiện, 40% số người được hỏi nói rằng họ chọn các điểm đến trong bán kính 160 km. Họ đổ xô đến những nơi hứa hẹn có không khí trong lành và tràn ngập ánh sáng mặt trời. Dân Los Angeles tới Palm Springs hoặc Santa Barbara, người Chicago thì đến Great Lakes, dân Washington đến Dewey Beach còn những người sống ở New York thích đến Finger Lakes.
Peter Liebhold, phụ trách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Smithsonian cho biết, nhiều người muốn tìm cách thoát khỏi cái nóng của mùa hè và lại gần các bãi biển, hồ nước, công viên giải trí... Người dân Mỹ tin rằng dù ngay trong thời điểm khủng hoảng, họ vẫn muốn đi du lịch. Tuy nhiên, những chuyến du lịch này sẽ được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài chuyển sang du lịch bằng đường bộ, người Mỹ cũng quay trở lại hình thức cắm trại nhiều hơn. Hơn 60% trong tổng số 100.000 địa điểm cắm trại được công bố trên thị trường trực tuyến Campsot có lượng đặt chỗ tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số cho thuê xe tải cắm trại và phụ kiện cũng tăng. Loge, một địa điểm cắm trại đã bán hết chỗ tại 5 cơ sở kinh doanh của mình vào tuần cuối cùng của tháng 7. Một số nơi khác tăng 40% công suất hoạt động phục vụ khách.
Một trong những thói quen của người Mỹ là đến thăm các công viên quốc gia - nơi được coi như "thánh địa" của họ, giống như người dân châu Á có sở thích ghé thăm chùa chiền, đền đài. Trong những năm 1950 - 1970, số lượng khách đến các vườn quốc gia tăng cao. Điều tương tự xảy ra vào mùa hè này. Một số công viên và bãi biển đón khách thậm chí còn nhiều hơn so với tháng 7 - 8 của năm ngoái.
Khu vực cắm trại tại Vườn quốc gia Yellowstone mở cửa trở lại đón khách từ tháng 6, và đã bán hết chỗ trong ba tháng hè. Thậm chí, lượng khách đặt chỗ cho mùa hè năm sau ở đây cũng tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 8, Jeff Miller, 41 tuổi, thuê một chiếc R.V. và lái xe cùng bạn gái từ Los Angeles đến Công viên Quốc gia Zion và một số công viên quốc gia khác. Miller, trưởng nhóm ban nhạc Black Crystal Wolf Kids, cho biết cảm giác được đi du lịch mà vẫn an toàn thật tuyệt. "Tôi đã yêu vẻ đẹp của nước Mỹ đến nhường nào".
Chẳng cần mơ đi Tây đi Tàu, trải nghiệm hết Việt Nam là đủ thấy sự 'vi diệu' của tạo hóa Đừng để trận đại dịch đầu thập kỷ ngăn bạn khỏi những chuyến đi của cư dân mê xê dịch, nhất là khi mùa hè đang đến, nhà nhà người người đều cần một chốn để nạp lại năng lượng cho hành trình nửa năm còn lại. Trong khi những quốc gia khác vẫn còn đang trong tình trạng giãn cách xã hội...