Trải nghiệm nhanh đồng hồ thông minh Garmin Venu 2: Cân bằng giữa yếu tố thể thao và thời trang, có nên mua khi giá ngang ngửa Apple Watch Series 6?
Đặt lên bàn cân giữa Garmin Venu 2 và Apple Watch, kẻ nào sẽ thuyết phục được bạn? Hãy cùng tôi trải nghiệm và so sánh ở cuối bài để tìm ra nhu cầu thích hợp nhất cho bản thân trước khi rút ví.
Thích:
- Nhẹ và đẹp
- Độ sáng cao, có thể xem được nội dung ngay dưới ánh nắng gắt ngày hè
- Nhiều tính năng theo dõi sức khoẻ, nhờ đó bản thân người dùng cũng sẽ tự quan tâm sức khoẻ cũng như tìm đến những bài tập thích hợp
- Hỗ trợ nhiều bài tập tăng cường thể chất, đặc biệt là có rất nhiều bài hướng dẫn tự tập ở nhà, không cần dụng cụ hoặc chỉ cần dụng cụ đơn giản
- Có cả một số bài tập hướng dẫn Yoga cho người chạy bộ
- Pin có thể kéo dài hơn 1 tuần
Chưa thích:
- Giao diện người dùng của Garmin Connect đôi khi vẫn còn khá rối rắm
- Mẫu mặt đồng hồ trong kho chưa được nhiều, những mẫu đẹp thì phải trả tiền
- Hơi dày, đeo cả ngày để theo dõi thì rất dễ bị hằn vết lên cổ tay
- Đường kính hơi to, nếu là nữ giới nên mang Venu 2S
- Không có LTE
Garmin là thương hiệu không mấy xa lạ trong thị trường thiết bị đo thể thao ngày nay. Trải qua nhiều năm phát triển, họ đã cho ra đời rất nhiều dòng smartwatch nằm ở nhiều phân khúc khác nhau. Với mức giá xấp xỉ 10 triệu đồng, Venu 2 trở thành một cái tên chen chân vào kệ hàng của những đối thủ khác, đặc biệt là Apple Watch.
Vậy chiếc đồng hồ này có gì nổi bật và tương xứng với giá tiền mà nó đặt ra hay không? Bên cạnh đó, đặt lên bàn cân giữa Garmin Venu 2 và Apple Watch, kẻ nào sẽ thuyết phục được bạn? Hãy cùng tôi trải nghiệm và so sánh ở cuối bài để tìm ra nhu cầu thích hợp nhất cho bản thân trước khi rút ví nhé.
Ngoại hình vừa vặn với cổ tay người Việt
Trước đây tôi từng viết về chiếc Garmin Enduro – hội tụ nhiều điểm rất tốt nhưng bù lại giá chát và mặt hơi to thì giờ đây tôi đã tìm ra được sản phẩm ưng ý hơn hẳn. Đầu tiên là mặt đồng hồ Venu 2 vẫn theo kiểu hình tròn giống đa phần các dòng Garmin hiện nay, tuy nhiên đường kính chỉ 45mm so với 51mm của Enduro.
Venu 2 có kích thước gọn gàng hơn hẳn so với Enduro mà cách đây 2 tháng tôi từng đeo.
Là người có cân nặng 61kg, chiều cao 1,65m và thường xuyên đeo đồng hồ Apple Watch mặt 44mm thì với 45mm này của Venu 2 tất nhiên là rất vừa vặn. Tôi cũng tin rằng đa số người dùng Việt Nam cũng có thể đeo hợp với kích thước này hơn, và tất nhiên chúng ta cũng có phiên bản Venu 2S với mặt nhỏ phù hợp cổ tay nữ giới hơn.
Tổng quan ngoại hình chiếc đồng hồ này trông khá “dễ tính” khi phối với đồ đi làm hàng ngày hay đi chơi, đi tập thể thao đều phù hợp. Nói cách khác, form factor của nó khá giống với hầu hết các smartwatch hiện nay, trừ Apple Watch là đang có form chữ nhật.
Đồng hồ có 2 phím bấm duy nhất nằm ở cạnh bên phải, với phím phía trên khi nhấn một lần là kích hoạt nhanh vào các chế độ thể thao hoặc dừng chế độ, còn nhấn giữ sẽ vào mục menu một số ứng dụng. Trong khi đó, phím dưới mang chức năng Trở về (Back) hoặc khi đang trong chế độ chạy bộ thì có thể bấm chuyển sang lap khác.
Video đang HOT
Hai phím này chỉ đóng một vài chức quan trọng, phần còn lại phụ thuộc vào thao tác trên mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ của Venu 2 sử dụng tấm nền AMOLED với kích thước 1,3 inch, rộng rãi cho việc hiển thị nội dung nói chung, các thông số đo khi tập luyện hay thậm chí là thông báo tin nhắn rất rõ ràng và dễ theo dõi vì hiển thị nhiều dòng.
Điểm tôi thích ở màn hình này là độ sáng của nó rất tốt, dù chỉ dùng ở mức 1 (có 3 mức ánh sáng trên chiếc đồng hồ này) nhưng tôi vẫn có thể thấy rõ nội dung tin nhắn hoặc cuộc gọi đang đến khi đang chạy xe giữa trưa – điều mà ít sản phẩm smartwatch nào trên thị trường có thể làm được với mức sáng thấp.
Vì hướng đến người dùng năng động và yêu thích thể thao nên mặt đồng hồ của Venu 2 cũng được phủ kính cường lực Gorilla Glass 3, kèm theo đó viền bezel được làm từ thép không gỉ cũng giúp an tâm hơn trong những cú va đập vô tình trong thể thao.
Phần vỏ còn lại của đồng hồ được làm từ polymer gia cố sợi carbon, giúp nó luôn nhẹ nhàng (chỉ 49g) nhưng vẫn giữ được độ bền chắc.
Giống như phiên bản trước, dây đeo được làm từ nhựa dẻo và khô rất nhanh. Là thiết bị có thể đo toàn diện (điểm này tôi sẽ nhắc đến ở phần dưới) nên gần như tôi đeo Venu 2 này 24/7, cả những lúc đi tắm hay đi ngủ, do đó yếu tố thoải mái luôn được tôi đặt lên hàng đầu. Vậy chiếc đồng hồ thông minh này có khiến tôi cảm thấy thoải mái không? Có và không!
Có ở chỗ, nó khá nhẹ nên đeo cả ngày cảm giác không bị nặng cổ tay trong mọi hoạt động; nhung Không ở chỗ, thiết kế phần sensor đọc các dữ liệu cơ thể của Venu 2 lại hơi dày nên dễ tạo dấu hằn lên cổ tay dù đã cố gắng không siết dây đeo quá sát. Tất nhiên đây chỉ là điểm trừ không đáng kể nhưng cũng làm trải nghiệm của tôi bị vơi đi chút ít trong vài ngày đầu đeo thử.
Cảm giác sử dụng
Khác với Enduro mà tôi trải nghiệm cách đây vài tháng, Venu 2 lại có màn hình cảm ứng nên tôi phải thầm cảm ơn đến tính năng này. Là một người đã quen sử dụng cảm ứng và điều khiển mọi thứ trên màn hình Apple Watch nên khi thời gian trước đây chuyển sang Enduro có thể nói là cực hình với tôi trong vài ngày đầu tiên. Với Venu 2, mọi thứ đã dễ dàng trở lại.
Giao diện người dùng trên đồng hồ Venu 2 cũng khá đơn giản và trực quan, khi vuốt từ trái sang phải là kết nối với kho nhạc, từ trên xuống (hoặc từ dưới lên) là xem nhanh các trạng thái sức khỏe cũng như thông báo tin nhắn/mail. Nhìn chung, với những ai chuyển từ hệ Apple Watch hay Galaxy Watch sang đây cũng không bị bỡ ngỡ, dễ nắm bắt hơn hẳn so với bản Enduro.
Điều tôi chưa ưng ở Venu 2 nói riêng hay các đồng hồ khác của Garmin là kho mặt đồng hồ của họ vẫn còn hơi ít, chưa kể những mặt đẹp đều phải trả tiền…
Đã là smartwatch chuyên cho thể thao thì không thể không nhắc đến những tính năng quan trọng của chiếc Venu 2 này. Dù không nằm trong phân khúc đồng hồ thể thao chuyên nghiệp nhưng Venu 2 vẫn rất đáng được quan tâm và cá nhân tôi thấy nó đủ đầy cho những nhu cầu bản thân mình.
Mọi thông số cơ thể sau khi đo đạc đều được hiển thị trên đồng hồ hoặc có thể theo dõi trên ứng dụng Garmin Connect. Đây được xem là 1 trong 3 ứng dụng chính được Garmin đưa đến người dùng để có thể tận dụng mọi khả năng của sản phẩm hiện có.
Garmin Venu 2 có đầy đủ các chức năng từ đo nhịp tim, độ bão hòa của oxy trong máu Pulse Ox (hay còn gọi là SpO2), đo và chấm điểm chất lượng giấc ngủ, năng lượng cơ thể trong ngày ( Body Battery ), đo chất lượng hô hấp/nhịp thở ( Respiration , tính bằng số lần hít thở trong 1 phút ở cả lúc đang nghỉ ngơi, luyện tập hay là đang ngủ), mức độ stress… Nhìn chung, Garmin Venu 2 mang đến cái nhìn tổng quan về sức khỏe mỗi ngày của người dùng hơn và biết được tình trạng hiện tại của mình là thế nào để từ đó căn chỉnh lại cách sinh hoạt sao cho hợp lý.
Tính năng Health Snapshot cũng được tôi đánh giá cao khi chỉ cần tốn 2 phút, đồng hồ sẽ đo chỉ số nhịp tim, nhịp thở, stress và Pulse Ox để nếu có phát hiện bất ổn nào xảy ra thì kịp thời cho người dùng gửi thông tin đến bác sĩ và nhận được lười khuyên cho sức khỏe tốt nhất.
Ngoài ra hệ thống Garmin cũng có 1 tính năng rất hay là đo Fitness Age hay còn gọi là Tuổi thể chất. Ví dụ tuổi thật của tôi là 31, tuy nhiên với những chỉ số mà Garmin đo đạc được, nó đánh giá tôi đang ở mức tuổi thể chất là 28. Để cải thiện số tuổi này (trẻ hóa), theo Garmin, tôi có thể tập luyện nhiều hơn và sẽ thay đổi được chỉ số BMI.
Đi chuyên sâu hơn vào các bài tập thể thao, Garmin có rất nhiều bộ môn từ trong nhà đến ngoài trời để người dùng có thể lựa chọn đo đạc. Nếu bạn là người có sở thích chạy bộ, hãy thử tham gia Training Camp của Garmin Việt Nam (trong ứng dụng Garmin Sports ), một hoạt động nằm trong chương trình Garmin Run Club của họ và vừa được chính thức ra mắt cách đây khoảng 1 tuần.
Training Camp hiện đang có 3 cự ly để luyện tập là 5, 10 và 21km. Mỗi cự ly sẽ có lịch tập khác nhau cũng như có các chế độ luyện tập và huấn luyện viên khác nhau. Đây được xem là bước “chuyển đổi” sang online khá hay trong thời điểm giãn cách xã hội, khi mọi người không thể tập trung luyện tập trực tiếp với huấn luyện viên thì có thể tham khảo các bài tập online này và tự chạy ở khu vực gần nhà. Lưu ý: Dù tập luyện nhưng hãy luôn đeo khẩu trang và bảo vệ người xung quanh nhé.
Hiện tôi đang đăng ký thử cự ly 21km, mục tiêu của đợt luyện tập này đề ra là giúp cho các học viên có thể chạy về đích với thời gian dưới 2 giờ 20 phút. Đọc thấy cũng hay nên tôi quyết định chọn và ít ra là có động lực để hoàn thành. Dưới đây là một số giao diện tôi chụp lại từ Training Camp theo bài tập 21km của tôi, có cả lịch và nhắc nhở để bản thân luôn theo đúng, tránh lười biếng:
Nhắc nhở hôm nay có bài tập chạy.
Nếu Training Camp chỉ toàn chữ và bạn nghĩ không dành cho người mới tập, hãy qua thử mục Garmin Coach bên trong ứng dụng Garmin Connect. Về cốt lõi, nó cũng khá giống với bên Training Camp là đưa ra các bài tập để học viên có thể theo, tuy nhiên Garmin Coach lại trực quan hơn khi có video hướng dẫn của cả huấn luyện viên.
Các video này sẽ thay đổi tùy thuộc theo bài tập ngày tiếp theo để bạn có thể ngồi nghiền ngẫm trước các kỹ năng và ngày hôm sau có thể sẵn sàng cho bài học. Ngoài ra, Garmin Coach cũng cho bạn lựa chọn style luyện tập và cường độ tập khác nhau, từ đó sẽ tương ứng với đúng huấn luyện viên mà bạn đang cần, ví dụ như chỉ chạy được 3 ngày/tuần hay 5 ngày/tuần.
Buổi chạy thứ 2 của tôi theo bài tập của huấn luyện viên Galloway. Bác này có xu hướng luyện sức bền và cơ bắp dẻo dai hơn là tốc độ nên đa phần toàn là những bài tập kiểu đi bộ rồi chuyển sang chạy xong chuyển về đi bộ… Tuy nhiên thấy lịch tập sắp tới cũng có một số bài xen kẽ khác cũng khá hay như tập chạy dốc, chạy cadence drill…
Nhìn chung, sau khi trải nghiệm cả hai thì tôi thấy mỗi thứ có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Với Garmin Coach, bạn sẽ dễ nhập môn và hiểu các kỹ năng từ cơ bản với nâng cao khi có video đầy đủ, còn với Training Camp, nó dường như dành cho người đã có kiến thức cơ bản vì các bài tập chỉ ghi chữ “chạy Easy Pace 50 phút” hay “chạy Tempo 2×2km”… khiến ai chưa hiểu rõ đành phải Google thêm. Vậy nên, cả hai kiểu luyện tập này tùy thuộc vào cấp độ bạn ở đâu mà lựa chọn cho hợp lý.
Vậy nếu không phải là fan chạy bộ hoặc chỉ thích tự tập luyện tại nhà trong mùa giãn cách này thì thế nào? Garmin Venu 2 kết hợp cùng ứng dụng Garmin Connect hiện có đến hơn 75 các chế độ luyện tập ( Workout Plans ) khác nhau để bạn lựa chọn, từ tập thể hình đơn giản không cần tạ, hoặc có tạ đơn/đôi, hay thậm chí là tập giãn cơ, yoga… Đây là một tính năng rất hay nhưng không hiểu vì sao Garmin lại giấu nó vào mục More nên ai không để ý rất dễ bị bỏ qua “viên ngọc quý” này.
Dưới đây là một số plan luyện tập mà tôi lựa chọn, sau đó gán nó vào những ngày không chạy bộ để có thể kết hợp tập trung thêm vào những nhóm cơ khác, giúp cơ thể cân đối và khỏe mạnh hơn:
Trong đây còn có cả bài tập Yoga cho dân chạy bộ hay bài tập giãn lưng cực kỳ hữu hiệu cho dân văn phòng
Cứ đến ngày bạn đã định sẵn, các bài tập sẽ được đồng bộ vào đồng hồ và bạn có thể tập luyện ngay khi có thể. Các bộ đếm và tên bài tập đều được hiện ra trên đồng hồ, còn tư thế và cách thức luyện tập thế nào thì có thể xem ngay trên ứng dụng, tất cả đều có video rất trực quan.
Đồng hồ có bộ đếm số lần mình nâng tạ hoặc thậm chí là đếm cả số lần hít đất, hít xà đơn hay squat.
Các nhóm cơ liên quan trong bài cũng cũng được hiển thị lên trên mặt đồng hồ trước khi bắt đầu buổi tập.
Tổng quan lại các chỉ số đo được trong quá trình luyện tập.
Cuối cùng, thời gian sử dụng của Venu 2 cũng được đánh giá khá cao khi có thể trụ được 1 tuần với cường độ đo tập luyện của tôi 45-60 phút/ngày và đeo liên tục 24/7. Với chế độ tiết kiệm pin hoặc ít đo thể thao hơn, có lẽ chiếc smartwatch này có thể kéo dài lượng pin lên đến 11-12 ngày.
Tổng kết
Nói đến đây thì chắc quý độc giả cũng rõ được hơn ưu và nhược điểm của chiếc đồng hồ này. Với tôi, nó có vừa đủ những tính năng mà bản thân cần, bên cạnh đó ngoại hình cũng vừa vặn cho người Việt cũng như giá thành vừa phải hơn so với Enduro.
Thế nhưng, có lẽ không ít người cũng sẽ thắc mắc rằng giữa chiếc đồng hồ này với Apple Watch thì cái nào đáng mua hơn? Tôi cũng xin liệt kê nhanh một số điểm dưới đây để quý độc giả có thể tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân nhất:
- Độ tương thích cả Android lẫn iOS: chỉ Venu 2 làm được
- Giao diện và ứng dụng trực quan, dễ sử dụng: Apple Watch làm tốt hơn
- Tích hợp LTE: Venu 2 không có phiên bản LTE, trong khi Apple Watch có
- Lựa chọn thời trang: Apple Watch “ăn điểm” vì có nhiều lựa chọn về dây đeo và cả mặt đồng hồ hiển thị; còn về hình dáng chữ nhật hay tròn thì lại phụ thuộc vào sở thích của cá nhân mỗi người.
- Chất liệu vỏ: Apple Watch có nhiều lựa chọn hơn, từ nhôm, thép không gỉ cho đến gốm
- Độ phản hồi khi xoay cổ tay: Apple Watch cho tốc độ sáng màn hình và hiển thị nội dung nhanh hơn khoảng nửa giây so với Garmin Venu 2 (xem video đính kèm phía dưới)
- Hệ sinh thái ứng dụng hỗ trợ: Garmin Venu 2 vẫn cần phải cải thiện nhiều hơn nếu muốn đạt được như Apple Watch
- Các tính năng đo lường sức khỏe: ngoài những tính năng đo cơ bản như nhịp tim, đánh giá giấc ngủ, nồng độ oxy trong máu thì mỗi sản phẩm đều có một số tính năng đặc biệt riêng. Chẳng hạn Apple Watch có ECG còn Garmin Venu 2 lại có đo nhịp thở hay đo mức độ stress lẫn năng lượng cơ thể (Body Battery)
- Các chế độ luyện tập, các bài tập training miễn phí: Garmin Venu 2 làm phần này tốt hơn. Nếu muốn nhiều chế độ luyện tập và hướng dẫn trực quan trên Apple Watch, người dùng phải đăng ký gói Fitness của nhà Táo.
- Thời lượng pin: Apple Watch chỉ khoảng 1,5 ngày còn Venu 2 là dài cả tuần.
Vài hình ảnh so sánh giữa Apple Watch Series 5 và Garmin Venu 2:
Garmin ra Venu 2 - smartwatch pin 11 ngày
Venu 2 và Venu 2s có màn hình Amoled hỗ trợ tính năng luôn hiển thị và thời lượng pin gấp đôi so với thế hệ đầu tiên.
Venu 2 và Venu 2S.
Không giống các dòng đồng hồ chuyên dụng cho thể thao, như Fenix hay Forerunner, Venu là series đồng hồ thông minh cạnh tranh với Apple Watch hay Galaxy Watch của Samsung. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này vẫn có thế mạnh về tính năng GPS, hỗ trợ nhiều loại vận động thể thao - vốn là đặc điểm riêng của Garmin. Venu mới chia làm hai phiên bản: Venu 2 - mặt đồng hồ 45 mm, kích thước dây đeo 20 mm và Venu 2S - mặt đồng hồ 40 mm, dây đeo 18 mm.
Venu 2 có màn hình 1,3 inch độ phân giải 416 x 416 pixel, trong khi 2S là 1,1 inch độ phân giải 360 x 360 pixel. Cả hai đều có mặt tròn tương tự Galaxy Watch thay vì kiểu vuông bo góc như Apple Watch và hỗ trợ tính năng luôn hiển thị là Always On. Mặt đồng hồ có lớp kính chống xước và va đập Gorilla Glass 3, viền bằng thép không gỉ trong khi thân bằng plymer sợ carbon. Chuẩn chịu nước của dòng Venu 2 mới vẫn là 5 ATM, có thể đeo để theo dõi vận động khi bơi.
Thay đổi đáng kể nhất trên Venu 2 là pin 11 ngày ở chế độ thông minh trong khi Venu 2S là 10 ngày - so với phiên bản trước đó là 5 ngày. Với chế độ tập luyện có sử dụng GPS, Venu 2 hoạt động liên tục được 8 tiếng còn 2S là 7 tiếng. Hãng có tích hợp công nghệ sạc nhanh với 10 phút sạc dùng được một ngày chế độ thông minh hoặc một giờ chế độ GPS.
Venu 2 có đánh giá điểm thể chất và điểm giấc nhủ.
Venu 2 cũng là đồng hồ thông minh đầu tiên của Garmin trang bị cảm biến nhịp tim quang học Elevate V4 mới. Ngoài ra, bộ đôi sản phẩm mới còn có thêm tính năng đánh giá độ tuổi thể chất và chấm điểm giấc ngủ giúp người dùng theo dõi tình trạng sức khỏe. Thiết bị có chế độ đo nhịp tim liên tục, cảm biến Pulse Ox, đo mức độ căng thẳng, lượng nước trong cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ với nữ giới.
Người dùng có thể nhận tin nhắn, cuộc gọi khi kết nối với điện thoại thông minh. Tuy nhiên, chỉ thiết bị Android mới trả lời tin nhắn trực tiếp từ đồng hồ. Venu 2 không cho phép tải nhạc trực tiếp nhưng có thể lưu nhạc từ Spotify với khoảng 750 bài để nghe ngoại tuyến.
Garmin bán Venu 2 và Venus 2S cùng với giá 9,99 triệu đồng - tương đương với Apple Watch Series 6 viền nhôm tại Việt Nam.
Đồng hồ Garmin đầu tiên có màn hình AMOLED Venu 2 có màn hình AMOLED với hai kích thước màn hình là 1,1 inch và 1,3 inch, thời lượng pin tối đa 11 ngày. Venu 2 có màn hình AMOLED. Venu 2 có kích thước mặt 45 mm, cỡ 1,3 inch trong khi bản Venu 2S có màn hình 1,1 inch cỡ, kích thước mặt là 40 mm. Nhờ sử dụng công...