Trải nghiệm muôn màu trong thế giới của The Legend of Zelda
Legend of Zelda, tựa game này có gì hay mà các game thủ luôn phát cuồng mỗi khi ra mắt phiên bản mới, hãy cùng Game4V tìm hiểu nhé.
Sau khi chơi qua các phiên bản như A Link to the Past, hay Link’s Awakening, Twillight Princess cũng như Breath of the Wild. Người viết đã cảm nhận rất rõ sự hấp dẫn đến từ bên trong các phiên bản này, tuy nhiên trong bài viết lần này, người viết sẽ chỉ nói đến 2 phiên bản mà tiêu tốn rất nhiều thời gian nhất đó là Legend of Zelda: The Minish Cap và Legend of Zelda: Breath of the Wild.
The Legend of Zelda: Minish Cap
Trong Minish Cap, điều ấn tượng đầu tiên mà người viết bắt gặp chính là đồ họa 8 bit cực kì thú vị của nó. Nét đồ họa áp dụng công nghệ Cell-Shading đầy màu sắc rực rỡ, cùng nhưng yếu tố hấp dẫn khác mà một trong số đó phải kể đến chắc chắn là gameplay cải tiến hoàn hảo đến mức bất ngờ.
Gameplay không chỉ hướng người chơi về Combat quá nhiều mà còn đan xen những yếu tố giải đố gọn gàng, hấp dẫn hơn tạo nên một phần nguyên liệu thổi hồn vào bên trong tựa game. Trong số đó phải kể đến việc tìm đường di chuyển bên trong các tòa lâu đài, vì chúng được thiết kế và sắp đặt như một mê cung tùy biến, có rất nhiều lối ra vào khác nhau, cùng với rất nhiều căn phòng đặt những món Item giá trị, hay thậm chí là những căn phòng tràn ngập các cạm bẫy và quái vật,… tất nhiên bạn sẽ phải đối mặt với rấ t nhiều tình huống giải đố trong game.
Tìm ra những vị trí đồ vật ẩn, hay lối đi mòn để dẫn vào khu vực chính tiếp theo của trò chơi, đôi khi game còn yêu cầu bạn những chiếc chìa khóa mà bạn phải tìm ra chúng. Những Puzzle trong game sẽ có đầy đủ mức độ đi từ thấp đến cao, như việc mở đầu bằng cách tìm các chiếc chìa khóa bị giấu, hay là đẩy những vật thể bất động vào các vị trí ẩn để mở công tắc đúng tạo ra lối đi riêng.
Các dungeon trong The Minish Cap cũng luôn tỏ ra rất đa dạng, bạn có thể thấy được những vù núi lửa, hay sa mạc khô cằn, những khu vực dưới đáy biển, hay các khu vực trên mây,… Ở mỗi khu vực đều được bố trí và sắp đặt rất nhiều Puzzle khác nhau, sau khi hoàn thành người chơi sẽ cảm thấy luôn thỏa mãn với chúng và sẽ nhận được rất nhiều phần thưởng khác nhau trong game.
Điểm nhấn thu hút người viết nhất đó có lẽ là nét đồ họa Pixel mà các nhà làm game đã chọn để thể hiện cho Legend of Zelda: The Minish Cap. Đan xen trên từng khung hình trong game là những giai điệu dễ thương quen thuộc tuy nhiên sẽ lạ lẫm và khó nghe với những ai lần đầu bước chân vào thế giới của game. Và cũng chính vì cảm nhận những nét đẹp tinh tế được thể hiện trong game tốt như vậy, mà nó khiến chúng ta lại muốn bước sang một phiên bản Legend of Zelda khác hay hơn…
The Legend of Zelda: Breath of the Wild
Gameplay pha troe65n rất nhiều yếu tố mang trên mình một nét phá cách hoàn toàn mạnh mẽ so với các phiên bản cũ. Đưa lối chơi thế giới mở vào ngay bên trong tựa game biến nó thành một tựa game đa dạng về hướng đi và cách di chuyển, tìm hiểu cốt truyện tự do và phóng khoáng hơn.
Bạn sẽ không những tìm đường khó hơn trước đây khi game bây giờ bao phủ cả một bản đồ siêu rộng lớn tới mức để chạy hết tấm bản đồ này bạn sẽ mất hàng trăm giờ cho việc đó. Hệ thống vật dụng và các đồ chơi trong game cũng tỏ ra rất đa dạng, như kiếm, khiên, cung và những trận đánh với quái cũng khiến bạn phải tập trung hơn trước rất nhiều.
Không những thế game sẽ hỗ trợ cho bạn một chiếc màn hình tablet di động để đơn giản chỉ xem bản đồ trong game… hoặc chụp ảnh selfie. Game đã thay thế những yếu tố lối đi phức tạp trong việc mò mẫm Dungeon như trước, nhưng thay vào đó sẽ đưa vào cơ chế Shrine để anh chàng Link của chúng ta phải giải đố chúng.
Đa số chúng đều có cách giải đố khá dễ, nhưng cũng có một số vị trí siêu khó buộc bạn phải tìm hiểu kĩ nếu muốn hoàn thành chúng, dù vậy nó cũng khiến bạn đỡ mất thời gian hơn trong việc mò mẫm các vị trí dungeon cũ. Mang đến cho phiên bản một vùng đất tuyệt đẹp, đầy màu sắc và cổ tích hòa quyện vào thế giới mộng mơ của Hyrule có lẽ sẽ khó có tựa game nào có thể đủ sức thể hiện tốt được. Nhất là khi tựa gme cho chúng ta tự do khám phá thế giới mở bên trong nó.
Có rất nhiều thứ để làm và cũng có rất nhiều thứ để tìm hiểu. Hiệu ứng vật lý được thêm thắt vào để tăng sự chân thật cho môi trường trong game trở nên đỡ nhàm chán hơn, nhờ vậy nó đưa một sức sống mới vào bên trong tựa game rõ hơn trước.
Còn nói về âm nhạc thì sao, có lẽ nó sẽ không còn thể hiện những bản phối khí mang màu sắc epic sử thi của một chàng anh hùng nữa, mà ngược lại nó là những bản nhạc giai điệu nhẹ nhàng, khiến tâm trạng của người chơi trở nên thanh thoát yên lòng hơn hết thông qua những giai điệu Piano ngây ngất lòng người, đưa chúng ta chìm vào không khí im ắng của màn đêm Hyrule, hay những buổi sáng chỉ có tiếng gió thổi qua những cánh đồng cùng tiếng suối chảy trên nền Piano nhè nhẹ chạy ngang tay. Soundtrack của game hoàn toàn tỏ ra nó xứng đáng với những gì mà thế giới Hyrule trong game đang thể hiện, cùng những câu chuyện ẩn sâu bên trong nó.
Với một phong cách art đồ họa cực kì tinh tế và độc đáo, đem lại trải nghiệm đậm chất đẹp đẽ giống như những bức tranh đầy màu sắc và chân thực. Pha quyện giữa những màu sắc, ánh sáng trong game tô thêm sự sinh động cho nó. Không cần phải tỏ ra quá chân thực, cầu kì giống các tựa game 3D khác hay thể hiện, ấy vậy mà vẫn đem lại rất nhiều cảm xúc tinh tế cho chúng ta. Tông màu xanh lá nhẹ nhàng, quyến rũ trong game lại khiến bản thân người chơi sẽ luôn cảm thấy bình thản, nhẹ nhàng đến mức kì lạ.
Nếu để diễn tả về cốt truyện của game thì nói thật là cốt truyện của Breath of the Wild lại không cần thể hiện quá sâu sắc, nhưng nó lại cho người chơi cảm thấy được những cái vừa đủ, cần thiết gây thỏa mãn cho họ dù chẳng cần khai thác sâu và tạo ra một cốt truyện cầu kì quá mức. Bạn sẽ gần như bị cuốn 90% thời gian chơi vào các nhiệm vụ phụ của game hơn là tập trung vào mặt cốt truyện.
Và đây cũng là 2 phiên bản cho chúng ta thấy sự khác biệt phần nào trong cách thể hiện yếu tố làm game của Nintendo dành cho The Legend of Zelda. Dù bạn là fan cứng trung thành hay là một người mới tiếp cận thì một điều chắc chắn người viết tin rằng đây sẽ là những tựa game dành cho bạn, hãy thử cho game một cơ hội để cùng tham gia và đắm chìm vào thế giới đầy màu sắc bên trong, bạn chắc chắn sẽ nhận ra điều tương tự như chính tôi lúc này.
Theo Game4V
Super Smash Bros. Ultimate trở thành tựa game hành động bán chạy nhất lịch sử nước Mỹ
Trước đó, kỷ lục này thuộc một trong những người tiền nhiệm, Super Smash Bros. Brawl
Super Smash Bros. Ultimate đã trở thành trò chơi hành động bán chạy nhất mọi thời đại ở Mỹ, theo công ty theo dõi ngành công nghiệp The NPD Group.
Trước đó, kỷ lục này thuộc một trong những người tiền nhiệm, Super Smash Bros. Brawl. Tựa game đã xuất hiện cho Wii vào năm 2008.
Ultimate phát hành vào ngày 7/12/2018. Mặc dù đã phát hành hơn một năm trước nhưng đây vẫn là trò chơi bán chạy thứ 17 tại Mỹ vào tháng 11. Smash đã trở thành một trong những nhượng quyền quan trọng nhất của Nintendo và Ultimate cho thấy lý do tại sao.
Trò chơi Nintendo thường có "chân dài". Mario Kart 8 Deluxe, xuất hiện trở lại vào tháng 3 năm 2017 với tư cách là một tựa game ra mắt Switch, vẫn đứng thứ 15 vào tháng 11. The Legend of Zelda: Breath of the Wild, cũng là một trò chơi khởi động Switch, đứng thứ 16. Mario Kart và Zelda là hai trong số những nhượng quyền thương mại lớn nhất của Nintendo.
Theo infogame
Trong 5 năm qua, đâu là những tựa game hay nhất thế giới? Trước thềm sự kiện The Game Awards 2019, hãy cũng chúng tôi điểm lại 5 tựa game đã chiến thắng trong những năm trước đây. Dragon Age: Inquisition Game hay nhất thế giới năm 2014 "Dragon Age: Inquisition" là một game nhập vai thế giới mở đỉnh cao trong vài năm trở lại đây và nó cho bạn làm gần như mọi điều...