Trải nghiệm máy bay tiêm kích, sợ đến mức bấm nhầm nút phóng ghế
Người đàn ông được tặng món quà bất ngờ là chuyến bay trải nghiệm trên tiêm kích Rafale B tại Pháp đã sợ đến mức bấm phải nút phóng ghế thoát hiểm khi tìm chỗ bám.
Người đàn ông đã không cài mũ bảo hiểm đúng cách trước khi bay ẢNH: CƠ QUAN ĐIỀU TRA AN TOÀN HÀNG KHÔNG PHÁP
Theo CNN ngày 13.4, một người đàn ông 64 tuổi tại Pháp được trải nghiệm trên tiêm kích Rafale B loại 2 chỗ ngồi đã sợ đến mức bấm nhầm nút kích hoạt ghế phóng thoát hiểm khiến ông bị bắn khỏi máy bay.
Hành khách ẩn danh này được các nhân viên cùng công ty tặng chuyến bay làm món quà khi về hưu, nhưng dường như họ không hiểu rõ về sở thích của ông.
Họ đưa ông đến căn cứ không quân Saint-Dizier rồi mới tiết lộ về món quà nhằm gây bất ngờ. Ông vẫn nhận món quà nhưng vô cùng căng thẳng vì chưa bao giờ muốn bay thử trên tiêm kích cũng như chưa từng bay máy bay quân sự nào.
Thời điểm sau khi vị khách bị bắn ra khỏi máy bay ẢNH: CƠ QUAN ĐIỀU TRA AN TOÀN HÀNG KHÔNG PHÁP
Khi máy bay cất cánh và đang ở độ cao 760 m, phi công bắt đầu lấy thêm độ cao bất ngờ khiến vị hành khách này hốt hoảng và bám lấy những gì vớ được trong tầm tay. Không may, ông nắm phải nút kích hoạt ghế phóng nên bị bắn ra bên ngoài với chiếc dù bung tự động.
Đáng sợ hơn, chiếc mũ bảo hiểm sau đó bay mất do ông cài không đúng cách. Tuy nhiên, hành khách bất đắc dĩ này chỉ bị xây xát nhẹ khi đáp một cách không suôn sẻ xuống cánh đồng gần biên giới Đức, trước khi được đưa đến một bệnh viện gần đó.
Người đàn ông đáp dù không được suôn sẻ nhưng không bị thương nặn ẢNH: CƠ QUAN ĐIỀU TRA AN TOÀN HÀNG KHÔNG PHÁP
Phi công đáp chiếc tiêm kích an toàn dù bị thương nhẹ ở mặt trong sự cố. Kính buồng lái chỗ phi công và vị khách đều vỡ tan.
Trước đó, theo đồng hồ đa năng của hành khách này, nhịp tim của ông cao đến 136-142 lần/phút trước khi bay.
Cơ quan điều tra kết luận rằng sự cố do vô tình xuất phát từ căng thẳng và động tác di chuyển đột ngột của chiếc tiêm kích.
Chiếc Rafale B hạ cánh an toàn, dù kính buồng lái vỡ tan ẢNH: CƠ QUAN ĐIỀU TRA AN TOÀN HÀNG KHÔNG PHÁP
Rafale do hãng Dassault chế tạo là tiêm kích thế hệ 4 được triển khai năm 2001, có cánh delta (hình tam giác, không có cánh đuôi), loại 1 và 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, tốc độ tối đa 1.912 km/giờ, tầm hoạt động 3.700 km.
Mỹ không sửa lỗi hạn chế tốc độ của F-35
Thay vì khắc phục tình trạng lớp sơn phủ trên F-35B và F-35C bị phồng khi bay ở vận tốc siêu âm, Mỹ yêu cầu phi công bay chậm hơn.
"Vấn đề xảy ra lúc máy bay được đẩy tới giới hạn, bay ở độ cao hơn 15.000 m với chế độ đốt tăng lực và vận tốc Mach 1,3-1,4 (gấp 1,3-1,4 lần tốc độ âm thanh)", Văn phòng Dự án F-35 (JPO) cho biết trong thông cáo hôm 24/4.
JPO cho biết nếu phi công F-35B và F-35C bay ở vận tốc siêu âm trong thời gian dài, lớp sơn phủ ở cánh đuôi có thể bị phồng rộp và làm mất khả năng tàng hình của tiêm kích trước radar của đối phương.
Giải pháp được Bộ Hải quân Mỹ, đơn vị vận hành biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B và biến thể tàu sân bay F-35C, là yêu cầu phi công không bay ở vận tốc này. Điều đó đồng nghĩa với việc những chiếc F-35 của hải quân Mỹ khó thực hiện nhiệm vụ đánh chặn ở tốc độ siêu âm.
Để khắc phục lỗi này, JPO cần phát triển và thử nghiệm vật liệu phủ mới có thể đáp ứng "thời gian bay siêu âm không giới hạn" nhưng phải đảm bảo trọng lượng và các yêu cầu tàng hình khác. Do quá trình này mất quá nhiều thời gian và chi phí, JPO thông báo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách giới hạn thời gian bay ở tốc độ siêu âm của hai mẫu F-35.
"Báo cáo về lỗi này được đóng theo diện 'không có kế hoạch sửa chữa', nghĩa là giá trị của việc sửa dứt điểm lỗi không bù đắp được chi phí bỏ ra để khắc phục", JPO cho hay.
Tiêm kích F-35C bay phía trên khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt trên vịnh Chesapeake, tháng 10/2016. Ảnh: US Navy.
Dù đây là lỗi được xếp ở "loại 1", mức nghiêm trọng nhất, JPO cho rằng các tiêm kích F-35B và F-35C vẫn có thể thực hiện tất cả nhiệm vụ mà không cần khắc phục lỗi trên.
Các tài liệu do Defense News thu thập được cho thấy ngoài nguy cơ bị phồng lớp sơn phủ ở cánh đuôi, F-35B và F-35C còn có thể bị hư hại nhiều bộ phận khi bay ở tốc độ siêu âm trong thời gian dài, bao gồm khung thân máy bay và hệ thống ăng ten nằm phía sau.
Tuy nhiên, F-35 không cần thường xuyên bay với vận tốc siêu âm trong thời gian dài, mà chỉ bật chế độ đốt tăng lực và bay với tốc độ tối đa trong trường hợp khẩn cấp, chuyên gia quân sự Bryan Clark cho biết.
Clark nói các phi công F-35 sẽ bay siêu âm trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định, ví dụ khi phải cắt đuôi tiêm kích đối phương. Chuyên gia cho biết bay siêu âm không phải "tính năng chính của F-35", cũng không phải yếu tố chủ chốt trong chiến thuật của phi công và có thể làm mất lợi thế tàng hình của tiêm kích.
Đợt thử nghiệm quan trọng của dự án F-35 tại căn cứ Edwards, bang California phải ngừng do lệnh hạn chế ngăn nCoV của giới chức các cấp của Mỹ. Kết quả đợt thử nghiệm này sẽ quyết định liệu tập đoàn Lockheed Martin có thể cho dây chuyền sản xuất F-35 hoạt động hết công suất hay không.
Dù Mỹ đã biên chế nhiều phi đội F-35, dự án siêu tiêm kích trị giá 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển khi nhiều máy bay vẫn gặp các vấn đề kỹ thuật. Trong báo cáo đánh giá dự án hàng năm được công bố hồi tháng 1, JPO cho biết còn gần 900 lỗi kỹ thuật trên F-35 và chưa có phương án khắc phục.
Trinh sát cơ Nga áp sát tàu sân bay Mỹ Trinh sát cơ Il-38 Nga hạ độ cao, tiếp cận tàu sân bay USS George Washington, trong khi tiêm kích F/A-18E Mỹ bám sát trong video vừa được công bố. Tài khoản Fighter Bomber hôm 26/4 đăng trên YouTube video quay từ buồng lái một máy bay tuần thám biển Il-38 Nga khi nó áp sát tàu sân bay USS George Washington. "Tổ...