Trải nghiệm làng chài nguyên sơ, mộc mạc
Làng chài thôn Phước Đồng, xã An Hòa Hải (huyện Tuy An) tuy không nổi tiếng như những điểm đến khác của Phú Yên, nhưng mang đến không khí đặc trưng của một ngôi làng ven biển với vẻ nguyên sơ, mộc mạc.
Dù bình minh hay hoàng hôn, làng chài lúc nào cũng mang vẻ đẹp quyến rũ với thuyền ghe neo đậu trên bãi cát vàng, bên dưới là làn nước trong xanh nhìn thấy cả rong rêu; chợ hải sản nhộn nhịp vào sáng sớm với nhiều loại cá, tôm, mực tươi roi rói… làm nao lòng du khách.
Không chỉ khai thác hải sản, thời gian gần đây người dân làng chài Phước Đồng còn làm du lịch, xây dựng những homestay để đón khách gần xa. Báo Phú Yên ghi lại một ngày trải nghiệm ở làng chài này với nhiều điều thú vị.
Từ làng chài Phước Đồng nhìn ra biển khi bình minh ló dạng – phía trước là đảo Lao Mái Nhà
Rọi đèn pin để cân mực, kịp chuyến chợ sớm
Ngư dân khai thác hải sản vào sáng sớm
Video đang HOT
Ngư dân Phước Đồng gỡ cá ngay trên bờ biển của làng chài
Chợ hải sản họp ngay trên bãi biển, thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm
Chuyển hải sản lên bờ
Du khách thích thú chụp ảnh khi đến với làng chài
Thỏa thích nô đùa với làn nước biển trong xanh
Nật Sơn - Kim Bôi: Miền cổ tích ngủ quên
Trải nghiệm một cuộc sống có màu sắc khác rất gần Hà Nội - đó là Nật Sơn, thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Khi thấy mệt với các điểm du lịch nổi tiếng luôn đông đúc, ồn ào náo nhiệt, với khách sạn đầy đủ tiện nghi, đủ loại trò chơi phải đứng xếp hàng mới được vào; thì những vùng đất còn nguyên sơ với người dân hồn hậu, chân chất với nét đặc sắc của không gian văn hoá, ẩm thực mới lạ lại có sức hút, sự hấp dẫn kỳ lạ.
Chơi mà như đi nghỉ, đi trải nghiệm một cuộc sống có màu sắc khác rất gần Hà Nội - đó là Nật Sơn - nơi quê nhà của người chị yêu quý cùng hoạt động trong hội nhóm sinh hoạt văn chương mang tên Tản Văn Hay.
Du khách tắm tại thác nước Nật Sơn. Ảnh: Nhật Quang
Nếu huyện Kim Bôi nằm lọt giữa vùng lõi của tỉnh Hoà Bình thì Nật Sơn là cái rốn của huyện Kim Bôi nằm lọt trong thung lũng hiền hoà, cây cối tươi xanh, không khí mát mẻ trong lành. Núi đan tay dựng hàng bao bọc lấy Nật Sơn, có ngọn núi ba vai như cái đinh ba cách điệu vươn thẳng lên trời. Từ trên núi cao ấy có nguồn nước thanh sạch chảy xuống nuôi sống con người, vật nuôi, cây trái của bản Mường.
Nhờ địa thế độc đáo, lại chỉ các Hà Nội hơn 60 km, ngày kháng chiến, đây là an toàn khu - nơi hoạt động đóng quân của nhiều cơ quan chính quyền, quân đội cần đảm bảo sự bí mật an toàn. Nhiều năm liền người nước ngoài không được ra vào Nật Sơn, người dân ở đây cũng không kết hôn với người nước ngoài. Người dân ở đây theo truyền thống vẫn có thói quen bảo mật vị trí hiểm yếu dù hết sức cởi mở, thân thiện với khách.
Đường vào Nật Sơn được làm khá đẹp, ô tô chạy bon bon qua cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mướt rượt, có những cung đường chạy xuyên qua dốc, hẻm quanh co uốn lượn như vòng eo thiếu nữ với cây cối xanh tươi, hiền hoà. Cảm giác khách như đang chạy trên con đường về với ấu thơ, khi xa xa là nếp nhà vấn vương khói bếp lam chiều, những khóm tre, bụi nứa, hoa dại đầy hoang sơ tự nhiên.
Chị chủ nhà cùng gia đình dậy từ 5 giờ sáng quay lợn đón khách, loại lợn bản chỉ ăn thân chuối rồi rau bèo cám bã trong nhà, không một chút vô cơ hoá học, thịt thơm mà mềm, da giòn mà ngọt, ăn no mà không nặng bụng. Biết đường khó tìm, chị chạy xe máy gần 20 cây số ra đường to đón khách dẫn vào.
Màn chào đón ấn tượng với các mế đội cồng chiêng xóm Rộc - Nật Sơn mặc trang phục truyền thống của người Mường, đánh cồng chiêng bài Đi đường và Đón khách dẫn khách lên ngôi nhà sàn truyền thống có tuổi đời hàng thế kỷ của nhà nội chị chủ nhà.
Người Nật Sơn đón tiếp khách rất nồng hậu. Ảnh: Nhật Quang
Người Mường chọn sống ở vùng giao thoa giữa vùng cao và đồng bằng, nên văn hoá có sự tiếp nhận giao hoà cả miền xuôi lẫn miền ngược, có tiếng nói và trang phục, âm nhạc của riêng mình... Chỉ có tấm lòng mến khách là ai cũng như ai, nhiệt tình cởi mở, chân thành chắc nịch như nắm xôi nấu từ gạo trong thung, từ dòng nước trong mát đầu khe thượng nguồn. Đến cả quả lạc lè chấm hạt dổi cũng ngọt thơm đến lạ do nguồn nước của Nật Sơn chảy từ núi Ba Vai rất thanh sạch lại nhiều khoáng chất nên vạn vật nơi đây đều tràn đầy sức sống.
Bữa rượu ấm cúng với lời ca tiếng hát, câu mời, ly rượu men lá nhè nhẹ thơm thơm đủ làm người uống lâng lâng, say say theo tiếng hát mộc mạc "tuy chưa quen nhưng chúng mình làm quen, nắng lên đi cho chúng mình làm quen", cùng là bài hát: "Bốn phương trời ta về đây chung vui. Không phân chia giọng nói tiếng cười. Cùng nắm tay ta kết tình thân ái. Trao cho nhau những gì thiết tha". Nghe lại thấy hợp thấy thấm, ngấm và xúc động đến như vậy.
Ăn uống no nê, đoàn chúng tôi theo chân chị Vân đi tắm suối Khả Gấp. Đi theo con đường chị từng lên cắm bản người Dao dạy học hơn hai mươi năm, con đường thời chưa làm chị đi xe máy ngã lên ngã xuống nhiều lần nay được đổ bê tông rộng rãi, chắc chắn.
Trời bên ngoài còn nắng gắt, thế mà theo lối mòn men xuống thác Lĩnh Phĩnh chỉ vào đến lòng suối là thấy mát lạnh hơn vào phòng điều hoà. Con suối róc rách chảy men theo các tảng đá có từ bao giờ nước chảy làm mòn các chỏm đá thành trơn nhẵn, rêu mọc xanh nhờ. Nắng lọc qua tán cây xanh chiếu lấp lánh xuống mặt nước suối, hoa sang đỏ tươi rơi xuống mặt nước cùng không khí tĩnh lặng thanh sạch làm người ta như lạc vào miền cổ tích, mải mê theo tán lá, ngọn cây, dòng tia nắng đi tìm nàng công chúa ngủ trong rừng.
Cởi quần áo men theo vách đá rồi lao ào xuống suối dòng nước mát lạnh cảm giác thật là sảng khoái. Dòng nước mát chảy dội thẳng vào đầu, giã lên vai, lên lưng như đẩy trôi đi những vướng mắc, ưu lo trong cuộc sống, để tiếng cười vang vọng giữa núi rừng, hoà tiếng thác đổ như đưa con người về với thời thủa hồng hoang.
Nhóm lửa nướng mực, mang theo hoa quả, bia được làm lạnh bằng tủ lạnh tự nhiên bằng cách ném lon bia vào khe nước, chỉ một lát là có bia lạnh như ướp trong tủ mát. Thư thả nhìn ngắm trời xanh qua kẽ lá, ngắm cổ thụ xù xì dấu vết tháng năm, ngắm nụ cười ngây thơ của bé gái người Mường. Hồn như bất chợt trôi về nơi nào xa lắm.
Tạm biệt thác nước, chị chủ nhà đáng yêu, đoàn chúng tôi còn lời hẹn về với bản Mường với chuyến khám phá rừng đêm và đêm lửa trại giao lưu cùng dân bản. Những mong nơi đây thành địa chỉ mới để có thêm nhiều khách đến thăm và trải nghiệm Nật Sơn.
Lễ Quốc khánh 2/9: Tới Làng Nhỏ, đắm chìm trong vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng Làng Nhỏ - hồ Láng Nhớt có trải nghiệm thiên nhiên bên suối, bên rừng... rất phù hợp cho những ai đang phân vân không biết đi chơi đâu dịp lễ Quốc khánh 2/9. Làng Nhỏ - Hồ Láng Nhớt (thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) chỉ cách trung tâm khoảng 20 km di chuyển. Địa danh này...