Trải nghiệm làm ‘điền chủ’ tại làng du lịch Mỹ Khánh
Hóa thân thành “điền chủ” là một trong những hoạt động thú vị đối với du khách khi trải nghiệm ở làng du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
Với vị trí thuận lợi nằm trong khu du lịch trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, huyện Phong Điền, cách trung tâm TP Cần Thơ chỉ 10km, làng du lịch Mỹ Khánh là một trong những điểm tham quan hấp dẫn mỗi khi du khách ghé thăm thành phố có biệt danh là Tây Đô này.
Hóa thân thành “điền chủ” là một trong những hoạt động hết sức thú vị đối với du khách khi trải nghiệm ở làng du lịch Mỹ Khánh. Ảnh: Nam Sơn
Tại đây, du khách sẽ được hóa thân thành “điền chủ”, được tái hiện khung cảnh sinh hoạt của “Đại điền chủ miền Tây” vào thập niên 30 của thế kỷ trước.
Du khách hóa thân thành “điền chủ”, được tái hiện khung cảnh sinh hoạt của “Đại điền chủ miền Tây” vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Ảnh: Nam Sơn
Vừa đến cổng chào, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên vì một nhóm “tá điền”, “thầy cai Nam Bộ” xưa cầm dù, lộng ra đón chào “gia đình điền chủ”.
“Đại điền chủ” tranh thủ sử dụng điện thoại thông minh khi trải nghiệm du lịch. Ảnh: Nam Sơn
Ngay sau đó du khách được đưa đến nhà cổ Nam bộ nghỉ ngơi và tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ và sang trọng trong trang phục truyền thống của gia đình đại điền chủ với áo dài, áo bà ba, quần lụa, guốc, gậy…
Video đang HOT
Du khách trong trang phục truyền thống thời Pháp thuộc xưa. Ảnh: Nam Sơn
Sau khi nghỉ ngơi thoải mái, trong trang phục truyền thống gia đình “đại điền chủ”, du khách sẽ tham quan làng du lịch Mỹ Khánh, “cai tổng” và “tá điền” che dù đưa gia đình thăm điền (đất), thăm làng nghề truyền thống để thưởng thức món rượu đế, bánh tráng mới ra lò còn nóng hổi đậm chất miền Tây.
Du khách có được những trải nghiệm hết sức thú vị tại Làng du lịch Mỹ Khánh. Ảnh: Nam Sơn
Tiếp theo, du khách sẽ được xem đua heo, đua chó địa hình, xem xiếc khỉ nghệ thuật, cho cá bú bình, câu cá sấu giải trí và chèo thuyền hóng mát trên ao hồ của làng du lịch Mỹ Khánh.
Du khách thích thú xem xiếc khỉ nghệ thuật. Ảnh: Nguyen Co
Sau đó, trở về nhà cổ Nam bộ, được “tá điền” đứng hầu bàn và quạt để gia đình điền chủ thưởng thức bánh ngọt, bánh tét, bánh ích, uống trà nóng và nghe đờn ca tài tử Nam Bộ…
Chiều tối, “gia đình điền chủ” sẽ được thưởng thức “bữa cơm điền chủ” trên du thuyền, với các món ngon truyền thống của Nam Bộ.
Du khách xem đua chó địa hình. Ảnh: Nguyen Co
Du khách vừa dùng cơm thưởng thức những món ăn dân dã: các loại bánh, trái cây, chè đậu… vừa du ngoạn trên sông ngắm nhìn quang cảnh sông nước Cần Thơ về đêm, thơ mộng, hữu tình.
Du khách trải nghiệm cho cá bú bình. Ảnh: Nguyen Co
Ông Lê Văn Sang, Giám đốc làng du lịch Mỹ Khánh chia sẻ: “Làng du lịch Mỹ Khánh là một khu sinh thái miệt vườn đích thực ngay tại “thủ phủ miệt vườn” Đồng bằng sông Cửu Long với văn hóa đậm “chất” miền Tây”.
Theo ông, những con đường hoa dại níu chân người, có chuối đang trổ buồng, có cá vẫy vùng dưới ao đầy bông súng… Đặc biệt, việc trải nghiệm làm “điền chủ” mang đến cho du khách những kỷ niệm hết sức thú vị về vùng đất, con người nơi đây, cũng như những giá trị về văn hóa, con người từ xa xưa. Tất cả tạo nên phong cách riêng của làng du lịch Mỹ Khánh và hấp dẫn du khách.
Làng du lịch Mỹ Khánh là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở Cần Thơ. Ảnh: Nam Sơn
Chị Nguyễn Phương Anh, quận Tân Bình, TPHCM, một du khách trong đoàn khách của công ty Vidotour Travel (TPHCM) đến tham quan làng du lịch Mỹ Khánh tâm sự: “Tôi mới chỉ biết cuộc sống của điền chủ thông qua những bộ phim mình yêu thích như: Đất phương Nam, Ải trần gian… Giờ được hóa thân làm điền chủ, cho dù chỉ là hình thức trải nghiệm tour du lịch, tôi vẫn cảm thấy rất háo hức và thích thú”.
Làng du lịch Mỹ Khánh là một khu sinh thái miệt vườn đích thực ngay tại “thủ phủ miệt vườn” Đồng bằng sông Cửu Long với văn hóa đậm “chất” miền Tây. Ảnh: Nam Sơn
Chị Nguyễn Lệ Hằng, một du khách trẻ đến từ miền Trung, thật thà chia sẻ, lúc đầu chị hơi bỡ ngỡ và có phần rụt rè khi hóa thân thành “điền chủ”. Nhưng sau đó chị quen dần và cảm thấy rất thích thú với trải nghiệm này.
Việc trải nghiệm làm “điền chủ” mang đến cho du khách những kỷ niệm hết sức thú vị về vùng đất, con người ở miền Tây. Ảnh: Nguyen Co
“Hoạt động hóa thân thành điền chủ có nhiều nét đặc biệt với du khách và tôi cố gắng diễn đạt để có được cảm giác như đang ở trong gia đình điền chủ ngày xưa. Ngoài ra, tôi còn có được những tấm hình “sống ảo” độc đáo để khoe trên mạng xã hội với bạn bè sau chuyến du lịch”, chị Hằng nói.
Cửu Long một mai còn có hai mùa?
Giữa tháng 3, nước sông Mêkông cao bất thường. Các đập thủy điện thượng nguồn xả hàng tỉ mét khối nước khiến cho mùa khô vùng châu thổ biến thành mùa nước nổi!
Thông tin mực nước lấy từ các trạm quan trắc ở Tân Châu và Châu Đốc, là hai trạm đo chính của sông Tiền và sông Hậu, khiến nhiều người lo lắng, còn riêng tôi thì nhớ lại nhiều điều.
Ấy là mùa nước nổi năm 1995, khi tôi và một anh bạn đồng nghiệp làm báo xuôi về miền châu thổ Cửu Long tác nghiệp. Bản tin fax đi từ bưu điện Tân An (Long An) ngày 28-9-1995 có tựa đề: "Vùng trũng Đồng Tháp Mười chìm trong biển nước". Nhưng đó là mùa của cá tôm vùng vẫy xuôi về từ Biển Hồ (Campuchia). Còn năm nay, vào giữa tháng 3 lại được nghe một ngư dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tâm sự: "Mùa khô mà nước sông Tiền dâng cao như mùa nước nổi. Nhưng nước tràn về thì trong xanh, không có vị đỏ phù sa của mùa ầm ào nước lũ...".
Mùa nước nổi miền Tây. Ảnh: N.K
Đó là điều rất mực lo lắng, bởi sự bất thường của con nước liên quan đến sinh kế của hàng triệu người. Các chuyên gia cho rằng nếu trong mùa khô, dòng chảy khác đi sẽ thay đổi hệ sinh thái, sinh ra hiện tượng sạt lở, đất đai bạc màu. Cây cối, cá tôm cũng sẽ thay đổi gen di truyền vốn đã được "mã hóa" từ bao đời, phá vỡ quy luật sinh tồn mà tạo hóa đã ban cho muôn loài...
Chợt nhớ trong bài phỏng vấn ngày đó mà tôi còn lưu lại, một vị lãnh đạo tỉnh Long An nói dù lượng nước phân bổ vào mùa lũ chiếm đến 80% lượng nước hàng năm đổ về hai dòng sông lớn: sông Tiền và sông Hậu, nhưng với 20% lượng nước còn lại của mùa khô, nếu biết cách điều tiết thì cũng sẽ như hàng trăm năm qua, vạn vật vẫn cứ thích ứng mà tồn tại!
Tôi có những chuyến đi hàng tháng trời cùng mùa lũ đồng bằng châu thổ Cửu Long, "nằm vùng" và suy nghiệm từ thực tế. Còn nhớ lời của một lão nông mưu sinh trên sông nước Đồng Tháp có cái tên chất phác Trần Văn Lến mà tôi còn ghi lại trong quyển nhật ký đồng bằng: "Trời đất đã sinh như vậy. Con nước lũ đồng bằng cho cơm cho cá, mùa nào thức nấy, nếu thay đổi thì sẽ rất khó sống". Giở nhật ký đọc lại mà tôi còn nhớ như in hơi rượu phả ra từ ông lão bên bến sông chiều muộn.
Hai mươi năm trước, tôi cũng có khá nhiều chuyến đi với các chuyên gia chỉnh trị sông thuộc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam do Giáo sư Nguyễn Ân Niên, lúc ấy là viện trưởng, dẫn đầu. Vị Viện trưởng đã đôi lần nói, đại ý chỉnh trị các dòng sông lớn, nhỏ đều phải dựa vào nguyên lý tự nhiên của dòng chảy, vào những khảo sát thực tế và căn cứ theo mùa, nếu không thuận với lẽ tự nhiên thì công việc ắt sẽ thất bại. Ở Tân Châu (An Giang), nơi nổi tiếng với loại lãnh Mỹ A truyền thống, vị giáo sư ấy đã từng cùng các đồng sự miệt mài khảo sát thực địa, nghiên cứu xây bờ kè với mong muốn cứu lấy một thị trấn khá sầm uất trước nguy cơ sạt lở bờ sông Tiền.
Nhưng câu chuyện ấy diễn ra giữa những năm tháng phía thượng nguồn chưa xây nhiều đập thủy điện như bây giờ, lúc dòng Mêkông vẫn đều đặn mỗi năm hai mùa con nước đi qua bao xóm thôn làng mạc, để đưa nước tắm mát phù sa cho đồng ruộng, vườn tược tươi xanh.
Còn bây giờ, mỗi khi nghe hay nghĩ đến câu chuyện thay đổi của một vùng đất nào đó vốn phì nhiêu, trù phú thì lại thấy lo ngại. Cứ thử hình dung nhiều năm sau nữa, nếu vẫn không có kế hoạch điều tiết dòng chảy, miền đồng bằng châu thổ không còn hai mùa như trước thì sẽ ra sao?
Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc hút khách, chờ "bùng nổ" cao điểm hè Nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc hút khách sau Tết. Ngành du lịch trong nước kỳ vọng sẽ thị trường sẽ "bùng nổ" dịp cao điểm hè. Du lịch nội địa hút khách sau Tết Vừa trở về sau chuyến du lịch Hội An và Đà Nẵng kéo dài 4 ngày 3 đêm, gia đình chị...