Trải nghiệm du lịch ở chùa Phật Quang (Hà Nam)
Thả lỏng tâm hồn và trải nghiệm sống chậm lại bên lề thành thị vội vã tại chùa Phật Quang Hà Nam, ngôi cổ tự gần trăm năm tuổi sở hữu các công trình kiến túc Phật giáo tuyệt đẹp cùng không gian khuôn viên xanh mát, thơ mộng tựa như tranh vẽ khiến bao du khách say mê.
Bên cạnh những công trình tôn giáo nổi tiếng như chùa Tam Chúc hay Địa Tạng Phi Lai Tự thì chùa Phật Quang Hà Nam cũng là một điểm dừng không kém phần hấp dẫn cho chuyến vi vu xứ Bắc của bạn. Ngôi chùa luôn gây ấn tượng với cảnh quan thơ mộng và mang đến bầu không khí thanh bình phù hợp để bạn ghé thăm vãn cảnh và thư giãn tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật.
Chùa Phật Quang Hà Nam là công trình tôn giáo có tuổi đời gần trăm năm tọa lạc ở thôn Dư Nhân, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm và cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km. Tuy là một điểm đến lâu đời nhưng đến tận năm 2015, ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi hơn với công chúng khi Đại đức Trụ trì Thích Thiên Ân tổ chức kiến tạo và xây dựng lại công trình trở nên khang trang, bề thế hơn.
Đại đức trụ trì Thích Thiên Ân cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc khang trang tại chùa Phật Quang Hà Nam như Tam Bảo, giảng đường, lầu khách, lầu trà… với điểm nhấn ấn tượng đến từ phần mái được chế tác công phu, tinh tế cùng không gian thờ cúng mang âm hưởng Phật giáo vừa thể hiện được nét đẹp truyền thống nhưng vẫn giữ cho mình được vẻ độc đáo rất riêng không kém phần thu hút, bắt mắt.
Bên trong chùa là khu vực lễ bái với các tượng Phật được sắp đặt trang nghiêm và xung quanh được trang trí các khóm hoa để không gian trở nên hài hòa hơn. Đặc biệt, vì trụ trì Thích Thiên Ân là người vô cùng khéo tay và tỉ mỉ nên tại nhiều địa điểm trong cổ tự đều treo rất nhiều bài thơ hay tranh vẽ có giá trị tinh thần to lớn góp phần giúp tổng thể công trình Phật giáo trở nên thẩm mỹ và thu hút hơn.
Du khách trải nghiệm du lịch ở chùa Phật Quang Hà Nam chắc chắn sẽ không khỏi bất ngờ với không gian ngoại cảnh non nước hữu tình vô cùng thơ mộng. Khu vực này sở hữu những hàng cây xanh mát và gây ấn tượng với hệ thống hòn non bộ, hồ cá, những con đường lát đá hay các tiểu cảnh được sắp xếp, thiết kế vô cùng đẹp mắt, chắc chắn sẽ giúp hành trình tham quan vãn cảnh của bạn trở nên đặc sắc.
Tại chùa Phật Quang, bạn có thể thong dong dạo bộ giữa khuôn viên xanh mát, chiêm ngưỡng khu vực hòn non bộ được xây dựng vô cùng công phu, ngắm nhìn đàn cá bơi lượn trong hồ và tham gia vào các hoạt động chiêm bái, cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn tâm hồn, tìm lại khoảng lặng bình yên bên lề thành thị vội vã.
Chùa Phật Quang Hà Nam luôn là điểm dừng chào đón các vị khách đang tìm kiếm một nơi chốn thanh tịnh, an yên để “chữa lành” tâm hồn sau những áp lực của cuộc sống thường nhật. Do đó, nếu có cơ hội tham gia tour du lịch Hà Nam thì đừng quên note lại địa điểm mới mẻ này để trải nghiệm thư giãn.
Ngoài ra, ngôi chùa cũng là điểm dừng tuyệt vời cho những chuyến du xuân cùng gia đình vì vào mỗi dịp đầu năm, nơi đây luôn được trang trí rực rỡ với những hàng đào thơ mộng cùng nhiều tiểu cảnh mang âm hưởng của Tết truyền thống hứa hẹn giúp bạn tìm kiếm được vô vàn background check-in thú vị cho bộ ảnh du lịch ấn tượng.
Video đang HOT
Về thăm ngôi chùa gần 1000 năm tuổi ở Hà Nam
Tọa lạc trên ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự xây dựng từ thế kỷ 10, được mệnh danh là chốn tiên cảnh giữa lòng núi rừng.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70 km về phía nam chỉ mất hơn 1 giờ chạy xe, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có lịch sử 1.000 năm tuổi nằm trọn trong lòng dãy núi Phi Lai, hai bên là "tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ". Các sư thầy trong chùa cho biết, theo như người dân trong làng kể lại chùa được xây dựng vào thời Nhà Lý khoảng thế kỉ 10-11 với tên gọi là chùa Đùng. Thuở mới xây dựng, ngôi chùa này có quy mô vô cùng rộng lớn lên tới hơn 120 gian và đã được nhiều đời vua ghé thăm.
Khoảng 200-300 năm trước, ngôi chùa bị lãng quên, không có sư trụ trì, kiến trúc của ngôi chùa cũng có phần bị hao mòn, cây cối mọc rậm rạp ở xung quanh. Tới tháng 12 năm 2015, đại đức Thích Minh Quang đã tới chùa và bắt đầu tiếp nhận, tu sửa lại kiến trúc của ngôi chùa. Kể từ đây chùa Đùng cũng đã được đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự.
Xung quanh lối vào trong chùa đều được bày trí hoa sen. Mỗi mùa là một loài hoa khác nhau, đến khi hết mùa sen, chùa sẽ trồng các loài hoa khác để bày trí như: hoa súng, hoa cúc,...
Khác với những chùa khác, chùa Địa Tạng thiết kế phần sân trước khuôn viên được trải sỏi màu trắng thay vì lát gạch đỏ. Sư thầy trong chùa chia sẻ: "Chùa thiết kế như vậy không chỉ tạo tiểu cảnh cho đẹp mà sỏi trắng còn mang ý nghĩa của sự thiền định. Khi du khách dạo quanh khuôn viên, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến lòng người trở nên an yên, nhẹ nhàng".
Đặc biệt, ngay trước Tổ đường của chùa 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Khi nhìn vào từng viên sỏi bao vây quanh chân sẽ giúp cho tâm mỗi người thanh thản.
Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, nơi lớn nhất là tòa Tam Bảo. Tượng Đức Địa Tạng đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.
Sự khác biệt còn nằm ở hệ thống tượng thờ bên trong chùa đều được tạc bằng gốm không nung.
Nơi tắm Phật được đặt trước nơi thờ Tam Bảo để du khách đến gột rửa tâm hồn, xóa tan mọi muộn phiền và những điều xấu trong suy nghĩ cũng như trong cuộc sống. Bình thường những chùa khác chỉ có tháng 4 mới làm lễ tắm Phật nhưng ở chùa Địa Tạng làm quanh năm để mọi người luôn có thể thực hiện nghi thức này mỗi khi đến Chùa.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được xây dựng theo kiến trúc cột kèo truyền thống, với các chi tiết được chạm trổ hoa văn tinh tế, riêng biệt, đặc trưng của các ngôi chùa tại Việt Nam
Hệ thống mái chùa nhiều lớp với mái ngói đặc trưng tạo hình rồng phượng nguy nga.
Chuông gió là một điểm nhấn tại chùa Địa Tạng Phi Lai, được trang trí khắp nơi xung quanh chùa với các loại kích thước khác nhau. Những bản nhạc reo vui của Chư thiên, đất trời và lòng người quyện hòa...
Đến với chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, ngoài được hành hương khấn Phật du khách có thể trải nghiệm leo núi phía sau chùa. Hiện chùa có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi.
Sự hấp dẫn của chùa không chỉ nằm ở không gian bên trên đồi thông, trên đường đi mọi người sẽ bắt gặp các ngôi nhà đất bình dị, mộc mạc - nơi ở của các sư thầy. Ngoài ra, leo theo triền núi từ phía bên phải của chùa có những hang đá cùng với thảm thực vật vô cùng phong phú như rừng táo, sim rừng, ổi, cây leo rực rỡ sắc màu.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn được ghi dấu ấn bởi sự thanh bình, không ồn ã thường thấy của một điểm du lịch nổi tiếng. Dù cuối tuần chùa đón rất nhiều khách tham quan chụp ảnh, nhưng hầu như không có những hoạt động chèo kéo, mua bán trong khuôn viên chùa.
Đến thăm lăng vị vua Nguyễn được nhiều du khách lựa chọn khi đến Huế Lăng vua Khải Định là địa điểm không thể thiếu trong số các điểm tham quan cần khám phá của nhiều du khách trong, ngoài nước khi đến với Cố đô Huế. Đến Huế, nhiều du khách thường lựa chọn tham quan các lăng tẩm vua Nguyễn. Lăng vua Khải Định thường nằm top danh sách được du khách chú ý đến. Hằng...