Trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe ở bản Miền
Phát huy lợi thế nghề thuốc nam, đồng bào Dao ở bản Miền, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội đã triển khai sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược, thu hút sự quan tâm và yêu thích của nhiều du khách.
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 60 km, Ba Vì là một xã miền núi của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Cư dân trong xã thuộc 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao, trong đó người Dao chiếm đa số với 98% dân số, cư trú ở 3 thôn Hợp Nhất, Yên Sơn và Hợp Sơn.
Người Dao ở Ba Vì thuộc nhóm Dao quần chẹt di cư từ Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ đến núi Ba Vì để tìm kế mưu sinh, bởi nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Các thế hệ người Dao ở đây đang sở hữu một “kho báu” vô giá đó là nghề thuốc nam bí truyền.
Giới thiệu cây thuốc trong vườn dược liệu
Phát huy lợi thế nghề thuốc nam, đồng bào Dao ở bản Miền, thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội đã triển khai sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược, thu hút sự quan tâm và yêu thích của nhiều du khách.
Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến bản Miền là không khí trong lành, tươi mới và yên bình. Thoát khỏi sự ồn ào, bụi bặm, hòa mình vào không gian thoáng đãng, màu xanh mướt mắt của thiên nhiên, thong thả dạo bước trên con đường thơm mùi dược liệu thuốc nam là ấn tượng tiếp theo của du khách.
Video đang HOT
Du khách trải nghiệm ngâm chân bằng lá thuốc tại bản Miền
Bản Miền có 271 hộ dân sinh sống bằng nghề thuốc nam. Điểm dừng chân đầu tiên của du khách trong hành trình khám phá bản Miền là vườn thuốc nam của gia đình lương y Triệu Thị Dung. Bà Dung là đời thứ 4 tiếp nối nghề truyền thống của gia đình và các con, cháu của bà cũng đang nối nghiệp tổ tiên truyền lại.
Du khách tìm hiểu quy trình nấu cao của người Dao tại nhà lương y Triệu Thị Dung
Sau khi tìm hiểu về các loại lá thuốc nam và quy trình nấu cao gia truyền của gia đình lương y Triệu Thị Dung, du khách sẽ đến Điểm Du lịch cộng đồng bản Miền để trải nghiệm chăm sóc da mặt bằng thảo dược, gội đầu, ngâm chân, tắm lá thuốc, chăm sóc cổ vai gáy bằng thảo dược… Nếu như trước đây người Dao chỉ lấy những cây lá thuốc trên rừng về nấu nước tắm vào ngày cuối năm để đón năm mới hoặc chỉ dành cho khách quý đến nhà, thì bây giờ, nhận thấy việc tắm lá thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe, người dân bản Miền đã biến nó thành sản phẩm độc đáo, phục vụ khách du lịch. Đây cũng là lý do nhiều du khách chọn bản Miền là điểm đến dịp cuối tuần.
Ẩm thực của đồng bào Dao bản Miền được chế biến cầu kỳ cùng các loại thuốc nam rất tốt cho sức khỏe
Ở bản Miền còn một hoạt động nữa rất thu hút du khách đó là thưởng thức những món ăn dược thiện của đồng bào Dao quần chẹt. Theo chị Lý Thị Huệ, người dân ở bản Miền đã rất khéo léo trong việc vận dụng các bài thuốc gia truyền vào những món ăn, tạo nên hương vị đặc trưng cùng với những ý nghĩa văn hóa tốt đẹp gắn liền trong cách chế biến và thưởng thức.
“Bà con đã áp dụng những cây thuốc thảo dược và các món ăn. Ví dụ món bánh dày của người Dao được làm từ những lá cây để tạo nên những màu sắc rất đặc biệt và nó cũng rất tốt cho sức khỏe; món nếp cái nấu bí, gừng gió và gà đồi rất tốt cho phụ nữ sau sinh, sức khỏe rất yếu; gừng gió có thể áp dụng cho những người bị cảm lạnh hoặc bị chân tay lạnh; hoặc món thịt lợn hầm củ mài, kỳ tử và táo đỏ cũng là món đại bổ và sử dụng cho những người thận kém, sinh lý kém; hoặc là món rau bao thì có công dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm…”.
Múa truyền thống của đồng bào Dao ở bản Miền
Vừa thưởng thức các món ăn dược liệu, vừa xem các tiết mục văn nghệ do chính những người dân địa phương biểu diễn đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách trong hành trình khám phá bản Miền.
Được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, tắm lá thuốc hay tìm hiểu những tập tục của người Dao quần chẹt ở bản Miền, du khách sẽ cảm thấy yêu hơn những giờ phút gắn bó với mảnh đất này. Nếu có dịp, quý vị và các bạn hãy đến với bản Miền để cảm nhận những điều thú vị này.
Khám phá du lịch Quan Sơn
Động Bo Cúng, bản Ngàm... cùng nhiều sản phẩm du lịch đa dạng khác đã và đang thúc đẩy du lịch huyện Quan Sơn phát triển.
Du khách trải nghiệm du lịch tại bản Ngàm. Ảnh: Ngọc Thanh
Quan Sơn nổi tiếng với nhiều hang động đẹp như động Bo Cúng, hang Nang Non, hang Pha Bái, hang Co Láy, hang Pha Khua... Trong đó, động Bo Cúng là điểm du lịch thu hút đông khách du lịch khi đến với Quan Sơn. Động Bo Cúng thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, được người dân địa phương phát hiện từ năm 2008. Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí, động ngày càng hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá. Với gần 1 km chiều dài động, du khách được thỏa chí tưởng tượng khi ngắm nhìn hàng trăm thạch nhũ đa dạng hình thù, màu sắc, nhiều thạch nhũ giống như đóa hoa sen, thạch nhũ khác lại như cột chống trời, con chim đại bàng... Nhiều chuyên gia đã từng đến khảo sát đều khẳng định động Bo Cúng là một trong những động có hệ thống thạch nhũ đẹp, kỳ thú, tiềm năng phát triển du lịch bền vững. Đây cũng là nơi thu hút đông lượng khách du lịch là người thích phiêu lưu, mạo hiểm. Khám phá động Bo Cúng du khách sẽ được kết nối tham quan thêm các hang động đẹp ở Quan Sơn.
Bản Ngàm, xã Sơn Điện đã và đang là điểm du lịch cộng đồng yêu thích ở Quan Sơn. Bản Ngàm có gần 80 hộ dân sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Thái bởi vậy nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn và đầy đủ sắc thái văn hóa của dân tộc Thái. Đến với bản Ngàm, du khách được khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng sơn cước, những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, thưởng thức ẩm thực đặc trưng dân tộc. Đặc biệt, du khách sẽ được nghỉ ngơi thư giãn, tắm mó nước dẫn từ đầu nguồn khe suối về, hay tham gia hoạt động sản xuất cùng người dân, nghỉ ngơi trong ngôi nhà sàn mang đậm kiến trúc người Thái xưa. Ngoài ra, du khách được tham gia hoạt động giao lưu văn nghệ, mua sắm các sản vật đặc trưng của người Thái.
Du khách khám phá nét đẹp văn hóa dân tộc Thái. Ảnh: Ngọc Thanh
Hiện, bản Ngàm đã có hơn 20 hộ gia đình tham gia phát triển du lịch. Các hộ được tham gia tập huấn, dạy kiến thức và kỹ năng làm du lịch cộng đồng. Các hộ cũng đầu tư, sửa sang nhà cửa, xây mới nhiều công trình phụ trợ, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, xây dựng khuôn viên xanh. Xã cũng đã thành lập đội văn nghệ gồm 30 thành viên chuyên đi biểu diễn, phục vụ du khách với các tiết mục mang đặc trưng của văn hóa dân tộc Thái. Gia đình chị Lữ Thị Nguyện, trước đây chỉ làm nông nghiệp, năm 2019 thấy được tiềm năng du lịch của xã chị bắt đầu làm du lịch cộng đồng. Chị Nguyện mạnh dạn cải tạo, nâng cấp ngôi nhà sàn của mình thành homestay nghỉ dưỡng. "Từ ngày làm du lịch đời sống gia đình được nâng cao và ổn định. Không những thế, làm du lịch giúp chúng tôi giữ gìn được văn hóa dân tộc bởi du khách, nhất là khách nước ngoài rất thích tìm hiểu văn hóa dân tộc. Chúng tôi thường xuyên được tham gia tập huấn, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ", chị Nguyện cho biết.
Đến với bản Ngàm du khách còn được tham gia trải nghiệm đi bè tre trên sông Luồng, ngắm nhìn cảnh vật tuyệt đẹp và cảm nhận làn nước mát lạnh của dòng sông.
Động Bo Cúng. Ảnh: Ngọc Thanh
Những năm qua, huyện Quan Sơn đã ban hành nhiều đề án phát triển du lịch cộng đồng, như "Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Quan Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030", "Đề án phát triển du lịch hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Kế hoạch phát triển du lịch huyện Quan Sơn đến năm 2025... Sau khi các đề án được phê duyệt, huyện đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án, kế hoạch thực hiện đến các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định thời gian triển khai thực hiện. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thúc đẩy giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân. Theo đó, huyện Quan Sơn đã dành nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, tôn tạo, trùng tu các di tích, đầu tư khai thác danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Tính riêng trong năm 2022 huyện đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng xây dựng các công trình phục vụ du lịch, như tuyến đường giao thông dẫn vào thắng cảnh động Bo Cúng, hệ thống đèn sáng, đèn màu trong hang... Trong 10 tháng năm 2023 đã có hơn 30.829 khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách nước ngoài 529 lượt người.
Ông Lê Văn Thơ, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quan Sơn, cho biết: "Trong thời gian tới, huyện Quan Sơn sẽ tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện các công trình phụ trợ phục vụ du lịch. Cùng với đó, huyện sẽ phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Quan Sơn. Đồng thời, tăng cường công tác quảng bá du lịch, để nhiều du khách biết về vẻ đẹp của Quan Sơn, đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của huyện".
Sử dụng xe đạp trải nghiệm du lịch là giải pháp lý tưởng cho du khách khi đến Huế Đó là nhận định của ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại cuộc họp với các sở, ban ngành liên quan về công tác quy hoạch và triển khai các tuyến xe đạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21/10. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Chủ tịch UBND TP Huế thông...