Trải nghiệm của người dùng thử xe điện trong một ngày: Lo âu là sự thật
Carscoops đã có dịp trải qua trải nghiệm của một người dùng xe điện “chiếu mới” đúng nghĩa.
Trong tuần trước Carscoops đã được dùng thử chiếc Honda e và tờ báo này quyết định “thử làm người bình thường” với dòng xe đô thị Nhật trong một ngày tại Athens, Hy Lạp. Mục tiêu của họ là tìm hiểu liệu một người sống chung cư, không có chỗ đỗ xe nhất định (và do đó tương ứng không có kênh sạc qua đêm đáng tin cậy thường xuyên) sẽ sử dụng xe điện như thế nào.
Ngày thử nghiệm đầu tiên rơi vào thứ 7 – thời điểm chiếc Honda e chỉ còn đầy 50% ắc quy với tầm vận hành ước tính 77 km. Mục tiêu của người thử xe khi đó là tới thăm người thân ở hướng đối diện trong thị trấn với bản đồ Google Map ước tính quãng đường cần di chuyển là 76 km.
Hành trình của chiếc xe đô thị được chia làm nhiều chặng với chặng đầu dài 18 km và tiêu tốn 10% ắc quy – con số chính xác nằm nằm trong tính toán ban đầu. Nhờ trên xe có sẵn cáp sạc tại gia lẫn cáp sạc ngoài, tờ báo này có thể sạc lại nhờ nguồn điện phổ thông garage người bạn nhưng sau 1 tiếng 15 phút, chiếc Honda e chỉ tăng vỏn vẹn… 4% ắc quy tương đương thêm 7 km đường đi, nghĩa là để sạc đầy họ sẽ phải chờ 15 tiếng nữa.
Bỏ qua phương án trên, Carscoops tiếp tục di chuyển để tìm chỗ sạc nhanh tiện lợi hơn, dù vậy ứng dụng của Honda chỉ trả lại thông điệp “Không thể xác thực. Xin hãy thử lại sau” dù họ vẫn đang có kết nối Internet đầy đủ khiến công đoạn trên gặp vô vàn khó khăn.
Sau một hồi chật vật, họ tìm được 2 trạm sạc khả dĩ là bên trong một tòa nhà văn phòng tư nhân hoặc tại một trạm xăng. Lựa chọn thứ 2 được chọn trước nhưng khi tới nơi tờ báo này mới tá hỏa khi được nhân viên tại đó thông báo rằng trạm sạc tại đây đã không hoạt động từ lâu, cho thấy bản đồ trạm sạc mà họ tìm được không hề được cập nhật.
Video đang HOT
Với ắc quy chỉ còn 20% và số quãng đường di chuyển tối đa là 34 km, Carscoops quyết định thử sức chiếc Honda e khi khoảng cách họ cần di chuyển là 21 km. Đến khi tới được trạm sạc nhanh tiếp theo, chỉ số ắc quy hiển thị lên màn hình chỉ còn là… 1%. Bên cạnh đó, công nghệ sạc nhanh cũng chỉ cho phép sạc lại 100% ắc quy xe trong 5 giờ vì tại Hy Lạp không có nguồn điện dung lượng đủ lớn cho phép xe sạc lại ở tốc độ tối đa (6.6 kWh hay vì 25.2 kWh).
Điểm an ủi của họ là thay vì tính tiền (20 USD tính theo tỉ giá công bố trước), trạm sạc tự động cho phép họ sạc lại miễn phí vì lý do nào đó.
Kết luận mà Carscoops rút ra từ hành trình thử nghiệm của mình là với một người dùng phổ thông, họ phải tự trang bị khá nhiều kiến thức cho bản thân trước bất cứ hành trình tầm trung nào vì không như trạm xăng nhan nhản, trạm sạc là một sự tồn tại hiếm gặp hơn rất nhiều đặc biệt là tại các quốc gia nơi xe điện chưa phát triển.
Ngoài ra, với hàng chục triệu người dùng sở hữu nhà chung cư tại châu Âu hay các khu vực khác, việc sạc lại xe điện qua đêm (phương thức phổ biến nhất) hiện tại vẫn rất khó khăn và đây là yếu tố mà chính phủ các nước nên cân nhắc hỗ trợ sớm nhất có thể thay vì nhắm tới vấn đề trợ giá.
Các trạm sạc công cộng cũng cần có số lượng và độ phủ tốt hơn nếu muốn người tiêu dùng chuyển sang dùng xe điện thay xe xăng. Nếu không, việc luôn phải nơm nớp lo sợ xe hết điện có thể gây ác cảm cho không ít người sử dụng xe điện lần đầu và khiến họ quay trở lại sử dụng xe chạy động cơ đốt trong vì độ tiện lợi của chúng.
Ngày đầu miễn phí trước bạ ôtô điện - đăng ký nhanh gọn như xe xăng
Quá trình đăng ký ôtô điện trong ngày đầu được miễn phí trước bạ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Mọi thủ tục, giấy tờ tương tự xe dùng động cơ đốt trong.
Hôm nay (1/3), Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ lần đầu bằng 0% với ôtô thuần điện (EV) chính thức có hiệu lực trong vòng 3 năm. Đây cũng là thời điểm nhiều người đã mua xe chờ đợi để đưa xe đi đăng ký, qua đó nhận hỗ trợ từ Chính phủ.
Trả lời Zing, anh Lê Tùng Anh, chủ sở hữu VinFast VF e34 tại Hà Nội, cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký xe điện sáng ngày 1/3 tại điểm đăng ký xe số 5 (số 5 đường Ngọc Hồi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
Không nhiều xe điện tại điểm đăng ký số 5 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong buổi sáng ngày 1/3.
Cụ thể, anh Tùng Anh mất khoảng 30 phút để khai, nộp phí trước bạ tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng, sau khi có thông báo phí trước bạ mới tiến hành làm thủ tục đăng ký xe.
Tại điểm đăng ký số 5, xe điện có chung khu vực và quy trình làm thủ tục với xe dùng động cơ đốt trong. Chủ xe cho biết được các cán bộ cơ quan thuế và CSGT hỗ trợ việc đăng ký nhanh chóng, thuận tiện. Toàn bộ quá trình đăng ký mất khoảng 90 phút.
Ôtô điện có các loại giấy tờ, thủ tục đăng ký tương tự xe xăng, dầu.
Theo chủ xe, tất cả loại giấy tờ, thủ tục đăng ký ôtô điện hoàn toàn giống với xe xăng, dầu.
"Xe của tôi là chiếc ôtô điện đầu tiên ra biển số tại điểm đăng ký số 5. Có 3 chủ xe cùng nộp tờ khai thuế trước bạ với tôi ở cơ quan thuế. Tại cơ quan công an, có một chủ xe làm thủ tục đăng ký cùng tôi", anh Tùng Anh nói.
Ôtô điện có biển số tương tự xe dùng động cơ đốt trong.
Tại thời điểm đăng ký, chiếc VF e34 của anh Tùng Anh được nhận hỗ trợ 0% phí trước bạ cho xe điện. Tuy nhiên, lệ phí cấp biển số tại Hà Nội vẫn tương tự xe xăng là 20 triệu đồng. Ngoài ra, mức thu phí đăng kiểm (340.000 đồng - PV), phí bảo trì đường bộ (1,56 triệu đồng), bảo hiểm trách nhiệm dân sự (480.700 đồng) cũng giống với xe động cơ đốt trong.
"Như vậy, tổng số tiền tôi bỏ ra để lăn bánh chiếc VinFast VF e34 tại Hà Nội vào khoảng 520 triệu đồng", anh Tùng Anh cho biết.
Ford không có ý định chia tách mảng xe điện hay xe xăng Giám đốc điều hành nhà sản xuất ô tô Ford Motor Co, ông Jim Farley, cho biết công ty này không có kế hoạch chia tách các mảng xe điện hay xe chạy xăng dùng động cơ đốt trong (ICE) của mình. Biểu tượng của nhà sản xuất ô tô Ford của Mỹ. Ảnh: Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN Phát biểu tại hội nghị nghiên cứu...