Trải nghiệm công nghệ trên ô tô: Thương hiệu Hàn đứng đầu, Nhật đội sổ
Tổ chức J.D. Power vừa công bố Nghiên cứu Chỉ số Trải nghiệm Ô tô (TXI) cho năm 2022, cho thấy sự hài lòng của các khách hàng đối với các công nghệ đang ngày càng được trang bị nhiều trên ô tô hiện nay.
Theo đó, J.D. Power đã lấy khảo sát từ 84.165 chủ ô tô đời 2022 sau 90 ngày sở hữu để đánh giá và chấm điểm trung bình trải nghiệm công nghệ trên từng mẫu xe và thương hiệu cụ thể. Nghiên cứu TXI tập trung vào 35 công nghệ chủ yếu và được chia thành 4 hạng mục chính: Sự tiện lợi, Tự động hóa nổi bật, Năng lượng và sự bền vững, Thông tin giải trí và kết nối.
Trong đó, thương hiệu xe sang Hàn Quốc Genesis được xếp hạng tổng thế cao nhất về trải nghiệm công nghệ ô tô, đồng thời cũng dẫn đầu trong số các hãng xe sang; 2 vị trí tiếp theo tiếp tục là những thương hiệu cao cấp gồm Cadillac và Mercedes-Benz.
Xếp hạng các thương hiệu của J.D. Power về trải nghiệm công nghệ ô tô.
Mặt khác, dù đứng thứ 4 về tổng thể nhưng Hyundai vẫn dẫn đầu trong số các thương hiệu ô tô phổ thông trên thị trường; xếp tiếp theo tiếp tục là thương hiệu Hàn Quốc có chung công ty mẹ – KIA. Điều này giúp tập đoàn Hyundai Motor đang đứng đầu về mức độ đổi mới và hài lòng khách hàng về mặt công nghệ.
Ở phía cuối bảng xếp hạng, Mazda là thương hiệu ô tô mang lại trải nghiệm công nghệ kém nhất với chỉ 387 điểm, trong khi một thương hiệu Nhật Bản khác là Honda xếp ngay phía trên với 429 điểm. Đối với xe sang, các hãng xe kém nhất về khoản này gồm: Porsche (439 điểm) và Alfa Romeo (447 điểm).
Video đang HOT
Có 2 thương hiệu được chấm điểm rất cao trong nghiên cứu lần này nhưng không được J.D. Power đưa vào danh sách xếp hạng, đó là Tesla (681 điểm) và Polestar (608 điểm); 2 hãng xe điện đều không dữ liệu khách hàng nên bảng đánh giá không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của tổ chức.
Khoang lái của Genesis GV80.
Ngoài ra, J.D. Power cũng công bố cụ thể các mẫu xe được đánh giá mang lại trải nghiệm tốt nhất theo 4 hạng mục chính. Về sự tiện lợi, Cadillac Escalade đứng đầu trong số các xe sang với công nghệ camera chiếu hậu, trong khi Subaru Ascent đứng đầu trong số các xe phổ thông với công nghệ tương tự.
Về tự động hóa nổi bật, Lexus IS đứng đầu trong số xe sang với công nghệ cảnh báo phương tiện cắt ngang phía trước trong khi Mitsubishi Outlander vượt trội trong các xe phổ thông vối công nghệ phanh khẩn cấp tự động khi lùi.
Về năng lượng và sự bền vững, MINI Cooper dẫn đầu xe phổ thông với công nghệ lái với chỉ 1 bàn đạp, không có xe sang được xếp hạng; về thông tin giải trí và kết nối, BMW X3 dẫn đầu trong các xe sang với công nghệ chìa khóa số dựa trên điện thoại và không có xe phổ thông được xếp hạng.
J.D. Power: Các thương hiệu Mỹ đứng đầu về chất lượng ban đầu năm 2022, KIA đứng trên cả Lexus
Nghiên cứu mới của J.D. Power cho thấy các thương hiệu Mỹ áp đảo về chất lượng ban đầu đối với các mẫu ô tô dành cho năm 2022.
Tổ chức nghiên cứu J.D. Power vừa công bố báo cáo thường niên về chất lượng ban đầu của ô tô tại Mỹ (US Initial Quality Study) cho năm 2022, dịch COVID-19 đã vô tình gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy giá xe lên cao kỷ lục...những yếu tố góp phần khiến các vấn đề xảy ra đối với ô tô cao kỷ lục.
Thương hiệu Buick xếp thứ nhất về chất lượng ban đầu năm 2022.
Theo J.D. Power, số lượng trung bình các vấn đề xảy ra trên ô tô của toàn ngành trong năm 2022 đạt mức 180 vấn đề cho mỗi 100 chiếc (PP100), nhiều hơn 18 vấn đề so với năm ngoái, tăng 11%. Tương tự trước đây, việc xếp hạng sẽ tính theo trung bình các vấn đề của một thương hiệu, càng ít vấn đề xuất hiện sẽ xếp hạng càng cao.
Nghiên cứu của tổ chức này được thực hiện với 84.165 khách hàng mua xe hoặc thuê xe mới của năm 2022. Họ được hỏi 223 câu hỏi, thuộc về các hạng mục trên ô tô như: Hệ thống thông tin giải trí, tính năng, các nút điều khiển và màn hình, ngoại thất, hỗ trợ lái, nội thất, hệ thống động lực, ghế ngồi, trải nghiệm lái và điều hòa.
Top 10 thương hiệu có chất lượng ban đầu tốt nhất năm 2022.
Trong khi đó, xếp hạng về chất lượng ban đầu của các thương hiệu ô tô tại Mỹ cũng có nhiều xáo trộn trong năm 2022. General Motors (GM) đạt thắng lợi lớn khi khi sở hữu hàng loạt thương hiệu đứng ở vị trí cao; trong đó, Buick đứng đầu với trung bình chỉ 139 vấn đề cho 100 xe. Ngoài ra, GM còn sở hữu các thương hiệu khác xếp trong top 10 như: Chevrolet (147), GMC (162), Cadillac (163).
Top 10 thương hiệu có chất lượng ban đầu tốt nhất có tổng cộng 6 thương hiệu Mỹ khi vẫn còn 2 các đại diện khác: Dodge và Ford. Trong khi đó, chỉ có 2 thương hiệu Hàn Quốc xuất hiện gồm KIA và Genesis; Nhật Bản và châu Âu mỗi khu vực có 1 thương hiệu, gồm: Lexus và BMW.
Top 10 thương hiệu có chất lượng ban đầu thấp nhất.
Trong khi đó ở top 10 thương hiệu có chất lượng ban đầu kém nhất, đồng nghĩa với lượng vấn đề nhiều nhất trên 100 xe, ghi nhận Chrysler xếp đầu tiên với 265 vấn đề trong số 100 xe, tiếp đến là các thương hiệu như: Volvo (256), Maserati (255), Audi (239), Volkswagen (230)...
Danh sách này có tới 2 thương hiệu Nhật Bản góp mặt, gồm Mitsubishi và Infiniti, trong khi các thương hiệu của châu Âu chiếm chủ yếu, khi có tới 7 đại diện.
Ngoài ra, nghiên cứu của J.D. Power cũng ghi nhận 2 thương hiệu xe điện có điểm đánh giá thấp gồm: Polestar (328) và Tesla (226). Tuy nhiên, tổ chức này cho biết, các thương hiệu xe điện khó xếp hạng trong danh sách cuối cùng do "chủ xe thuần điện (BEV) và xe Hybrid sạc ngoài (PHEV) cho rằng ô tô của họ gặp nhiều vấn đề hơn ô tô với động cơ đốt trong".
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 7/2022: Top 10 thương hiệu bán nhiều xe nhất Dù thị trường ô tô tăng trưởng trong tháng 7 nhưng một số hãng xe tiếp tục giảm doanh số, lượng tăng dồn vào những thương hiệu bán chạy nhất. Trong tháng 7, thị trường Việt Nam ghi nhận sự tăng giảm bất ngờ lượng xe bán ra của các thương hiệu ô tô, cùng với đó là việc vị trí xếp hạng...