Trải lòng của người phụ nữ “phê đá”
Trong cuộc sống, ai cũng có thể có những bước chân lạc lối. Nhưng quay đầu là bờ. Tôi cứ nghĩ mãi về điều ấy sau khi gặp và lắng nghe câu chuyện trượt dốc của hai chị.
“Đôi bạn cùng lùi”
Trong gần 1000 cái tên ở Trung tâm bảo trợ xã hội 2 (Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội), Nguyễn Thị Hoa (SN 1980, quê ở Lê Hồng Phong, TP.Nam Định) và Nguyễn Minh Hồng (SN 1980, quê ở Phan Đình Phùng, TP.Thái Nguyên) là cặp đôi học viên được nhớ tên nhiều nhất. Mọi người ở trung tâm vẫn gọi đùa họ là “đôi bạn cùng lùi”.
Chị Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Minh Hồng ở trung tâm bảo trợ xã hội 2 đang chia sẻ với PV Người đưa tin
Thời gian Hồng sống ở trung tâm này đã gần 10 năm và không nhớ nổi đã bao nhiêu lần bị bắt vào đây. Còn Hoa thì nổi tiếng với việc phê ma túy đá tự đến cơ quan công an nộp mình. Họ quen nhau tại trung tâm bởi một người “chơi đá”, một người nghiện ma túy. Rồi khi cai nghiện thành công trở về, họ lại cùng “dìu” nhau đi buôn ma túy. Để rồi cái giá phải trả là một năm sau đó, hai người lại gặp nhau ở “chốn cũ”…
Hồng Bố mẹ chia tay từ lúc Hồng chưa đầy một tuổi. Khi bố đi bước nữa, 3 đứa em tiếp tục chào đời khiến tuổi thơ của Hồng càng trở nên dữ dội vì phải sống dưới đòn roi cộng với tình thương yêu thiếu hụt của bố và mẹ kế. Chính điều đó đã biến Hồng thành một con người khác khi vừa mới bước qua tuổi trăng rằm. Hồng bỏ học khi đang học năm cuối cấp 2, từ đó lang bạt xuống Hà Nội, ăn chơi đua đòi với đám bạn mới quen và mắc nghiện ma túy.
Trong lúc “phê”, Hồng đã tìm vui bên một người đàn ông mà không biết rằng người đàn ông ấy đã nhiễm HIV. 18 tuổi, lần đầu tiên bị bắt vào trung tâm bảo trợ xã hội 2, Hồng biết mình đã mắc căn bệnh thế kỷ. Theo lời Hồng thì người đàn ông mà Hồng từng yêu thương tha thiết ấy bây giờ đã chết, còn Hồng, nhờ hơn 10 năm thường trực tại trung tâm cai nghiện mà có thể kìm hãm sự phát triển của căn bệnh thế kỷ bằng thuốc ARV (thuốc kháng vi rút HIV).
Nhìn Hồng khá trẻ so với tuổi, đôi mắt bồ câu tuy đã không còn lấp lánh vì bệnh tật nhưng vẫn đẹp lạ lùng, miệng cười tươi và cách nói chuyện khá hấp dẫn khiến tôi thấy tiếc khi nghe Hồng kể: “Ngày xưa em đã từng đi học ở trường múa 4 năm đấy chị ạ. Cuộc thi học sinh thanh lịch của trường trước khi bỏ học em còn được giải nữa”. Giá như đủ bản lĩnh để đi qua vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời thì biết đâu bây giờ tôi đã gặp Hồng ở một nơi khác!?
Ngược với Hồng, Hoa lại là một “cô chiêu” thực sự ở thành Nam. Cuộc sống gia đình Hoa có phần khá giả nhưng như lời Hoa tâm sự với chúng tôi: “Em thấy mình sướng không biết sướng, lại a dua đua đòi với bè bạn. Mẹ có cho em đi học kế toán, nhưng em chẳng vào đầu chữ nào. Trong đầu chỉ luôn tìm cách moi tiền của gia đình để ăn chơi, đến khi không moi được thì tìm cách chạy thoát khỏi sự kiểm soát để thỏa chí tung hoành”.
Năm 2000, Hoa lấy chồng, đã có một cậu con trai đẹp, thông minh và học rất giỏi. Nhưng cuộc sống gia đình có nhiều mâu thuẫn vụn vặt đã không níu giữ được đôi chân đã từng lầm đường lạc lối của cô gái một con. Hoa lại tìm đường trốn chồng chạy đến với cuộc sống ăn chơi trụy lạc mà mình đã từng sống. Khi tự tay ký vào giấy ly hôn, Hoa chỉ còn vương vấn đứa con trai duy nhất của mình. Nhưng vì bản thân đã có những lỗi lầm từ trước nên Hoa đành chấp nhận nhường lại quyền nuôi con cho chồng. Đến bây giờ khi cậu con trai đã 12 tuổi và chuẩn bị sang Úc du học, một người mẹ nghiện ngập như Hoa vẫn tồn tại như một bí mật.
Video đang HOT
Hai mảnh đời, hai hoàn cảnh, hai miền quê khác nhau nhưng họ đã chọn chung một hướng đi cho mình, đó là tệ nạn xã hội. Trong một lần “chơi đá” với bạn bè vào tháng 10/2009, Hoa bị bắt vào trung tâm. Hồng cũng bị đưa vào sau đó hai tháng khi đang “phê” với đám bạn đua đòi. Hoa và Hồng được bố trí cùng một phòng và có những suy nghĩ đồng cảm rồi thân thiết với nhau như chị em. Đến khi hết thời gian cai nghiện, họ trở về với xã hội, hữu duyên đến mức họ gặp lại nhau ở ngõ chợ Khâm Thiên khi cả hai cùng tìm mối giao “hàng trắng”.
Rồi họ cùng “dìu nhau” đi buôn ma túy qua những chuyến hàng trót lọt từ Hải Phòng về Hà Nội. Và đến tháng 7/2011, họ gặp lại nhau ở trung tâm bảo trợ xã hội 2. Hai người “bạn cùng lùi” nhìn nhau và bật cười khi nhớ lại sự hội ngộ có một không hai này.
Hồng nói: “Em thực sự thấy sững sờ vì trong một lần đi lao động ngang qua khu nhà cắt cơn nhìn qua cửa sổ nhận ra Hoa đang vật vã trong phòng. Đến khi cắt cơn thành công rồi, lại thấy Hoa được đưa vào phòng mình ở cùng, lại chia sẻ với nhau từ bộ quần áo đến cái chăn đắp chung giường. Nghĩ cuộc đời cũng lạ. Cảnh sống trong trại cai nghiện cũng có tri kỷ…”.
Thèm lắm cái cảm giác của ngày về…
Hồng đã không còn nhớ nổi đây là lần thứ bao nhiêu mình bị bắt đưa về trung tâm. Còn Hoa thì lại không thể quên được cái cảm giác mà theo Hoa đó là sự ngu muội có hậu của chính mình. Bởi theo lời Hoa, nếu như không ngu muội tự đem mình nộp cho công an thì không biết giờ này Hoa còn đê mê “đá” đến mức nào.
Hoa kể: Tối hôm đó, sau khi đi bar ở Hoài Đức (Hà Nội) về, Hoa chơi hơi nhiều nên bị ảo giác. Gần 24h đêm, Hoa cứ đinh ninh một suy nghĩ trong đầu là gia đình mình ở quê đang bị kẻ xấu hãm hại. Khi gọi điện về nhà, trùng hợp đúng lúc không có ai nghe máy càng khiến Hoa tin vào ảo giác của mình là sự thật.
Bản thân Hoa trước giờ dù ăn chơi sa đọa nhưng vẫn luôn là một đứa con có hiếu nên Hoa đã rất lo lắng cho sự an toàn của gia đình mình. Trong đầu lúc đó, Hoa chỉ một suy nghĩ là phải ra phường báo công an để họ đến giúp người thân của mình.
Hoa bật cười kể lại với chúng tôi: “Hôm đó em mới đi bar về nên ăn mặc cũng sexy lắm, cứ hùng hổ lên công an phường Khương Đình trình báo về việc gia đình mình đang bị hại cần giúp đỡ, thậm chí lúc đó em còn quát và cằn nhằn mấy chú công an ở đó vì chậm trễ cứu giúp người thân của mình. Có lẽ vì tình trạng của em lúc đó khá tồi tệ nên không qua mắt được mấy chú công an. Họ cho em thử và biết em đang “phê ma túy đá”.
Sáng hôm sau, em bị đưa về trung tâm này. Đến khi cắt cơn, tỉnh táo nghe mọi người kể lại em vẫn thấy mình thật buồn cười vì đã có những hành động như thế. Chẳng có ai ngu ngốc tự nộp mạng như em. Nhưng có lẽ đấy cũng là một may mắn để được vào lại đây lần 2 em mới thấy thấm thía và suy nghĩ được nhiều điều…”.
Khi tôi hỏi về thời gian còn lại ở trung tâm, cả hai lại nhìn nhau cười và trả lời: “Lâu lắm chị ạ, hơn một năm nữa cơ”. Nhưng nét mặt Hoa lúc này bỗng sáng lên một cách kỳ lạ: “Cái cảm giác ngày về thích lắm chị ạ. Dường như có ai đó đợi mình sau cánh cổng sắt ngoài kia để lại bắt đầu lại cuộc đời…”. Hoa cười, nụ cười của một người biết hồi hướng sao mà hiền dịu thế!
Qua tâm sự của Hoa chúng tôi được biết, trước khi vào trung tâm cai nghiện, Hoa đã gặp và yêu một người tên Tuấn. Họ đã có những lúc chia nhau từng bát cơm, sẻ nhau từng điếu thuốc, cùng trải qua những lúc trong túi không còn lấy một đồng. Ngày Hoa bị bắt lên trung tâm, Tuấn có đến thăm Hoa một lần và tâm sự: “Thời gian em ở trung tâm, anh cũng về đi trả án cho xong (Tuấn bị TAND quận Đống Đa tuyên phạt 15 tháng tù vì tội tiêu thụ tài sản trộm cắp do người khác phạm tội mà có, nhưng lúc đó Tuấn đang chữa khối u ở não nên được nợ án).
Sau này cả hai đứa cùng về, cùng nhau làm lại vẫn chưa muộn vì cuộc đời còn dài em ạ”. Câu nói giản dị của người yêu đã trở thành động lực vô cùng quan trọng để Hoa chuyên tâm cai nghiện lần này và mơ một ngày về hạnh phúc.
Còn đối với Hồng, mọi chuyện trở nên mịt mờ hơn khi trong mình đang mang căn bệnh thế kỷ. Hồng nhỏ nhẹ: “Em chỉ tiếc là mình đã không giữ được mình nên thành đứa con bất hiếu. Bây giờ em mới hiểu, nhiều khi không cần phải báo hiếu cha mẹ mình bằng cách này hay cách khác, mà chỉ đơn giản là biết sống, biết yêu và biết quý trọng bản thân mình thôi đã là một cách để đền ơn đáp nghĩa với bậc sinh thành…”.
Theo NDT
Trải lòng của người chuyển giới làm 'tạp kỹ pêđê'
Là con trai nhưng Du thích mặc đồ nữ, để tóc dài, chơi búp bê, nhảy dây nên thường bị bạn bè trêu chọc. Lớn lên bị cha mẹ, cậu dì mắng và đuổi khỏi nhà, Du sống lang thang trên đường phố rồi đi hát đám ma, làm mại dâm.
Du 19 tuổi - một người chuyển giới từ nam sang nữ (tức sinh ra trong cơ thể nam nhưng lại nghĩ mình là nữ, thường hay gọi "bóng lộ" hoặc pêđê).
Sinh ra với hình hài con trai nhưng từ nhỏ Du luôn nghĩ mình là con gái. Cậu để tóc dài, mặc váy và chơi những trò của nhi nữ nên thường bị bạn trêu chọc. Bố mẹ khuyên con không được bèn mắng "đồ bệnh hoạn". Có một lần mặc áo tay bồng đi học, bị thầy cô yêu cầu đi thay áo, Du xấu hổ nên bỏ học luôn. Năm 12 tuổi bị cậu, dì gọi là "pêđê dơ", Du tức tối cãi lại thì bị chửi và đuổi ra khỏi nhà.
Từ đó cậu bé sống lang thang vất vưởng trên đường phố, tối lại tìm công viên ngủ. Du kết thân với những "chị em" chuyển giới như mình, được rủ đi thử giọng và từ đó theo chân họ đi hát ở các đám ma.
Một màn trình diễn trong chương trình "tạp kỹ pê đê" ở đám tang. Ảnh: YM.
"Trước đó tôi cũng đi xin việc làm nhưng nhiều chỗ nói thẳng là "ở đây không mướn pêđê". Tôi phụ bán quán cơm vỉa hè, họ nói "pêđê vô đây chỉ ăn trộm ăn cắp chứ gì". Một thời gian sau đói quá nên em đành đi hát đám ma rồi làm "vài việc khác"", câu chuyện cuộc đời được chủ nhân nó kể tiếp.
Theo lời Du, một gánh "tạp kỹ pêđê" cũng có bầu sô đàng hoàng, cứ khi nào có "sô" họ sẽ điện thoại cho các "đào". Một đội hát đám ma thường có khoảng chục người, trong đó những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính thường được yêu thích hơn và được trả thù lao cao hơn. Riêng trong nhóm đã phẫu thuật chuyển giới cũng được xếp hạng A , A được trả lương cao hơn, hạng B, C có cát sê rẻ hơn.
Cũng như những đồng nghiệp làm nghề này, hàng đêm Du phải diện váy ngắn nhảy múa rồi cởi dần cho đến khi chỉ còn bikini hai mảnh để mua vui cho người xem. Thậm chí "diễn viên" đang biểu diễn, một số ông tuổi xồn xồn còn xông lên sân khấu đòi "sờ hàng", không cho sờ thì không có tiền bo nên cũng đành chịu...
Đến nay Du đã đi diễn trong đám ma được 2 năm, nhưng vì giọng không hay nên đang chuyển dần sang diễn xiếc múa lửa. Khi diễn, muốn được nhiều tiền "boa" thì phải chịu thoát y. Du kể: "Có lần tôi diễn, mặc cái áo rộng nên bị bén lửa cháy sợ quá. Còn hôm đang đú đa đú đởn thì công an tới, tôi không kịp mặc áo ôm guốc chạy bán sống bán chết".
Du vẫn mặc quần áo con gái, để tóc dài, một mực quả quyết: "Bây giờ cắt tóc ngắn thì tôi hổ thẹn bản thân hơn. Thà mất việc làm còn hơn là đánh mất bản thân, không gì bằng được sống là chính mình".
Một "diễn viên" khác tên Luân (27 tuổi) cho biết, hát đám ma là công việc duy nhất đem lại thu nhập cho mình trong lúc này. Trông Luân tóc dài, trang điểm và mặc áo bó, quần soóc ngắn, chẳng khác gì con gái. Luân không ngại bộc bạch: "Ở Sài Gòn nhiều "bóng lộ" nên người ta nhìn biết tôi là pêđê ngay. Chỉ tính riêng những đội hát đám ma cũng đã có vài trăm người như tôi".
Chàng trai kể, thu nhập từ việc hát đám ma rất bấp bênh vì tùy thuộc vào tiền bo của khách. Trung bình mỗi "khán giả" boa khoảng 10.000 đến 20.000 đồng, hôm nào nhiều khách thì cũng được mấy trăm nghìn, còn không thì chỉ được vài chục, chưa đủ tiền xăng xe, quần áo và mỹ phẩm.
Luân bảo: "Không thể xin được việc khác khi nhìn em thế này".
Khảo sát mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) cho thấy vấn đề khó khăn nhất của cộng đồng người chuyển giới hiện nay là không tìm được việc làm. Một số người dấn thân vào nghề múa hát ở đám tang, thậm chí mại dâm. Như một thành viên nhóm "tạp kỹ pêđê" bộc bạch: "Hát đám ma nhục lắm, tủi lắm chứ. Chúng tôi cũng mong muốn xã hội chấp nhận, có công việc đàng hoàng". Trong khi một số khác thì bày tỏ lo lắng cuộc sống sau này sẽ khó khăn hơn nếu nghề này bị cấm.
Nhóm nghiên cứu cho rằng do biểu hiện bên ngoài khác giới tính sinh học, những người chuyển giới thường dễ bị nhận ra và có nguy cơ bị kỳ thị và phân biệt đối xử hơn so với người đồng tính. Nguyên nhân, có sự phân biệt đối xử của người tuyển dụng do định kiến chuyển giới là những người "bệnh hoạn" hoặc trộm cắp. Vì thế người nào có chút vốn liếng thì tự kinh doanh như mở cửa hàng hoặc dịch vụ trang điểm, làm tóc, chăm sóc móng tay...
Nhóm nghiên cứu này còn ghi nhận nhiều trường hợp người chuyển đổi giới tính bị kỳ thị ngay trong gia đình và trường học, khiến họ chán nản bỏ học sớm. "Không bằng cấp khiến cho việc kiếm một công việc càng khó khăn hơn. Sự phân biệt đối xử khiến các em ít nhận được sự chu cấp và đầu tư từ gia đình, nhiều lúc nặng nề đến nỗi các em phải bỏ nhà sống lang thang", đại diện nhóm nghiên cứu nói.
Theo VNExpress
Hải Phòng: "Phê đá" rủ nhau bán bạn gái sang Trung Quốc Ngày 7/7, Công an huyện Kiến Thụy đã ra quyết định khởi tố vụ án và ra lệnh bắt giam 4 đối tượng về tội tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy. Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, Bùi Văn Quyền (SN 1994, ở xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) trước đây trong quá...