Trai gái 2 làng tại HN không bao giờ lấy nhau
Người dân Cổ Loa cho rằng người làng Dục Tú đã lấn đất của mình, nên người Dục Tú thề độc rằng: Thanh niên Dục Tú sẽ không bao giờ lấy thanh niên Cổ Loa.
Cách trung tâm thủ đô chừng 20 cây số, hai làng Cổ Loa, Dục Tú (huyện Đông Anh) vẫn mang trong mình những nét riêng vốn có của làng quê Việt, với những dòng sông, con kênh và cả những câu chuyện truyền lại từ bao đời nay. Đáng chú ý và lạ lùng nhất là lời nguyền đưa đến định mệnh: Trai – gái hai làng không được lấy nhau.
“Lời sấm truyền” bên thành cổ
Men theo QL3, chúng tôi tìm về di tích Cổ Loa – nơi phát tích của câu chuyện xửa xưa, nay còn lưu lại trong tâm trí của người làng. Qua cầu Ngòi, nơi xưa là ranh giới của Cổ Loa – Dục Tú, chúng tôi đã được bà Nguyễn Thị Hậu – một người dân sống tại xã Cổ Loa – cho biết, dưới kia là sông Hoàng Giang – nơi từng “ nóng” bởi những cuộc xô xát, đụng độ của dân hai làng Cổ Loa – Dục Tú, mà nguyên nhân bắt nguồn từ lời nguyền xưa.
Dòng Hoàng Giang và bờ đất cũng là phân giới giữa hai xã Cổ Loa – Dục Tú
Vào năm 938, sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền một lần đi qua bến Hoàng Giang, ngắm địa thế Cổ Loa thành, thì chợt nghe tiếng hát thánh thót, mượt mà vọng lại từ bên sông. Thấy lạ, vua tìm đến tận nơi, thì thấy một cô gái cắt cỏ. Hỏi ra mới hay, cô gái ấy quê ở làng Dục Tú. Thấy cô gái đẹp người, lại hát hay vua bèn hỏi ý và cưới nàng làm vợ.
Vì có nhiều công lao nên khi về già, bà được vua ban thưởng và tự chọn phần thưởng bằng cách thả quả bưởi trôi theo sông Hoàng Giang, bưởi trôi đến đâu, nhà vua sẽ cắt đất cho bà đến đó. Quả bưởi thả từ cửa đền Cổ Loa trôi đến cầu Cung (nay bị phá dỡ) thì gặp dòng xoáy quay lại. Vua bèn chuẩn y cấp đất cho bà. Từ đó, bà đưa người dân làng Dục Tú xuống làm ăn định cư, dân chúng dần ổn định.
Trải qua nhiều năm chung sống, dân hai làng Dục Tú và Cổ Loa thường xảy ra xích mích, do dân Cổ Loa cho rằng làng Dục Tú đã lấn đất của mình. Quãng đầu thế kỷ XX, dân Dục Tú cũng nhiều lần mang sự việc đến chính quyền thời đó nhờ phân giải, nhưng lần nào cũng bị xử thua. Uất ức, người dân Dục Tú thề độc rằng: Thanh niên Dục Tú sẽ không bao giờ lấy thanh niên Cổ Loa. Theo cụ Nguyễn Văn Định – một cao niên tại xã Dục Tú – lời thề ấy từng được ghi trên bia đá giữa làng.
Video đang HOT
Cụ Nguyễn Văn Định ở Dục Tú kể lại tích xưa
Cũng suốt một thời gian dài, người dân hai làng rất ít qua lại với nhau, nhất là chuyện tình cảm nam nữ thì càng dè chừng, bởi ai cũng tin rằng lời sấm truyền xưa thì không thể coi nhẹ, nếu như không muốn sự chẳng lành xảy ra, nên ai cũng tìm cách tránh đối tượng làng bên.
Trải qua hàng thế kỷ, vượt qua mọi rào cản, cuối cùng, lời sấm truyền đã được hóa giải, khi không ít đôi nam nữ của hai làng đến với nhau mà không xảy ra bất cứ điềm xui nào và cũng nhờ có sự vận động của chính quyền địa phương cũng như sự cảm thông của chính người dân hai xã, mà nay, phần diện tích của xã Dục Tú vốn ăn sâu vào xã Cổ Loa đã được cắt gọn và bàn giao cho người dân xã Cổ Loa sinh sống.
Thương nhau, nhưng không được… lấy nhau
Lại thêm 2 làng nữa: Vân Côn (xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) và Phú Hạng (xã Tân Phú, huyện Quốc Oai) cũng có một lời nguyền tương tự, nhưng không thâm thù truyền kiếp như tại Cổ Loa – Dục Tú, mà lại mang đậm chất nhân sinh và nhuốm màu truyền thuyết. Chuyện đó, dù muốn dù không đã để lại cho hai làng những điểm tương đồng, mà sau này trở thành nét văn hóa “hy hữu”.
Bà Nguyễn Thị Quý – chủ cửa hàng tạp hóa đầu làng Vân Côn – cởi mở kể: “Hai làng kết nghĩa anh em lâu rồi, mà anh em có bao giờ lại lấy nhau”. Theo chân anh Lê Minh Thắng – con trai ông Lê Minh Đức (Trưởng ban di tích xã Vân Côn) – chúng tôi đến nhà cụ Nguyễn Văn Mưa – nguyên chủ tế của chùa làng. Khi vừa hỏi về nguyên cớ đưa đến chuyện lạ trên, cụ Mưa liền phân trần: “Thực ra, nguyên cớ có từ tích truyện lâu rồi, từ thời Hai Bà Trưng cơ. Nhưng tập tục này có từ bao giờ thì lại không ai rõ. Chỉ biết rằng, mọi người rất tín cẩn và coi đó như một điều cấm kỵ thiêng không ai được phép vi phạm”.
Theo cụ Mưa, tương truyền rằng, thời Hai Bà Trưng, dưới trướng các bà có rất nhiều nữ tướng xinh đẹp, tài giỏi, kiên trung. Một trong số đó là bà Ả Lã Nàng Đê. Trước thế giặc mạnh, bà thà chết chứ không để lọt vào tay giặc nên khi cuộc khởi nghĩa thất bại, bà đã cùng hai chủ tướng trẫm mình xuống sông Hát Môn. Thi thể của bà đã trôi xuống sông Hát Giang (tức sông Đáy hiện nay) và mắc lại ở Vân Côn. Sợ liên lụy, người dân không ai dám vớt xác bà mang chôn cất. Về sau, xác của bà trôi xuống đến thôn Phú Hạng, người dân nơi đây cũng lo lắng không kém. Nhưng rồi, dân hai làng đã không đành lòng nhìn xác vị nữ tướng trôi dạt nên đã vớt lên chôn và lập miếu thờ. Ở Vân Côn lấy tên là Quán Sông, còn Phú Hạng đặt tên Quán Ngọ. Và cũng từ đó, hai làng tôn bà là Mẫu, rồi kết nghĩa anh em.
Theo cụ Nguyễn Công Lý – một cao niên tại thôn Phú Hạng: Cả hai làng vẫn tự hào về mối quan hệ sắt son, bền chặt đến kỳ lạ đã được kiểm chứng qua thời gian. Lỡ ra đường mà quệt xe vào nhau, nhưng khi biết là người hai làng thì hai người sẽ tay bắt mặt mừng rồi rối rít xin lỗi nhau, mời nhau về nhà ăn cơm. Và câu chuyện trai gái hai làng không lấy nhau cũng bởi hai làng có mối quan hệ đặc biệt, coi nhau là anh em nên không thể lấy nhau.
Theo chị Nguyễn Thị Hạnh, trước trong làng cũng từng có một vài trường hợp bạn trẻ yêu nhau, nhưng khi biết được lai lịch thì cũng đành ngậm ngùi hẹn nhau kiếp sau, chứ chưa có ai dám phạm lời thề. Theo lời cụ Mưa, từ khi hai làng thề nguyền, đến nay vẫn chưa hề có một trường hợp nào phá lệ. Ông Nguyễn Sĩ Tiến – Trưởng ban văn hóa xã Vân Côn – cũng khẳng định, người dân tại hai làng, dù khác xã, huyện nhưng chưa bao giờ xảy ra xích mích, đánh nhau. Chúng tôi cũng luôn khuyến khích người dân hai làng qua lại, nên ai cũng phấn khởi”.
Cũng theo ông Tiến, câu chuyện về lời thề nguyền của hai làng năm xưa còn được đưa vào trong môi trường giáo dục nhà trường, khi các giáo viên cũng luôn nhắc nhở các thế hệ học sinh phải nhớ và phát huy truyền thống tương thân, tương ái.
Theo 24h
Sơn nữ bị gán lời nguyên hiện thân của "ma cà rồng"
Trong nhiều chuyến công tác ở miền núi Tây Bắc, chúng tôi được nghe không dưới một lần những câu chuyện đầy sự hoang đường về "ma cà rồng"...
Nhiều thiếu nữ miền sơn cước được trời phú cho sắc đẹp tuyệt mỹ, bỗng dưng bị cho là hiện thân của "ma cà rồng" (Ảnh minh họa)
Hiện thân của quỷ!?
Vượt qua mấy con đường rải đá tối tăm dọc dãy núi Bách Thần (Tuyên Quang) tìm đến căn nhà sàn của bà Hoàng Thị Bần. Bà Bần là người dân tộc Tày, năm nay đã gần 80 tuổi và được người dân nơi đây cho rằng biết rất nhiều chuyện người xưa truyền lại về loài "ma cà rồng" từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân vùng cao nhiều đời qua.
Dõi đôi mắt xa xăm vào bóng đêm núi rừng Tây Bắc, bà Bần bắt đầu câu chuyện: Không chỉ các cụ đời xưa mà ngày nay người dân tộc Tày chúng tôi vẫn nói với nhau rằng "ma cà rồng" thường hóa thân vào các cô gái đẹp, da trắng như trứng gà bóc, môi đỏ như máu, tóc đen chảy dài xuống lưng. Cũng theo lời bà Bần thì "ma cà rồng" chẳng bao giờ chết. Mỗi lần người "bị ma nhập" chết đi ấy là một lần "ma cà rồng" lột xác. Lột xác 7 lần thì "ma cà rồng" có thêm một chiếc sừng (nhiều cùng ma lột xác 9 lần). Có thêm một chiếc sừng thì "ma" thoát xác 63 lần (trên đầu có 9 cái sừng) lúc ấy "con ma" hấp thu đủ linh khí tam tài, công lực trở nên vô cùng thâm hậu, biến hóa muôn hình vạn trạng. Lúc ấy chỉ cần "ma" nhìn ai thì người đó sẽ phải... chết(!?). Chính vì vậy mà người nào bị dân bản nghi là "ma cà rồng" thì người đó sẽ bị cả bản xa lánh, cô lập. Chẳng ai muốn giao tiếp với "ma" và đặc biệt rất sợ "ma"... đến nhà mình chơi. "Ma" đến "thăm" nhà nào thì dứt khoát vài ngày hôm sau lợn, gà của nhà đó tự dưng sẽ lăn đùng ra chết?!
"Ma cà rồng" không trú chân ở hẳn một nhà mà cứ lang thang khắp nơi theo chu trình của một đời người. Vì thế người nào bị dân bản nghi là "ma" thì trọn đời, trọn kiếp phải chịu muôn vàn tiếng xấu. Cô gái bị "ma cà rồng" nhập xác, nếu lấy chồng, "ma" theo cô gái ấy về nhà chồng. Cô gái ấy sinh con, "hồn ma" nhập sang con gái, "hồn ma" nhập sang cháu gái. Nếu không có cháu gái thì núp tạm sau cháu dâu...". Lời đồn tai ác ấy đã khiến cho nhiều cô gái cùng thế hệ với bà Bần bị người trong làng bản ghê sợ, cách ly. Người ta cứ bảo nhau không lấy, không chơi khiến cho những cô gái đó nếu không muốn ế chồng thì phải bỏ quê hương đi lập gia đình ở tít tận những miền xa.
Dù những gì liên quan đến "ma cà rồng" chỉ là những lời truyền miệng nhưng bà cụ người Tày này một mực khẳng định hiện nay vẫn còn những gia đình trong dân tộc mình bị coi là "ma cà rồng" nhập xác. Thuyết phục mãi, bà Bần mới dám chỉ cho chúng tôi một gia đình bên xã Yên Lập (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) bị đồn là có "ma cà rồng" trong dòng họ.
Từ nhà bà Bần ra về, dù không tin vào những chuyện hoang đường như vậy nhưng những cơn gió núi quăng mình vào vách đá tạo nên những tiếng rít ghê người giữa đại ngàn hoang vu cũng đủ để chúng tôi sởn gai ốc, dựng tóc gáy trên suốt quảng đường về...
Rất nhiều cô gái người Tày bị cho rằng hiện thân của "ma cà rồng"
Lời nguyền nặng mang
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi tiếp tục leo bộ vượt qua con đường đầy đá gộc vắt ngang một quả đồi để tìm sang xã Yên Lập, nơi được cho là vẫn đang tồn tại "ma cà rồng" giữa thời đại tên lửa. Vừa nghe chúng tôi hỏi về "ma cà rồng", Phó Chủ tịch UBND xã Sầm Văn C. nghệt mặt ra như bất ngờ rồi bỗng xua tay đầy lo lắng: "Cái này khó nói lắm. Có "ma cà rồng" thật đấy. Sợ lắm. Không nên nhắc đến làm gì". Chúng tôi phải động viên mãi, ông Phó Chủ tịch xã sinh năm 977 có khuôn mặt còn rất trẻ này mới nhỏ giọng kể lại: "Ở trong xã Yên Lập có 2 gia đình bị coi là bị "ma cà rồng" nhập. Họ cứ đến nhà ai thì nhà người đó có người bị bệnh hoặc chết lợn, chết gà". Cũng theo lời ông C. từ năm 2000 trở lại đây, khi xã có điện chiếu sáng thì người dân đi đêm ít bị "ma cà rồng" dọa. Chứ trước đó thì việc gặp "ma" là chuyện thường xuyên.
Điều đáng chú ý là con gái trong dòng họ Hà đều rất xinh đẹp tuyệt trần và nổi tiếng khắp gần xa về nhan sắc. Họ là những cô gái da trắng, môi hồng, tóc đen mượt chảy dài như suối. Thế nhưng, chỉ vì lời đồn đại tai ác trên mà con gái họ Hà ở khu vực đó không lấy được chồng. Từ thời phong kiến cho tới tận cách đây mấy năm, vẫn không có ai dám lấy những người con gái đẹp đó. Những người con gái họ Hà đều phải bỏ đi nơi xa không ai biết đến để lấy chồng và mưu sinh. Bà Hà Thị B., vợ ông T. nhan sắc hơn người cũng đều chịu chung số phận.
Mất cả giờ đồng hồ thuyết phục, giở đủ các ngón nghề cơ bản chúng tôi mới tiếp cận và chụp được kiểu ảnh của Hà Thị Ng. (17 tuổi) - một thiếu nữ mà theo ông C. là đang phải chịu sự khốn khổ vì những lời đồn ác tâm kia. Ng. có một vẻ đẹp rực rỡ hệt như bông hoa rừng tươi thắm dưới ánh nắng mặt trời. Với làn da trắng nõn và nụ cười đẹp mê hồn có thể làm siêu lòng người khó tính nhất. Năm nay đã 17 tuổi mà Ng. vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai, bởi đơn giản là các chàng trai trong bản đều kinh sợ chẳng ai dám đến gần cô, ai bạo gan thì cũng chỉ dám đứng từ xa mà ngắm.
Bằng tiếng Kinh lơ lớ, Ng. cười buồn tâm sự: "Ngay từ khi mới lớn lên em đã chịu đủ tiếng xấu rằng em là hiện thân của ma quỷ nên chẳng dám đi đâu. Sắp tới em sẽ được một người bác họ đón về Hà Nam để học, để kiếm lấy cái nghề rồi lấy chồng sinh con. Phải xa quê hương, xa cha mẹ, dù rất buồn nhưng em chẳng biết tính sao nữa...".
Theo tìm hiểu của PV, ở xã Yên Lập và những xã lân cận có đến hơn 50 cô gái đẹp từng bị tiếng là "ma cà rồng" nhập. Điển hình như chị em nhà cô Hà Thị M. và Hà Thị T. ở thôn Bản Cải vốn rất xinh đẹp và trắng trẻo nhưng bị đồn là "ma cà rồng". Vì lời đồn đó mà một cô phải lấy chồng trên Na Hang, còn một cô thì xuôi về Phú Thọ. Trước khi ra về, chúng tôi hỏi giờ có điện, có ti vi, đài, báo để đọc thông tin rồi thì còn sợ "ma cà rồng" không, ông Phó Chủ tịch xã nhăn mặt: "Sợ chứ! Cái "ma cà rồng" nó có tha ai đâu. Nếu bắt gặp thì các nhà báo cũng sợ cả thôi"!
Sự thật về căn bệnh "ma cà rồng"
Các nhà khoa học trên thế giời nghiên cứu và khẳng định, những người bị coi là "ma cà rồng" thực ra bị mắc một căn bệnh cực kỳ hi hữu có tên gọi là porphyria - một loại bệnh gen di truyền làm ảnh hưởng đến các sắc tố dưới da. Vào giai đoạn cuối, khôn mặt bệnh nhân porphyria bị biến dạng một cách kỳ dị và hãi hùng, ngay cả chủ nhân của nó cũng không đủ can đảm để soi gương. Nước da sạm lại, nướu răng bắt đầu tróc ra từng mảng khiến cho gốc chân răng càng chìa hẳn ra ngoài. Lợi chuyển sang màu đỏ quạch, ri rỉ máu, trông như thể hàm răng vừa cắm vào... cổ ai.
Thêm nữa những người này cũng rất sợ tiếp xúc với ánh sáng, bởi sẽ làm cho da phồng dộp và nhiễm trùng. Do đó họ chỉ dám ra ngoài vào ban đêm. Rồi loạn tâm lý phát sinh từ hoàn cảnh tù túng ức chế này. Không ít bệnh nhân porphyria rơi vào trạng thái cuồng loạn đã nảy ra ý nghĩ điên rồ: Tìm hơi máu để làm dịu cơn đau đớn. Đây là căn bệnh được coi là bí hiểm nhất mọi thời đại và may mắn là số người mắc bệnh không nhiều, trên toàn thế giới mới chỉ ghi nhận được hơn 100 trường hợp.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi thì những người bị coi là "ma cà rồng" ở các bản người Tày của một số vùng cao Việt Nam lại không phải là những người có dấu hiệu của bệnh porphyria. Con "ma" đó chỉ sống trong những lời đồn đại của người dân thiếu hiểu biết, tri thực hạn chế, sống trong những lời phán truyền mê muội của các ông bụt, ông tạo và thậm chí sống trong cả sự đố kị, ganh ghét, nói xấu nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Theo xahoi
Phát hiện mộ cổ "Lý Kiều Oanh Công Chúa" Trong quá trình đào móng sửa nhà, anh Phạm Văn Nam ở tiểu khu 6, phường Hải Thành, TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã phát hiện một ngôi mộ cổ và một số mảnh gốm thuộc thời nhà Minh. Tại hiện trường ngôi mộ có một tấm bia đá có khắc 5 chữ Hán cổ, được dịch là "Lý Kiều Oanh Công Chúa"....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Trốn nghĩa vụ quân sự để sang Hàn Quốc, nam thanh niên bị phạt 62,5 triệu đồng

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện thi thể nam giới dưới mương nước ở Hải Dương

Bãi rác ở Lâm Đồng vẫn cháy âm ỉ, phát tán khói độc ra môi trường

Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương

Nam sinh lớp 9 đi xe máy chở em trai lao thẳng vào đầu ô tô tải

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân
Có thể bạn quan tâm

Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Văn Quý nhiều lần tại ngoại. Tranh thủ những lúc không bị tạm giam, ông ta lừa nhiều người, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng.
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Cựu cán bộ công an lừa chạy án cho "cát tặc" được giảm 3 năm tù
Pháp luật
21:55:48 31/03/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Lưu Diệc Phi bản Việt" đẹp phát sáng, 1 mỹ nhân gây sốt vì sang chảnh hơn cả minh tinh xứ Hàn
Hậu trường phim
21:40:49 31/03/2025
Diễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kg
Sao việt
21:36:57 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?
Sao châu á
21:22:45 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
20:36:40 31/03/2025