Trái dưa hấu trưng 7 tháng vẫn còn tươi nguyên
Trái dưa hấu trên thuộc sở hữu của gia đình chị Dương Ngọc Thủy ở ấp Đông Khánh, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, Đồng Tháp.
Chị Dương Thị Thủy và trái dưa hấu “lạ”
Chị Thủy cho hay, trái dưa hấu thuộc loại dưa vỏ vàng, ruột đỏ được vợ chồng chị chọn mua ngẫu nhiên tại một vựa dưa ở chợ Sa Đéc vào ngày 28-1-2014 để chưng Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Đều lạ là 3 trái dưa hấu cùng chủng loại được chị Thủy mua cùng thời điểm tại vựa dưa trên về chưng chỉ được hơn 10 ngày đã bị hỏng, phải đem bỏ, nhưng trái dưa hấu này vẫn tươi nguyên, thấy vậy, nhà chị Thủy để chưng trên bàn thờ cho đến nay.
Hiện bề mặt trái dưa hấu da rất cứng, màu sắc còn tươi, tuy nhiên do để lâu ngày nên trọng lượng quả dưa giảm từ hơn 3kg xuống còn trên 2,5kg.
Chị Thủy khẳng định gia đình không có dùng hóa chất tác động lên trái dưa. Thỉnh thoảng, chị Thủy chỉ dùng vải sạch lau bụi bám trên bề mặt trái dưa hấu cho sáng đẹp. Việc trái dưa hấu vẫn tồn tại trong thời gian dài khiến nhiều người rất ngạc nhiên.
Theo PT
Video đang HOT
Đồng Tháp Online
Hai cây đại thụ bên Vòm Mộ thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nếu đo cách mặt đất 0,5m, chu vi thân cây Khế là 2,05m, chiều cao 2,65m; cây Sộp có chu vi 2,2m, chiều cao thân cây lên đến 6,05m. Hiện hai đại lão thụ này được trồng ngay cạnh Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và được công nhân chăm sóc rất tốt.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Đặng Thị Mai Yến - Phó Giám đốc Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết, vừa qua Hội đồng Cây di sản Việt Nam đã công nhân cây Khế (được trồng năm 1727) và cây Sộp (được trồng năm 1688) trong khu Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là cây di dản Việt Nam.
Theo bà Yến, sở dĩ cây Khế và cây Sộp được lọt vào danh sách cây di sản Việt Nam không chỉ do tuổi thọ cao mà hai cây này còn có ý nghĩa văn hóa, lịch sử vô cùng độc đáo. Cụ thể: Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cây Khế và cây Sộp được trồng ở vườn kiểng của gia đình thầy giáo Kỳ (tức ông Ngô Văn Hay) thuộc làng Tân Hưng, Sa Đéc (nay thuộc phường 4, TP Sa Đéc). Khi đó, tại nơi trồng cây Khế và cây Sộp là căn hầm bí mật nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng, trong đó có nữ tướng Nguyễn Thị Định... Dưới sự ngụy trang này, nhiều lần quân địch truy lùng nhưng không phát hiện được các cán bộ cách mạng của ta.
Theo quan sát của PV Dân trí, cây Khế thân thẳng, có 7 cành xòe ra bốn phía... phân cành theo lối chiết chi tứ diện, uốn hình quạt, nằm ngang, dưới to trên nhỏ. Riêng cây Sộp, một thân với dáng kiểng cổ. Thân cây uốn cong hướng lên, trên thân có nhiều cành, các cành được "sắp xếp" theo kiểu đối xứng hai bên thân, từng cành được cắt tỉa theo hình tròn, dưới to, trên nhỏ.
"Với một tấm lòng của một người công dân Việt Nam, luôn tri ân, tôn kính vị thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nên đến năm 1977, gia đình thầy giáo Kỳ đã tặng cây Khế và cây Sộp cho Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc và từ đó cho đến nay, cây Khế và cây Sộp được trồng ngay bên Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc", bà Đặng Thị Mai Yến cho biết.
Cây Khế
Cây Khế có 7 nhánh hướng ra tứ phía và được cắt tỉa hình quạt
Cây Sộp
Cây Sanh thế bon sai tuyệt đẹp
Hàng chục vây mai vàng có tuổi thọ trên 20 năm
Một cây mai trắng thủy rất đẹp trước Vòm Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Cây Sung đã có tuổi thọ gần cả trăm năm tuổi
Cây Đa cổ thụ hiếm thấy ở miền Tây.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Vợ chồng nghèo mong bán được thận cứu con gái "Cháu Nhi bị rối loạn sinh tủy, bác sĩ nói nếu gia đình có 300 triệu đồng thì sẽ cứu được cháu. Vợ chồng tôi mong có người mua thận, chúng tôi sẽ bán để lấy tiền cứu con gái." Chị Nguyễn Thị Bé Sáu - mẹ em Tiết Nhi cho biết. Tình cảnh nêu trên là của vợ chồng chị Nguyễn Thị...