“Trái dưa hấu để 9 tháng không thối là chuyện… bình thường”
“Trái dưa hấu trưng 9 tháng hay cả năm là chuyện bình thường. Nhưng khi trái dưa để lâu, ruột sẽ bị teo tóp, hình dáng bên ngoài có thể bị biến dạng…”, TS. Trần Thị Ba – giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ – cho biết.
Tiến sĩ Trần Thị Ba đã từng trồng thử nghiệm giống dưa hấu có thể để lâu đến 12 – 13 tháng mới thối. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Ba, để kéo dài “tuổi thọ” của quả dưa cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Chẳng hạn như người trồng dưa không dùng các loại phân có chất đạm nhiều cũng như các loại thuốc tăng trưởng; tích cực sử dụng nhiều phân chứa kali, canxi cao,… để tăng “độ bền” cho vỏ cũng như ruột dưa.
Qua gần 9 tháng, trái dưa của anh Quới nhìn vẫn còn tươi ngon
Do vậy, nói về trái dưa hấu của anh Lê Văn Quới ở xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, trưng gần 9 tháng nay chưa bị thối, Tiến sĩ Ba cho rằng đó là chuyện bình thường. Hiện tượng trái dưa “lớn lên” 0,3 cm sau 9 tháng trưng trên bàn thờ cũng là hiện tượng kiểm soát được, không có gì kỳ lạ.
“Trái dưa hấu khi để lâu ruột bắt đầu teo tóp, vỏ không còn cứng, chắc như ban đầu. Khi đó, có thể hình dáng bên ngoài trái dưa bị biến dạng. Có thể bề hoành tăng lên nhưng chiều cao của quả dưa lại ngắn lại. Hoặc hình dáng trái dưa có thể chỗ này phình ra nhưng chỗ khác lại hõm vào. Do vậy trái dưa của anh Quới “lớn lên” 0,3cm là chuyện bình thường”. Tiên sĩ Nguyễn Thị Thu Ba nhận định.
Video đang HOT
Cuống dưa đã héo khô nhưng vỏ nhìn vẫn tươi.
Trao đổi với PV Dân trí, anh Quới cho biết, vợ chồng anh đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trồng dưa hấu tết nhưng chưa gặp trái dưa nào “sống lâu” như trái dưa anh đang trưng trên bàn thờ. Trong mùa dưa tết năm Giáp Ngọ, anh Quới chọn 1 cặp dưa (giống dưa Hồng Cúc, loại vàng kim) để bày bàn thờ. Cặp dưa anh chọn có trọng lượng 7,5kg, bề hoành 8,1cm anh trưng vào ngày 27 tết (âm lịch). Sau tết khoảng 1 tháng, anh Quới đã mang một trái xuống bổ, lấy hạt làm giống. Trái còn lại trưng cho tới nay.
Nếu tính đến nay trái dưa hấu đã được bày gần 9 tháng trên bàn thờ. Cảm quan bên ngoài thấy trái dưa vẫn còn tươi ngon, nhưng trọng lượng giảm 500g, bề hoành tăng lên 0,3cm. Chị Nguyễn Thị Kiều, vợ anh Quới, cho biết, nếu có nhà khoa học nào cần nghiên cứu thì anh chị sẽ tặng lại quả dưa, còn không thì sẽ để trưng cho đến khi nào dưa hư thối mới thôi.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Người đàn ông đã 9 năm sống trong hình hài "bò sát"
Đang khỏe mạnh bình thường, anh Sang bỗng dưng mắc phải chứng bệnh kỳ lạ, hình hài teo tóp lại, cơ thể nổi vẩy sần sùi rất giống loài "rắn". Trong suốt nhiều năm trời, anh không thể cử động hay đi lại được.
Anh cho biết, anh mắc phải căn bệnh "độc" này sau khi nhậu với thịt rắn trước đó không lâu. Con rắn này chính tay anh bắt, làm thịt thết đãi "bạn nhậu".
Chín năm sống trong hình hài "bò sát"
Đó là câu chuyện của anh Lâm Văn Sang (29 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Thạnh B, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Trong chín năm qua, anh phải sống trong cảnh bất động. Những người trong gia đình anh kể lại, hằng ngày, anh Sang vẫn ăn uống, nói chuyện bình thường, nhưng anh không đi lại được. Tay chân teo lại như những khúc xương khô. Cơ thể thì nổi vẩy, bong tróc giống như rắn lúc thay da vậy. Ông Lâm Mách (59 tuổi, cha của anh Sang) chia sẻ: "Cách đây chín năm, Sang là một thanh niên tròn 20 tuổi. Trong một lần đi bắt ốc, Sang có bắt được một con rắn hổ đất màu đen nặng khoảng 0,5kg. Thế là tối đó, Sang rủ thêm vài người thân trong nhà tổ chức nhậu.
Khoảng 10 ngày sau, Sang bắt đầu có những triệu chứng lạ". Góp thêm lời của cha, anh Sang kể thêm: "Cơ thể tôi bất ngờ mọc lên những mụn bọc rất to, khắp người ngứa ngáy, ngứa đến nỗi chịu không nổi. Khi tôi gãi tới đâu là các mụn bọc bị vỡ ra đến đó".
Ngôi nhà của gia đình
Nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cùng với suy nghĩ đơn giản "chắc chỉ là mụn dị ứng, rôm sảy bình thường, sau mấy hôm là khỏi" nên anh Sang không nói cho gia đình biết. Tuy nhiên, càng lúc, những cái mụn quái ác kia càng nhiều và to dần lên, gây đau đớn cả tháng trời. Khi đó, anh Sang mới cho cha mẹ mình biết. Chỉ sau hơn một năm, anh Sang từ một nam thanh niên tuấn tú, trẻ trung bị biến thành một người gầy "khô xương" không khác gì ông lão 80, tay chân dần dần teo lại, làn da cũng từ trắng chuyển sang đen sạm, sau đó bong tróc thành vẩy, những vết bong này, thường xuyên bị ruồi bọ bâu khiến người nhà phải canh chừng xua đuổi.
"Do hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó nên chúng tôi không có tiền đưa nó đi khám, đành phải để ở nhà cho uống thuốc Nam. Tới nay, thấm thoắt đã chín năm rồi, bệnh tình của nó vẫn chẳng giảm", ông Mách tâm sự.
Anh Sang với căn bệnh lạ
Lời nguyền của "thần rắn"?
Anh Sang cho biết, bản thân mình có dấu hiệu da tạo thành vẩy, bong tróc như thế nhưng anh không hề cảm thấy đau đớn gì cả, mọi cảm giác y như bình thường. Chỉ có các ngón chân, ngón tay anh là cong queo ngoằn ngoèo lạ lùng. Trước căn bệnh kỳ lạ của anh Sang, người dân trong địa phương đã rộ lên lời đồn: "Do anh ăn thịt rắn nên bị "thần rắn" trừng phạt". Bởi theo phong tục tại địa phương, người Chăm rất sùng bái và tin vào loài rắn. Chúng được xem là con vật linh thiêng, mang lại may mắn, sức mạnh, niềm vui cho con người. Vì thế, những người tin đạo đã truyền nhau câu chuyện anh Sang bị "thần rắn báo oán" làm cho không chỉ trong gia đình ông Mách, mà rất nhiều người dân khi ấy lo sợ.
Người ta còn kháo nhau anh Sang sẽ tiếp tục căn bệnh của mình tới khi nào "hóa thân" thành rắn mà chết. Thế là một mặt gia đình ông Mách tìm những bài thuốc Nam cho con uống, mặt khác mời rất nhiều "thầy" về nhà cúng bái để "giải lời nguyền" cho con. Tuy nhiên, mọi chuyện cũng chẳng đi tới đâu khi công sức tiền bạc của gia đình đổ ra cho việc tìm thầy cứ "ra đi" mà bệnh tình của anh Sang vẫn "ở lại".
"Chỉ mong nhà nước tận tình giúp đỡ cho con tôi nhanh chóng hết bệnh, trở lại cuộc sống như xưa", ông Mách nghẹn lời. Tại địa phương, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, quanh năm sống nhờ những khoản tiền làm mướn nhỏ nhặt và những lần trợ cấp, giúp đỡ từ các cơ quan, đơn vị. Nhân khẩu của gia đình là tám người, thì có tới hai người con bệnh tật không có khả năng lao động, những người còn lại do không biết chữ nên cũng chỉ quanh quẩn tại nhà trồng cây và mò cua bắt ốc bán.
Không nên tin vào lời đồn thổi vô căn cứ
Ông Phùng Đức Lân, cán bộ tại ấp Vĩnh Thạnh, cho biết, việc anh Sang bệnh tật lạ như thế không thể coi là do ăn thịt rắn. Bởi trong cuộc nhậu kể trên, tổng cộng có 5-6 người, nhưng ngoài anh Sang không ai bị bệnh. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên tin vào những lời đồn đại vô căn cứ. Mới đây, đại diện cơ quan y tế tỉnh Sóc Trăng đã tới thăm hỏi và lấy mẫu máu của anh xét nghiệm để tìm nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này".
Theo Công lý
Chủ nhân "xe sang - biển độc 37A-888.88" tại Nghệ An lên tiếng "Biển số đó cũng bình thường, là công cụ để lực lượng chức năng quản lý phương tiện mà thôi"... ông Nguyễn Xuân Kiên, người đại diện của Công ty TNHH Lương thực miền Trung, đơn vị sở hữu xe sang mang biển kiểm soát 37A-888.88 lên tiếng. Cả đơn vị cấp lẫn người được cấp đều khẳng định vụ "Xe sang Biển...