Trai Đồng Tháp nuôi loài cá ví như “sâm nước”, bán 350 ngàn/ký
Anh Lê Văn Phúc ở xã An Long, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích mặt nước trên ruộng lúa thực hiện thành công mô hình nuôi cá chạch lấu cho thu nhập cao. Về mặt dinh dưỡng, cá chạch lấu được ví như “sâm nước”.
Tháng 10/2016, anh Lê Văn Phúc cải tạo 2 ao diện tích 2.000 m2 trên ruộng lúa để thả nuôi 10.000 con cá chạch lấu. Ban đầu, anh thả cá chạch lấu giống trong ao ương và cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp độ đạm cao.
Hơn 1 tháng chăm sóc, anh thả cá chạch lấu nuôi đại trà trong 2 ao và tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp, tăng lượng thức ăn theo quá trình tăng trưởng của cá.
Mỗi ngày, anh Phúc thay nước ao nuôi một lần, chăm sóc đàn cá chạch lấu cẩn thận. Đồng thời, anh trộn bổ sung vitamin và một số khoáng chất vào thức ăn cho cá chạch lấu để tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh, ít bị bệnh.
Video đang HOT
Sau 9 tháng nuôi, anh Phúc thu hoạch cá chạch lấu thương phẩm, lúc này cá chạch lấu đạt trọng lượng trung bình 300 – 500 gram/con, bán cá chạch lấu với giá 350.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Phúc còn lãi hơn 60 triệu đồng.
Đến nay, anh Lê Văn Phúc mở rộng ao nuôi cá chạch lấu lên 4.000 m2 và thành lập Tổ hợp tác nuôi cá chạch lấu xã An Long.
Anh Phúc vui vẻ chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá chạch lấu: “Bình quân cứ 3 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá chạch lấu thương phẩm. Trung bình mỗi năm, tôi thu hoạch 2 đợt cá chạch lấu. Mỗi đợt thu từ 700 – 800 kg cá chạch lấu, thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, tôi còn lời từ 60 – 70 triệu đồng từ nuôi cá chạch lấu.
Theo Danviet
Đồng Tháp: Làm bồn trong hồ để nuôi lươn, thu cả tấn, bán giá cao
Những năm gần đây, nhiều đoàn viên thanh niên, nông dân ở các xã An Long, Phú Ninh, Phú Thành A và B, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà xây hồ xi măng để nuôi lươn cho thu nhập cao.
Nổi bật là anh Lâm Thanh Cường với mô hình "nuôi lươn thương phẩm. Giữa năm 2015, anh Cường xây một hồ hình chữ nhật có diện tích lên tới 126 m2, bên trong hồ chia làm 7 bồn (mỗi bồn có diện tích 18 m2). Phía đáy hồ, anh phủ một lớp bùn cao 7 cm, rồi bơm nước vào hồ và thả 7.000 con lươn giống.
Anh Cường bên hồ nuôi lươn của gia đình.
Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu được anh Cường sử dụng là cá tạp, cua, ốc bươu vàng nấu chín trộn với thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm.
Lúc đầu, anh Lâm Thanh Cường thả lươn giống vào hồ ương nuôi. Một tháng sau, anh tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh thả đều khắp vào 7 cái bồn để nuôi đại trà và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của lươn.
Bên cạnh đó, anh Cường còn thường xuyên thay nước bồn nuôi lươn mỗi ngày, chăm sóc đàn lươn nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh cho lươn kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn cônglươn.
Sau 10 tháng nuôi, từ 7 bồn trong hồ lớn, anh Cường thu hoạch được hơn 1,7 tấn lươn thịt thương phẩm, bán giá bình quân 155.000 đồng/kg, thu trên 263 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí, anh Cường còn lãi hơn 110 triệu đồng.
Nhận thấy lợi nhuận tốt từ nuôi lươn, đến nay, anh Cường đã mở rộng lên 30 bồn xi măng và thả 20.000 con lươn giống. Mỗi đợt nuôi là 10 tháng. Sau khi thu hoạch, bán giá từ 170.000 - 190.000 đồng/kg, anh Cường có nguồn thu nhập gần nửa tỷ đồng.
Theo Trần Trọng Trung (Tạp chí Thuỷ sản)
Miền Tây nhiều nơi nuôi loài cá ví như sâm nước, bán đắt tiền Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, nhiều địa phương tại ĐBSCL đã triển khai nuôi cá chạch lấu trong ao đất, bước đầu cho kết quả tích cực. Chạch lấu nuôi thử nghiệm thành công tại Kiên Giang Năm 2018, Phòng NN&PTNT huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với...