Trái đất trải qua tháng 5 ấm nhất trong lịch sử
Thế giới vừa ghi nhận tháng 5 ấm nhất trong lịch sử khi nhiệt độ tại khu vực Siberia, nơi có phần lớn băng giá của Trái đất, đã tăng vọt 10 độ C, mạng lưới theo dõi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết hôm thứ Sáu.
Khu vực Siberia đã ấm lên một cách bất thường trong vài tháng qua, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) báo cáo.
“Các biến đổi thực sự đáng kể bắt đầu xảy ra trong tháng 1, và kể từ đó tín hiệu này tồn tại khá dai dẳng”, nhà khoa học cấp cao của C3S Freja Vamborg cho biết.
Video đang HOT
Theo dữ liệu mới, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất trong 12 tháng tính đến tháng 5 năm 2020 cao hơn 1,3 độ C so với mức trước thời tiền sử, mức chuẩn mà theo đó hiện tượng nóng lên toàn cầu thường được đo lường.
Trên toàn cầu, nhiệt độ tháng 5 vừa qua ấm hơn 0,63 độ C so với trung bình tháng 5 từ năm 1981 đến 2010, với nhiệt độ trên trung bình tại các vùng của Alaska, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và Nam Cực.
Nhiệt độ tại một số khu vực ở châu Âu – từ Balkan đến Scandinavia, đến Úc, Nam Á và miền Đông nước Mỹ lại thấp hơn trung bình vào tháng 5.
Nhìn chung, nhiệt độ toàn cầu đã tăng hơn một độ C kể từ giữa thế kỷ 19, chủ yếu là do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.
Theo Thỏa thuận Paris 2015, gần 200 quốc gia đã cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất xuống “dưới mức” 1,5 tới 2 độ C.
Hóa thạch bọ săn mồi 151 triệu năm tuổi
Hóa thạch gồm đầu, bụng, cánh, thuộc về loài côn trùng dài khoảng 5 cm sống cùng thời với khủng long.
Hóa thạch Morrisonnepa jurassica đặt cạnh bọ nước khổng lồ. Ảnh: USA Today.
Nhóm nhà cổ sinh vật từ Utah và Argentina phát hiện hóa thạch côn trùng 151 triệu năm tuổi ở hệ tầng Morrison, đông nam bang Utah, USA Today hôm 22/5 đưa tin. Các nhà khoa học từng tìm thấy hóa thạch của nhiều sinh vật khác tại đây như khủng long Apatosaurus, Allosaurus và Stegosaurus.
Hóa thạch côn trùng được đặt tên là Morrisonnepa jurassica, lưu giữ hầu hết phần bụng, hai bộ phận của cánh trước và có thể cả phần đầu. Đây là hóa thạch côn trùng thứ hai từng phát hiện tại hệ tầng Morrison, theo Sở Tài nguyên thiên nhiên bang Utah (Utah DNR).
"Chúng tôi đã luôn mong muốn tìm thấy hóa thạch côn trùng thực sự tại Morrison. Tuy nhiên, điều đó không thành hiện thực cho đến khi hóa thạch đầu tiên được phát hiện vào năm 2011", John Foster, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Công viên Lịch sử Tự nhiên bang Utah, chia sẻ.
Morrisonnepa jurassica dài khoảng 5 cm, là bọ săn mồi kích thước lớn. Nó là thành viên của nhóm côn trùng Nepomorpha (bọ nước thực sự), thuộc bộ Cánh nửa, và có liên hệ với họ Belostomatidae (bọ nước khổng lồ) hiện đại. Những họ hàng hiện đại của Morrisonnepa jurassica ăn thịt động vật không xương sống như sên hay động vật giáp xác. Tuy nhiên, chúng cũng săn một số động vật có xương sống như cá, các loài lưỡng cư và rắn.
Các nhà khoa học lần đầu phát hiện Morrisonnepa jurassica vào năm 2017, theo Utah DNR. Hóa thạch này hiện nằm trong bộ sưu tầm cổ sinh vật của Bảo tàng Công viên Lịch sử Tự nhiên bang Utah.
Tên lửa SpaceX cập bờ sau chuyến bay lịch sử Tầng đẩy tên lửa Falcon 9 được đưa từ Đại Tây Dương vào cảng Florida bằng tàu không người lái "Of Course I Still Love You" của SpaceX. Tầng đẩy tên lửa Falcon 9 cập cảng Canaveral. Ảnh: Live Science. Tên lửa đẩy 2 tầng Falcon 9 của SpaceX cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida hôm 30/5,...