Trái đất sẽ hứng lũ lụt kỷ lục do Mặt trăng nghiêng
Theo nghiên cứu của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), sự dao động trên quỹ đạo của Mặt trăng cùng mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu sẽ gây ra đợt lũ lụt tàn phá Trái đất.
Quỹ đạo của Mặt trăng gây ảnh hưởng đến thủy triều trên Trái đất AFP
Vừa qua, nghiên cứu mới của NASA được công bố trên tạp chí Nature Climate Change đã chỉ ra mối liên kết giữa hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thay đổi trên Mặt trăng. Theo đó, việc quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất bị nghiêng sẽ gia tăng tác động đến thủy triều trên Trái đất.
Giải thích về tác động của Mặt trăng đối với lũ lụt trên Trái đất, giáo sư trợ lý Phil Thompson tại Đại học Hawaii cho biết quãng thời gian quỹ đạo của Mặt trăng bị nghiêng sẽ kéo dài 18,6 năm.
Trong nửa đầu của chu kỳ này, triều cường sẽ thấp hơn bình thường trong khi triều thấp sẽ cao hơn bình thường. Trong nửa còn lại, hiệu ứng này sẽ bị đảo ngược, được gọi là giai đoạn khuếch đại thủy triều của Mặt trăng, làm tăng sức tàn phá của triều cường.
Video đang HOT
NASA dự kiến chu kỳ này sẽ xảy ra vào giữa những năm 2030 và cùng với việc mực nước biển dâng cao do Trái đất nóng lên, có thể dẫn đến hàng loạt những trận lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng, theo Hindustan Times ngày 13.7.
Ông Bill Nelson, Giám đốc của NASA cho biết khi thủy triều dâng cao hơn mực triều cường trung bình hàng ngày khoảng 2 feet (0,61 m), những đợt lũ lụt hủy diệt sẽ tấn công vào các khu vực trũng thấp gần mực nước biển.
Theo nghiên cứu, triều cường tại phần lớn các đường bờ biển của Mỹ sẽ dâng cao gấp 3 – 4 lần trong ít nhất một thập niên. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì đường phố và nhà cửa ngập lụt, cuộc sống hàng ngày cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
NASA cũng cảnh báo rằng những trận lũ này sẽ xảy ra với tần suất cao hơn nhưng bất thường hơn, thường tập trung trong khoảng vài tháng thay vì dàn trải ra cả năm.
Tiểu hành tinh lớn hơn cầu Cổng Vàng sắp lao qua Trái Đất sẽ gây thiệt hại lớn?
Một tiểu hành tinh khổng lồ có kích thước lớn hơn cầu Cổng Vàng sẽ bay ngang qua Trái Đất vào ngày mai.
Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang theo dõi sát tiểu hành tinh có tên gọi là 2021 GM4.
Kính thước của tiểu hành tinh có đường kính ước tính vào khoảng từ 110 đến 250 mét và bay với vận tốc 6km/s, gấp 6 lần đạn súng trường.
Để có thể dễ hình dung về kích thước khủng của tiểu hành tinh, các chuyên gia so sánh 2021 GM4 với cầu Cổng Vàng nổi tiếng trên vịnh San Francisco, Mỹ. Chiều cao mỗi tháp của cây cầu vào khoảng 227 mét so với mặt nước.
Nó cũng có kích thước tương tự như tiểu hành tinh 2020 DM4 đã đi qua Trái đất vào tháng 5 /2020. NASA đã theo dõi chuyển động của tiểu hành tinh 2021 GM4 kể lần đầu tiên quan sát được vào tháng 10/2006.
Dựa trên ước tính của các nhà khoa học, tiểu hành tinh 2021 GM4 dự kiến sẽ đến quỹ đạo Trái Đất vào thứ Năm lúc khoảng 7 giờ 53 phút tối theo giờ miền đông Mỹ.
Cầu Cổng Vàng ở vịnh San Francisco, Mỹ
Theo các chuyên gia 2021 GM4 là tiểu hành tinh có khả năng gây ra nguy hiểm dựa trên một số thông số dùng để đo khả năng tiểu hành tinh va chạm vào Trái Đất.
Ước tính, 2021 GM4 sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách 4,5 triệu km, gấp 12 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
Đây là tiểu hành tinh thứ ba trong 5 tiểu hành tinh tiếp cận Trái Đất trong thời gian gần đây, cũng là tiểu hành tinh có kích thước lớn nhất.
Tuy nhiên, 2021 GM4 không phải là tiểu hành tinh lớn duy nhất đi qua Trái Đất vào ngày mai. Một tiểu hành tinh kích thước 99 mét, tương đương chiều dài của sân bóng đá, kí hiệu XJ11 2010, cũng sẽ di chuyển gần Trái đất ở khoảng cách 1.555 triệu km
Hiện tại, Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất đãng theo dõi khoảng 26.000 tiểu hành tinh gần Trái Đất. Trong số đó, có khoảng 1.000 tiểu hành tinh có đường kính hơn 1 km.
Gần đây, NASA đã đặt tên cho hai tiểu hành tinh theo tên một phụ nữ Israel, người đã phát hiện ra nó trong một chương trình săn tìm tiểu hành tinh kéo dài một tháng.
Aseel Nama, một sinh viên kỹ thuật y sinh tại Technion, trường đại học nghiên cứu nổi tiếng ở Haifa, đã tham gia vào chương trình khoa học hợp tác với công dân tìm kiếm thiên văn quốc tế và liên kết với cơ quan vũ trụ Mỹ. Hai tiểu hành tinh mà cô gái phát hiện có tên là ANI1801 và ANI2001.
Điều gì xảy ra nếu Sao Thiên Vương va chạm với Trái Đất? Sao Thiên Vương cách Trái Đất khoảng 3 tỷ km. Nó thường được gọi là hành tinh băng do chứa chủ yếu một lõi băng và đá.