Trái Đất đang lao đến “quái vật” khủng khiếp nhất Dải Ngân Hà?
Một nghiên cứu vừa công bố của Nhật Bản cho thấy khoảng cách giữ Trái Đất và lỗ đen siêu quái vật Sagittarius A* bị thu hẹp 1.900 năm ánh sáng.
Dự án VERA của Nhật Bản, sử dụng công cụ đo đạc thiên văn dựa trên dữ liệu vô tuyến, đã tái tạo được mô hình thiên hà Milky Way của chúng ta và lập bản đồ chi tiết nhiều vật thể bên trong nó.
Theo Sci-News, bản đồ mới này đã cho phép định vị lại hệ Mặt Trời, trong đó có hành tinh của chúng ta, đo đạc được khoảng cách giữa Trái Đất và lỗ đen ở trung tâm Milky Way là 25.800 năm ánh sáng, gần hơn đến 1.900 năm ánh sáng so với số liệu của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) công bố năm 1985!
Bản đồ thiên hà mới cho thấy Trái Đất gần lỗ đen quái vật ở trung tâm Milky Way hơn tưởng tượng – Ảnh: NAOJ
Video đang HOT
Như nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, trái với tên gọi truyền thống “Dải Ngân Hà”, dựa trên hình ảnh về một dải sao sáng to lớn vắt ngang bầu trời Trái Đất, thiên hà Milky Way của chúng ta thực ra là một thiên hà dạng xoắn ốc với trung tâm là một lỗ đen “siêu quái vật” tên Sagittarius A*. Cho dù từ lâu đã biết được hình dạng thật của thiên hà, nhưng việc lập bản đồ của nó vô cùng khó khăn bởi chúng ta không thể nào nhìn tổng quan một thiên hà mà bản thân chúng ta đang nằm bên trong.
Theo bài công bố trên Publications of the Astronomical Society of Japan , VERA đã sử dụng một hướng tiếp cận gián tiếp: quan sát những vật thể gần Sagittarius A* để mô tả cấu trúc và chuyển động của Milky Way. Có nhiều kính thiên văn đặt tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tham gia vào công việc này.
VERA cũng phát hiện Mặt Trời đang di chuyển với vận tốc 227 km/giây, nhanh hơn giá trị được công nhận chính thức là 220 km/giây.
Hiện vẫn chưa rõ sai số rất lớn về khoảng cách giữa Trái Đất với lỗ đen “siêu quái vật” chỉ sau 35 năm là do bản thân thế giới của chúng ta di chuyển và thay đổi, hay các công cụ thiên văn cũ ước định chưa chính xác.
Ánh sáng 'xuyên không' truyền tới Trái Đất tiết lộ siêu quái vật bắt thiên hà
Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đã bắt được tín hiệu ánh sáng lạ từ quá khứ hơn 12 tỉ năm trước truyền tới Trái Đất: một lỗ đen siêu quái vật đang bắt cóc 6 thiên hà.
Vật thể lạ mang tên SDSS J1030 0524, là một quasar - một dạng "chuẩn tinh", tức thứ trông giống như sao nhưng không phải sao. Nó là một lỗ đen kinh dị "cải trang" thành.
Nếu như trong hiện tại, những lỗ đen siêu khối cực lớn như lỗ đen trung tâm thiên hà Milky Way chứa Trái Đất đã được gọi là lỗ đen "quái vật", thì vật thể mới phát hiện là những "quái vật của quái vật".
Ảnh đồ họa mô tả lỗ đen siêu quái vật rực sáng và "mạng nhện" xung quanh được tạo nên bởi 6 thiên hà - Ảnh: ESO
Các phép đo đạc cho thấy chúng thuộc về vũ trụ sơ khai, nơi ánh sáng mất khoảng hơn 12 tỉ năm mới truyền tới Trái Đất. Các lỗ đen sơ khai không chỉ cực lớn, cực mạnh mà lớn cực nhanh. Trong 900 triệu năm đầu tiêu của vũ trụ, chúng phải đạt được khối lượng tương đương 1 tỉ mặt trời. Bấy lâu giới khoa học vẫn đi vào ngõ cụt khi cố tìm xem thứ gì đã nuôi dưỡng những siêu quái vật đó.
Vật thể kinh dị vừa được phát hiện đã đem đến câu trả lời: Kính viễn vọng Very Large đã xác định được một mạng lưới chằng chịt gồm 6 thiên hà bị lỗ đen bắt cóc và "hút máu". Chúng tạo thành một tấm mạng nhện phức tạp có bề rộng bằng hơn 300 lần kích thước thiên hà chứa Trái Đất.
Tiến sĩ Marco Mignoli, nhà thiên văn học từ Viện Vật lý thiên văn Quốc gia (INAF), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết phát hiện này quý giá ở chỗ giúp giải quyết những bí ẩn về lỗ đen siêu quái vật trong vũ trụ sơ khai, một trong những thách thức thiên văn học.
Ánh sáng từ lỗ đen siêu quái vật mất hơn 12 tỉ năm để đi đến mắt con người cũng đồng nghĩa những gì chúng ta đang thấy là hình ảnh của hơn 12 tỉ năm trước, một cơ hội nhìn "xuyên không" đầy thú vị.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.
Hố đen quái vật, 'làm thịt' một ngôi sao cỡ Mặt trời mỗi ngày Hố đen J2157 cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng gây ấn tượng với các nhà khoa học bởi nhu cầu tiêu thụ một ngôi sao tương đương với Mặt trời mỗi ngày. Theo nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, khổi lượng của J2157 lớn gấp khoảng 8.000 lần so với lỗ đen ở...