Trái đất đang chuẩn bị mất đi ‘mặt trăng thứ hai’, vĩnh viễn
Mặt trăng thứ hai, mà Trái đất tình cờ sở hữu một cách bất đắc dĩ, sẽ gửi lời chào vĩnh biệt địa cầu vào tuần sau trước khi bị cuốn vào không gian xa xăm và không bao giờ quay lại.
Mô phỏng quỹ đạo của mặt trăng thứ nhất và “thứ hai” quanh địa cầu NASA/JPL-CALTECH
Nhiều người sẽ thốt ra ngay câu hỏi: “Ở đâu ra mặt trăng thứ hai?”.
Về mặt chuyên môn, các nhà thiên văn học gọi nó là 2020 SO, một vật thể “hữu duyên” vào tháng 9.2020 đã bị cuốn vào quỹ đạo của Trái đất ở khoảng cách phân nửa so với Trái đất – mặt trăng.
Video đang HOT
Những vệ tinh tạm thời kiểu này được gọi chung là các tiểu mặt trăng, nhưng các chuyên gia đôi khi vẫn gọi nó là “mặt trăng”.
Đến tháng 12.2020, các nhà nghiên cứu của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mới biết được 2020 SO không phải là một thiên thể, mà trên thực tế chỉ là phần trên cùng của tên lửa đẩy Centaur thuộc về sứ mệnh Surveyor 2 được người Mỹ triển khai vào năm 1966.
Mục tiêu chính của sứ mệnh năm đó là đưa tàu vũ trụ Mỹ hạ cánh lên bề mặt chị Hằng. Tuy nhiên, động cơ đẩy gặp trục trặc, khiến tàu vũ trụ mất kiểm soát và đâm xuống mặt trăng.
Phần còn lại của tên lửa đẩy vẫn “sống sót” và biến mất khỏi tầm mắt của nhân loại, cho đến nay.
2020 SO đã đến gần Trái đất nhất vào ngày 1.12 năm ngoái, một ngày trước khi NASA phát hiện danh tính thực sự của nó, theo trang EarthSky.org hôm 29.1.
Vào ngày 2.2., “mặt trăng thứ hai” của Trái đất dự kiến sẽ cách địa cầu khoảng 220.000 km, hay 58% khoảng cách Trái đất – chị Hằng, trước khi rời đi vĩnh viễn.
Hai tiểu hành tinh lớn hơn đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái Đất
NASA cho biết hai tiểu hành tinh lớn với kích thước ước tính lớn hơn đại kim tự tháp Giza lần lượt bay qua Trái đất vào ngày 23 và 25/1.
Hai tiểu hành tinh lớn hơn Đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái Đất
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, tiểu hành tinh đầu tiên bay qua Trái đất có tên 2020 PP vào tối ngày 23/1.
2020 PP, tiểu hành tinh hiện đang tiến về vùng lân cận của Trái đất chỉ là một trong nhiều tảng đá không gian thường bay qua hành tinh. Nhưng điều làm cho tiểu hành tinh gần Trái đất này trở nên thú vị là đường kính rộng lớn của nó.
Trong khi kích thước của hầu hết các tiểu hành tinh bay ngang qua Trái đất thường dao động từ 20 đến 40 mét. Tiểu hành tinh này có kích thước cao gần bằng Tòa nhà Empire, có đường kính khoảng 370 mét. Khoảng cách giữa 2020 PP và hành tinh của chúng ta là 7 triệu km, gấp khoảng 18 lần quãng đường trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng, di chuyển với tốc độ 30.094 km/h.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho rằng đó không phải là lý do đáng báo động.
Tiểu hành tinh thứ hai là 468727 (2010 JE87) sẽ bay đến sau đó hai ngày. Các chuyên gia ước tính 2010 JE87 có đường kính 430 mét, tới gần Trái đất nhất ở khoảng cách 6 triệu km, gấp khoảng 15 lần khoảng cách giữa hành tinh và Mặt trăng, di chuyển với vận tốc 53.752 km/h, nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 45 lần.
Hai tiểu hành tinh trên được phân loại trong nhóm vật thể bay gần Trái đất vì đường bay của chúng quanh Mặt trời chỉ cách quỹ đạo Trái đất trong vòng 48 triệu km.
Theo Paul Chodas, giám đốc CNEOS ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, một số vật thể bay gần Trái đất được coi là 'nguy hiểm' nếu quỹ đạo của nó tiếp cận quỹ đạo Trái đất trong vòng khoảng 7,4 triệu km trở xuống, bằng 19 lần khoảnh cách tới Mặt trăng và kích thước lớn hơn 140 mét.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nhận dạng 25.000 tiểu hành tinh bay gần Trái đất, hơn 90% trong số đó có đường kính trên một kilomet. Trong đó, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang đẩy nhanh việc thăm dò tiểu hành tinh chứa lượng vàng khổng lồ đủ biến mọi người trên Trái đất thành tỷ phú. Psyche-16 nằm ở khu vực giữa Sao Hỏa và Sao Mộc chứa khối lượng lớn vàng cùng nhiều kim loại quý với giá trị ước tính lên tới 10.000 triệu tỷ USD. Tuy nhiên, NASA nghiên cứu này hoàn toàn vì mục đích nghiên cứu khoa học, sẽ không hướng tới việc khai thác hay cố gắng kiếm tiền từ tiểu hành tinh.
Những khám phá không gian bất ngờ, ấn tượng Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều khám phá không gian ấn tượng trong năm 2020. Năm 2020, ngành công nghiệp vũ trụ có một số khám phá lớn. Từ việc SpaceX đưa người lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS cho đến việc Nokia nhận được hợp đồng đưa 4G lên Mặt trăng, những khám phá mới về không gian vô...