Trái đất bắt được tín hiệu radio lạ nhấp nháy từ lỗ đen “quái vật”
Nhóm khoa học gia Nhật Bản đã phát hiện một tín hiệu vô tuyến kỳ dị mà họ cho rằng xuất phát từ trung tâm thiên hà chứa trái đất Milky Way.
Đó là một luồng sóng vô tuyến (radio) cực mạnh, liên tục nhấp nháy mà các nhà khoa học từ Đại học Keio (Nhật Bản) tin rằng đã xuất hiện từ lâu, nhưng ít được chú ý. Ngoài ra, việc phát hiện ra các tín hiệu ngoài trái đất thường bị cản trở bởi kỹ thuật của con người. Ngày nay, với Kính thiên văn hiện đại Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA), họ mới có thể nắm bắt được nó một cách rõ ràng.
Ảnh đồ họa mô tả lỗ đen “quái vật” ở trung tâm thiên hà chứa trái đất – ảnh: SPACE
Theo bài công bố mới đăng tải trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters, nguồn bí ẩn phát ra tín hiệu nói trên chính là lỗ đen “quái vật” Sagittarius A* ở trung tâm Milky Way – thiên hà chứa trái đất. Điều này đã vén bức màn bí ẩn về sự hỗn loạn khó tưởng tượng ở vùng bí ẩn nằm ở “trái tim” của thiên hà chúng ta.
Video đang HOT
Theo giáo sư Tomoharu Oka, trưởng nhóm nghiên cứu, sóng vô tuyến lạ này xuất phát từ vòng quay khí nhanh đến chóng mặt xung quanh lỗ đen và chính tốc độ nhanh của vòng quay này khiến nó rất khó để quan sát. Mỗi khi đĩa bồi tụ này bùng lên, sóng vô tuyến được phát ra, liên tục nhấp nháy.
Nhờ ALMA, họ đã thu thập được dữ liệu chất lượng cao về biến thiên cường độ sóng vô tuyến này trong 10 ngày, mỗi ngày 70 phút.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về tín hiệu lạ, vì nó là manh mối hiếm hoi và quan trọng để tìm hiểu những hoạt động vũ trụ kỳ lạ, chưa từng biết đến ở trung tâm thiên hà chúng ta.
Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon
Loài chuột khổng lồ này nặng tới 80kg và dài tới 1,5m.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài chuột thời tiền sử có kích thước to lớn như con người sinh sống trong rừng rậm nhiệt đới Amazon vào khoảng 10 triệu năm về trước.
Loài chuột khổng lồ này nặng tới 80kg và dài tới 1,5m. Nó là loài gặm nhấm lớn nhất từng sinh sống ở Nam Mỹ.
Loài chuột khổng lồ có kích thước lớn nhất từng tồn tại ở Nam Mỹ.
Các nhà khoa học cho biết rất có thể loài này là tổ tiên của loài chuột lang nước khổng lồ hiện đại. Nó sinh sống trong khu vực đầm lầy mà sau này trở thành những khu rừng rậm tươi tốt.
Với kích thước khổng lồ này, chúng có rất ít kẻ thù ngoài tự nhiên. Người ta cho rằng, kẻ thù hiếm hoi của chúng là những con cá sấu lớn, ngồi chờ đợi chuột khổng lồ đi ngang qua để tấn công.
Chúng được các nhà sinh vật học đặt tên là Neoepiblema ac Greensis. Loài này sở hữu hai chiếc răng cửa khổng lồ trong khi bộ não lại nhỏ đến kì lạ chỉ nặng khoảng 114 gram.
Điều này có thể lý giải là do việc môi trường sống tốt, không nhiều kẻ thù khiến chúng không cần phải quá thông minh.
Loài chuột lang nước hiện đại vẫn còn nhỏ hơn tổ tiên của chúng
Hóa thạch loài chuột cổ đại được tìm thấy ở Acre, Brazil. Phần sọ được bảo quản tốt đến nỗi các nhà khoa học phải kinh ngạc.
Có hơn 2.000 loài động vật gặm nhấm sống - chiếm gần một nửa số động vật có vú khác nhau trên Trái đất. Chúng gồm chuột, hải ly, sóc, nhím...
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Mảng kiến tạo khổng lồ nằm dưới Ấn Độ Dương đang vỡ đôi Nói theo cách của các nhà địa chất học thì chỉ trong một thời gian ngắn, mảng kiến tạo này sẽ tách làm hai. Mảng kiến tạo giữa Ấn Độ và Úc, bên dưới Ấn Độ Dương, đang từ từ tách làm đôi. Tuy vậy, đối với con người, sự chia tách này sẽ còn kéo dài mãi mãi. Mảng kiến tạo Ma...