Trái đắng ở Mosul mà Thổ Nhĩ Kỳ không ngờ tới
Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại đón mây axit độc hại mà khủng bố IS đã tạo nên ở Mosul bay sang đất nước này. Thổ Nhĩ Kỳ đang báo động nhân dân khẩn cấp vì một đám mây khổng lồ bao trùm Trung Đông có thể gây mưa axit do nhà máy lưu huỳnh bị đốt cháy do nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) ở Mosul hồi tháng trước.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Veysi Kaynak cho biết, Cơ quan Khí tượng học và Quản lý thiên tai Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tìm biện pháp để ngăn chặn cơn mưa độc hại và làn khói độc từ Mosul bay sang.
Nhà máy lưu huỳnh bị IS đốt cháy. Ảnh: RTE
“Theo dự báo của Tổng cục khí tượng Thổ Nhĩ Kỳ, kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là đám mây axit khổng lồ sẽ bay qua biên giới phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, thuộc tỉnh Hakkari và đi thẳng đến biển Caspian” – ông Kaynak nói.
Biên tập viên khí tượng của đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV, Gokhan Abur cho biết: “Bắt đầu từ 27/10, gió sẽ thổi từ phía đông nam đưa khói độc cùng với đám mây axit vào lãnh thổ Ankara. Cơn mưa sẽ hòa trộn với làn khói mang theo SO2 (lưu huỳnh đi-ô-xít) sẽ tạo ra H2SO4 (axit sulfuric) – một loại hóa chất độc hại.
Đám mây axit trên bầu trời Iraq. Ảnh: NASA Earth Observatory
Báo The Wall Street Journal tường thuật: “Những người trong khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ cháy kể họ cảm thấy khó thở, mắt nóng rát, mũi và họng cay xè khi hít thở làn khói độc hại này. Chưa hết, da ướt sẽ bị cháy phỏng dưới tác động của đám mây hóa chất được gió thổi lan xa”.
Trung tâm Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Canada (CCOHS) cho biết khi bị đốt cháy, sulfur kết hợp với ôxy tạo thành khí dioxide sulfur cay, không màu rất độc hại, đôi khi còn gây chết người. “Chỉ cần tiếp xúc với chất khí này trong thời gian ngắn cũng có thể bị ảnh hưởng lâu dài về hô hấp” – CCOHS cảnh báo. Khi dioxide sulfur gặp nước, nó phân hủy để tạo thành axít sulfuric.
Video đang HOT
Binh lính quân đội Iraq phải dùng mặt nạ phòng độc.
Trận mưa axit độc hại là hậu quả của việc khủng bố IS đốt nhà máy lưu huỳnh al-Mishraq hồi đầu tháng 10/2016 để cản trở bước tiến của quân đội Iraq và lực lượng người Kurd tại đây. Nhóm khủng bố còn đốt nhiều giếng dầu trị giá hàng triệu đô la Mỹ, gây thiệt hại về kinh tế và hủy hoại môi trường nghiêm trọng.
Vào hôm 21/10, phóng viên của hãng tin Reuters đã ghi nhận có nhiều khói bốc lên từ khu vực chứa nhiều chất hóa học độc hại của nhà máy. Việc hít phải khí lưu huỳnh dioxide có thể làm ảnh hưởng đến phổi và gây khó thở.
Giới chức quân đội Mỹ xác nhận rằng, gió đã đưa các loại khí độc này đi rất xa và buộc lực lượng của Mỹ tại sân bay Qayyarah West phải đeo mặt nạ chống độc.
Binh lính quân đội Iraq sử dụng mặt nạ phòng độc ở Mosul.
Dù đám cháy ở nhà máy sulfur đã được dập tắt nhưng lượng khói độc tỏa ra có thể gây ra những thiệt hại lâu dài đối với môi trường và người dân tại khu vực này.
Liên Hợp Quốc cho biết, các cơ quan y tế đã phải huy động nhân lực để điều trị cho hơn 1.000 trường hợp nghẹt thở ở những khu vực xung quanh nhà máy lưu huỳnh.
Cơ quan môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cũng lên án những hành động đốt phá, gây thiệt hại về người, kinh tế cũng như là môi trường của các chiến binh cực đoan IS.
Giám đốc UNEP, Erik Solheim nhấn mạnh: “Dù cuộc chiến với IS có kết thúc, Iraq sẽ phải chịu đựng hậu quả của việc tàn phá môi trường trong nhiều thập niên sau đó. Nó là một thảm họa kéo dài, khiến cho điều kiện sống của người dân nguy hiểm và đau khổ”.
Theo Ngọc Dương
Báo Đất Việt
IS thực hiện chiến thuật tiêu thổ, đốt nhiều giếng dầu triệu đô tại Mosul
Những kẻ thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) đã bắt đầu châm lửa đốt các giếng dầu khi thực hiện chiến thuật tiêu thổ ở Mosul.
Hành động này giống với cách mà lực lượng quân đội dưới thời Tổng thống Iraq Saddam Hussein thực hiện 25 năm về trước.
IS thực hiện chiến dịch tiêu thổ, đốt nhiều giếng dầu
Ngày 17-10, khi Iraq chính thức khởi động chiến dịch Mosul, càn quét IS ra khỏi thành phố, những chiến binh thánh chiến đã bắt đầu châm lửa, đốt các giếng dầu khiến bầu trời Mosul tăm tối với các cột khói đen kịt.
Những hình ảnh trên bầu trời Mosul bây giờ được so sánh với chiến thuật tiêu thổ được sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi Tổng thống Iraq Saddam Hussein thất bại, rút quân khỏi Kuwait.
Iraq đã tiến hành chiến dịch quét sạch IS khỏi Mosul
Chiến thuật tiêu thổ thường được sử dụng để hạn chế tầm nhìn của phi công đối phương trong các cuộc không kích. Tuy nhiên chiến thuật này đã phá hủy hàng trăm giếng dầu, thiệt hại hàng trăm triệu USD và đặc biệt là ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Khi cuộc chiến tại Mosul bắt đầu, hàng trăm thường dân đã chạy trốn tới các làng do quân đội chính phủ kiểm soát xung quanh để bảo vệ mạng sống.
Hơn 40.000 binh sĩ Iraq và người Kurd đang bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công vào Mosul, với sự hỗ trợ từ liên minh 60 quốc gia do Mỹ dẫn đầu. Dự kiến đây sẽ là cuộc chiến lâu dài và khó khăn.
Trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Tổng thống Mỹ, Barack Obama nhấn mạnh: "Mosul sẽ là trận chiến khó khăn và lâu dài, sẽ có những thành công nhất định, đồng thời cũng có những thất bại".
Hơn 1 triệu người sẽ chạy trốn khỏi Mosul để tránh chiến tranh
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian, có khoảng hơn 5000 kẻ cực đoan IS trong thành phố. Vì vậy, chiến dịch Mosul có thể kéo dài hàng tháng chứ không thể đạt được thành công trong thời gian ngắn.
Hiện tại, lực lượng quân đội Pháp, Mỹ và Anh đang tham mưu cho quân đội địa phương, hỗ trợ chiến dịch quân sự trên mặt đất tại Mosul. Trong ngày đầu tiên của chiến dịch, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt 52 mục tiêu IS.
Trong khi đó, các tổ chức nhân đạo cảnh báo rằng, trận chiến chiếm lại Mosul có thể mở ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất từ trước tới nay bởi vì hơn 1 triệu người chuẩn bị chạy trốn khi mùa đông đang tới.
Lise Grande, một nhân viên của Liên Hợp Quốc cho biết, kịch bản xấu nhất có thể xảy ra tại Mosul là ở các huyện đông dân cư của thành phố hàng ngàn người dân sẽ phải chịu những cực hình từ IS, tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến. Bà nói: "IS có thể nhẫn tâm đẩy dân thường, trẻ em để dò những chỗ bom mìn hoặc làm lá chắn sống để tránh bị bắn tỉa".
Theo Thu Huyền/ Dailymail
An ninh thủ đô
IS chuyển hàng chục nghìn dân thường, nghi dùng làm lá chắn sống Phiến quân Nhà nước Hồi giáo tìm cách chuyển khoảng 25.000 dân thường đến các vị trí của chúng, dùng họ làm lá chắn sống để đối phó với quân đội Iraq. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: ABC. Nhà nước Hồi giáo (IS) tìm cách chuyển khoảng 25.000 dân thường từ Hammam al-Alil, thị trấn phía nam Mosul, bằng xe tải...