“Trại chăn nuôi” kỳ lạ
Đó là tên gọi hài hước của một phòng thí nghiệm thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Cho chân vào lồng, sau đó luồn máy ảnh vào trong để chụp ảnh muỗi đang “ăn máu”
Tại đây, các cán bộ của viện và cộng tác viên từ nhiều năm nay đã tình nguyện cho muỗi “ăn máu” để phục vụ dự án thay thế loài muỗi vằn có tên Aedes aegypti mang virút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết bằng cách lai tạo chúng với những con muỗi đã mang vi khuẩn Wolbachia (loại vi khuẩn có khả năng làm ức chế tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết của virút Dengue), tiến tới nhân rộng đàn muỗi không có khả năng gây bệnh sốt xuất huyết. Dự án được Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế tài trợ và do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương chủ trì, triển khai tại đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang, Khánh Hòa). Một trong những phần quan trọng của dự án có việc nuôi muỗi mang vi khuẩn Wolbachia lấy trứng ở Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Vào thứ hai mỗi tuần, những người phục vụ dự án phải đưa chân, tay vào các lồng vải cho hàng trăm con muỗi đốt cùng lúc. “Trại chăn nuôi” này được bảo vệ nghiêm ngặt với nhiều màn che, nhiệt độ 27 độ C, độ ẩm 70%…
Trứng muỗi được thu hồi và kiểm tra sau mỗi đợt “thu hoạch”
CTV Bùi Đình Chuyền cho hai tay vào lồng để muỗi “ăn máu”, trong lúc ông Simon Kutcher, cán bộ phụ trách dự án tại Việt Nam, bôi kem chống dị ứng sau khi cho muỗi hút máu
Kiểm tra xem muỗi đã no máu hay chưa
Bôi kem chống dị ứng để chống mẩn ngứa sau khi bị hàng nghìn nốt muỗi đốt. Trước đó, họ phải rửa vết muỗi đốt bằng xà phòng để trung hòa axit do muỗi tiết ra
Để ra vào “trại chăn nuôi” phải chui qua nhiều lớp màn chống muỗi bên ngoài xâm nhập
Các tình nguyện viên nữ dùng túi nilông trùm kín bàn chân, chỉ cho muỗi “ăn” ở ống chân
“Bữa ăn” của muỗi kéo dài 20 phút nên người nuôi muỗi thường giải trí bằng điện thoại di động
Lê Trần Lan Phương, cán bộ phòng tổ chức của viện, đã cho muỗi “ăn” từ năm 2010
Theo Chuyenla
Biến dạng vì bị kẻ ăn thịt người cắn nát
May mắn là sau vụ hành hung tàn bạo, ông Poppo vẫn giữ được tính mạng.
Khi nhắc tới vụ tấn công kinh hoàng gây rúng động nước Mỹ ở thành phố Miami, bang Florida vào tháng 5.2012, người dân không thể nào quên được những hình ảnh đáng sợ về kẻ "ăn thịt người" máu lạnh nằm chết bên cạnh một người đàn ông khác với khuôn mặt bị cắn nát.
Nạn nhân của vụ tấn công là ông Ronald Poppo, 65 tuổi, một người vô gia cư sống lang thang trong thành phố.
Khuôn mặt hiện tại của ông Ronald Poppo.
Ông Poppo sau đó đã được đưa đến Bệnh viện Tưởng niệm Jackson cấp cứu trong tình trạng 80% khuôn mặt bị phá hủy. Ông đã mất đi thị lực sau khi bị hung thủ móc đi cả hai con mắt và chiếc mũi bị biến dạng, chỉ còn lại hai lỗ mũi trống trơn.
Hiện sau 1 năm, sức khỏe của ông Poppo đã hồi phục đáng kể. Tuy phải mang khuôn mặt bị biến dạng nhưng ông vẫn dũng cảm xuất hiện trước mọi người. Dù sao ông vẫn cảm thấy hài lòng với khuôn mặt mới của mình và không muốn trải qua thêm bất cứ ca phẫu thuật chỉnh hình mặt nào khác.
Nạn nhân trong thời gian điều trị.
Ông Poppo được dạy cách tự mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa và cạo râu. Ngoài ra, ông còn tập chơi đàn guitar như một phương thức tiêu khiển trong cuộc sống. Hiện, ông Poppo đang rất vui vẻ với cuộc sống mới của mình.
Ông tập chơi đàn guitar như một cách giải trí
Được biết, ngày 26.5 năm ngoái, trong khi ông Poppo đang nằm dưới đất, một người đàn ông khỏa thân có tên Rudy Eugene bắt đầu xuất hiện và đánh đập ông Poppo. Sau đó hắn còn lột quần của người đàn ông vô gia cư ra và xông vào cắn xé khuôn mặt ông.
Ông Poppo trước khi xảy ra vụ tấn công.
Sau khi cảnh sát xuất hiện, tên hung thủ máu lạnh vẫn không buông tha ông Poppo và vẫn tiếp tục nhai ngấu nhiến khuôn mặt của người vô gia cư đáng thương. Cuối cùng, cảnh sát đã buộc phải bắn hạ kẻ "ăn thịt người" điên loạn và ngoan cố để bảo toàn tính mạng cho ông Poppo.
Theo Xzone
Điểm mặt những ngôi nhà quái dị nhất thế giới (kỳ 1) Thế giới luôn có không ít những ngôi nhà kì dị và quái lạ 1. Ngôi nhà trong suốt, Nhật Bản Nằm ngay tại trung tâm của thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngôi nhà trong suốt được xây dựng trên phần diện tích đất là 84 mét vuông với cảm hứng bắt nguồn từ thói quen sinh sống trên cây của tổ tiên...