Trái cây Việt Nam “vật lộn” cả sân nhà và sân khách
Australia muốn thúc đẩy xuất khẩu nho tươi vào Việt Nam, trái việt quất của Mỹ cũng sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam trong thời gian không xa. Trái cây Việt đang đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉ ở thị trường xuất khẩu mà ở cả thị trường trong nước.
Trái cây ngoại tấn công
3 nhà trồng nho lớn từ Sunraysia – vùng trồng nho cung cấp đến 99% sản lượng nho xuất khẩu, đại diện cho Hiệp hội Nho tươi Australia cùng với phái đoàn từ Cơ quan Thương mại Australia (Austrade), đã có mặt tại Hà Nội và TP.HCM từ ngày 28.2 đến ngày 1.3.2019 để quảng bá sản phẩm trái cây cao cấp.
Trái cây Việt đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Ảnh: Tư liệu
Việt Nam hiện là nhà nhập khẩu nho tươi lớn thứ 7 của Australia. Bà Dianne Phan – Giám đốc Thương mại của Hort Innovation cho biết, Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng của Australia và ngành nho tươi Australia đã, đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và quảng bá sản phẩm nho tươi tới người tiêu dùng Việt Nam.
Cũng theo bà Dianne Phan, trong vòng 4 năm qua, xuất khẩu nho tươi của Australia đã tăng trưởng 73%, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm chất lượng và cao cấp.
Mới đây, trong lễ công bố trái xoài Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đại diện Cục Kiểm dịch động thực vật (Bộ Nông nghiệp Mỹ) cho hay, trái việt quất của Mỹ sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam trong thời gian không xa. Trước đó, đại diện Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đề nghị Việt Nam xem xét nhập khẩu các loại trái cây có múi khác của Mỹ. Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) thông tin, đây là các loại quả phía Mỹ rất muốn xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Thực tế cho thấy, gần đây những loại hoa quả nhập khẩu như táo Mỹ, cherry, dưa lê Hàn Quốc… dù có mức giá đắt đỏ nhưng vẫn được người tiêu dùng Việt ưa chuộng và lựa chọn sử dụng hơn là những loại hoa quả trong nước.
Xuất khẩu cạnh tranh gay gắt
Video đang HOT
Sau hơn 10 năm đàm phán, ngày 18.2.2019, đại diện Cục Kiểm dịch thực động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (APHIS) đã trao giấy thông hành xuất khẩu trái xoài của Việt Nam vào Mỹ. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây trong đó có quả xoài có thêm thông tin về thị trường xoài Mỹ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco tiến hành tổng hợp một số thông tin liên quan. Theo đánh giá, dù có nhiều cơ hội nhưng quả xoài Việt cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt.
Tại Mỹ, nhu cầu trái cây nhiệt đới, bao gồm cả quả xoài đã tăng lên trong vài thập kỷ qua, nếu như năm 2005, Mỹ tiêu thụ ít hơn nửa kg xoài/người/năm thì đến năm 2016, con số này đã tăng lên gần 1,3kg/người/năm.
Mỹ là nước nhập khẩu xoài lớn nhất thế giới. Tổng lượng nhập khẩu xoài của Mỹ (theo APHIS) vào khoảng hơn 400.000 tấn/năm. Phần lớn xoài được bán tại Mỹ nhập khẩu từ 6 nước: Mexico, Peru, Guatemala, Brazil, Haiti, Ecuado. Thời điểm nhập khẩu cao điểm là tháng 4, 5, 6, 7, trung bình mỗi tháng chiếm gần 12% tổng lượng nhập khẩu xoài trong cả năm.
Theo đánh giá của Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco, quả xoài Việt Nam hiện nay tuy giá thành xuất khẩu khá cao nhưng nói chung sẽ có khả năng cạnh tranh nhất định so với xoài các nước do có chất lượng ngon, tỷ lệ ngọt cao. Tuy nhiên, thị trường Mỹ lại rất đặc biệt, bởi đây là thị trường có ảnh hưởng rất lớn từ nguồn trái cây tại Mexico – đất nước có sản lượng xoài lớn nhất khu vực châu Mỹ, với tiêu chuẩn chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm thì cần chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ, đặc biệt là tại các khu vực có cộng đồng người Á châu và Mỹ La tinh một cách mạnh mẽ. Đồng thời, cũng truyền tải các thông điệp theo đó khuyến khích người tiêu dùng tăng cường tiêu thụ xoài, trong đó cần nhấn mạnh hương thơm độc đáo của trái xoài, các giá trị dinh dưỡng và lợi ích về sức khoẻ mà xoài mang lại, song song với đó hướng dẫn cách sử dụng, chế biến quả xoài.
Hy vọng, từ kinh nghiệm xuất khẩu quả xoài sang các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành công trong việc xuất khẩu xoài sang Mỹ.
Theo Danviet
Xoài Việt 10 năm chinh phục thị trường Mỹ: Bước ngoặt mới
Ngày 18.2.2019 đánh dấu một bước ngoặt mới cho trái xoài Việt Nam khi chính thức được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Vậy là sau 10 năm đàm phán bền bỉ, xoài Việt đã chinh phục được một trong những thị trường khó tính nhất.
Hành trình gian nan
Sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa, thanh long, xoài là loại quả thứ 5 của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ, đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thứ 40 của quả xoài Việt Nam. Nhưng để có được kết quả này là cả một quá trình đàm phán kéo dài hơn 10 năm.
Nông dân An Giang chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: T.L
Mãi đến tháng 12.2017, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ mới sửa đổi quy định cho phép nhập khẩu xoài từ Việt Nam. Theo đó, các chuyên gia APHIS đã xác định xoài Việt Nam có thể được nhập vào Mỹ theo quy trình được phối hợp quản lý có hệ thống từ khâu trồng cho đến đóng thùng, vận chuyển... nhằm bảo đảm trái đạt chất lượng và không còn tồn dư chất bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, xoài phải được xuất sang Mỹ trên các chuyến hàng thương mại và có giấy tờ chứng nhận đầy đủ, gồm giấy đảm bảo xoài không có các vết đen làm hư quả.
Tiếp đó, trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Stephen Censky ngày 26.6.2018 tại Washington D.C, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, Mỹ đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam. Kết quả này là nỗ lực của hai bên sau hơn nửa năm đạt được thoả thuận đồng ý về nguyên tắc mở cửa thị trường cho sản phẩm của nhau.
Theo yêu cầu từ phía Mỹ, xoài muốn được xuất khẩu sang thị trường này phải vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe như điều kiện nhà vườn, đóng gói, xử lý chiếu xạ, kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập...
Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cho biết, Mỹ là thị trường có sức tiêu thụ lớn với xoài. Sản xuất tại chỗ của Mỹ chỉ đạt 3.000 tấn/năm, bằng 1/100 số lượng họ phải nhập khẩu mỗi năm, và đó là dư địa để xoài Việt có cơ hội gia tăng tiêu thụ.
Được biết, hàng năm, Mỹ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia châu Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador, Brazil và Guatemala để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xoài nội địa của Mỹ chủ yếu được trồng tại các bang Florida, Hawaii và một lượng nhỏ tại California và Texas.
Việt Nam có thể xuất sang Mỹ khoảng 3.000 tấn xoài tươi, tương đương khoảng gần 1% lượng xoài tươi nhập khẩu của quốc gia này và ngang bằng với sản lượng xoài nội địa của Mỹ.
Chú trọng khâu bảo quản
Bài học từ việc xuất khẩu xoài sang Nhật Bản cho thấy, khâu bảo quản phải được ưu tiên hàng đầu. Tại một cuộc hội thảo về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, GS-VS Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam từng nêu một thực tế, xoài Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản lúc đầu được đánh giá cao về chất lượng nhưng sau một thời gian lại có xu hướng giảm số lượng bởi không cạnh tranh được, quả sớm bị héo vỏ, chín nhanh và dễ thối hỏng.
Theo ông Long, có 2 nguyên nhân dẫn đến việc quả xoài Việt bị giảm sút lượng mua tại thị trường Nhật Bản. Thứ nhất, công nghệ bảo quản của Việt Nam chưa tốt, thời gian bảo quản không kéo dài làm chất lượng quả bị ảnh hưởng, trong khi xoài vốn là loại quả khó bảo quản.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, xoài Việt Nam nói chung có khả năng cạnh tranh rất tốt so với xoài các nước. Tuy nhiên, với thị trường Mỹ lại rất đặc biệt, bởi đây là thị trường có ảnh hưởng rất lớn từ nguồn hoa quả tại Mexico.
Các chuyên gia cho rằng, hiện tại vấn đề của Việt Nam là chưa có chiến lược phát triển, xúc tiến thương mại như một số nước để đưa trái xoài ra thế giới. Đơn cử như Philippines, để đưa xoài trở thành loại quả đặc trưng của xứ này, Chính phủ Philippines đã xây dựng hẳn một chiến lược phát triển xoài ra thị trường thế giới, nông dân được hỗ trợ trồng giống xoài ngon nhất, nếu sản phẩm đạt chuẩn thì giá thu mua cao gần gấp đôi.
Trong khi đó, tại Việt Nam, hiện nay, phần lớn diện tích xoài vẫn trong tình trạng manh mún, có đến 95% diện tích là vườn cây hỗn hợp (trồng chung với cây khác), dẫn đến năng suất xoài chưa cao, chất lượng không đảm bảo nên chỉ tiêu thụ trong nước, việc xuất khẩu không đáng kể. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vẫn phổ biến.
Vì vậy, để tạo được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Mỹ, vốn được coi là khó tính hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp, người dân, chính quyền địa phương cần tiến hành thực hiện hàng loạt các yêu cầu, tiêu chuẩn bắt buộc của Mỹ.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: "Việc xoài sang Mỹ là tin vui cho ngành nông nghiệp và bà con nông dân, khẳng định vị thế của trái cây Việt Nam. Mỹ đưa ra hàng rào kỹ thuật cao và chúng ta đã vượt được rào cản này. Xoài là trái cây có lợi thế, nếu biết khai thác, dư địa còn rất lớn".
Theo Danviet
Xoài Việt chính thức sang Mỹ, đàm phán với Trung Quốc có thuận lợi? Sự kiện xoài Việt Nam được chính thức cấp phép xuất khẩu sang Mỹ không chỉ là tin vui với nông dân mà theo nhiều doanh nghiệp, khi đã được một thị trường như Mỹ chấp nhận thì việc đàm phán với những thị trường khác, trong đó có Trung Quốc sẽ trở nên chủ động hơn. Là doanh nghiệp đầu tiên đưa...