Trái cây ăn thế nào đúng cách
Trái cây là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lại có năng lượng tương đối thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Trái cây vừa chín tới hay đã chín kỹ?
Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi đã chín kỹ (nhưng chưa chín rục). Những loại trái cây có nhựa (mủ) như măng cụt, mít, sầu riêng… nên ăn khi trái chín kỹ thì sẽ ngon và tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trái đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu thì thành phần chất dinh dưỡng sẽ bị thay đổi, chỉ nên ăn khi màu, mùi và vị trái cây còn tốt.
Không nên gọt sẵn
Gọt vỏ, cắt miếng sẵn khiến trái cây dễ bị nhiễm khuẩn và ôxy hóa. (Ảnh minh hóa).
Các chất dinh dưỡng có trong trái cây như vitamin C, folat… cũng có thể bị mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, không khí… Quá trình mất chất này sẽ càng diễn ra nhanh hơn khi mất đi lớp vỏ hoặc mặt tiếp xúc của trái cây với không khi tăng lên khi bị cắt nhỏ. Do đó, khi đã cắt trái cây thì nên ăn ngay để nhận được giá trị dinh dưỡng cao nhất. Ngoài ra, việc gọt vỏ, cắt miếng còn khiến trái cây dễ bị nhiễm khuẩn và ôxy hóa.
Video đang HOT
Có nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn?
Trái cây có thể dùng làm bữa ăn phụ hoặc thức ăn tráng miệng sau bữa ăn vì sau khi ăn ta thường có cảm giác răng rất sạch. Đó là do khi ăn trái cây, chất axít trong trái cây làm chúng ta tiết nhiều nước bọt hơn và làm sạch các bợn răng.
Ăn trái cây sau bữa ăn chính không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, việc ăn trái cây ngay sau bữa chính ăn có thể làm tăng lượng đường hấp thụ, đường huyết sẽ tăng cao và nhanh. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, ăn trái cây trước bữa chính khoảng 1 giờ đồng hồ có tác dụng giảm béo và rất có ích cho hệ tiêu hóa.
Lựa chọn trái cây phù hợp sức khỏe
Tất cả các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng nên lựa chọn và phối hợp các loại trái cây một cách hợp lý để tận dụng được tối đa các ưu điểm của chúng. Chẳng hạn, vào những ngày hè nóng nực, mồ hôi ra nhiều mang theo một lượng nước và chất khoáng đáng kể, thì nên ăn loại trái cây nào vừa có tác dụng bù đắp các chất dinh dưỡng mất đi vừa có tác dụng giải khát là tốt nhất. Bạn cũng nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau để cân đối các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho cơ thể.
Khi ăn trái cây nên ăn cả miếng để tăng cường chất xơ. (Ảnh minh họa)
Khi ăn trái cây nên ăn cả quả thay vì vắt hay ép nước vì như vậy sẽ cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể. Chất xơ một phần sẽ được hấp thụ vào máu, phần không được hấp thụ sẽ có tác dụng giúp hệ thống tiêu hóa của bạn làm việc tốt hơn. Ngoài ra, chất xơ còn tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển, hạn chế vi khuẩn gây hại, loại bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch.
Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn những trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, cam quýt, táo… Người bệnh hen cần tăng cường các chất dinh dưỡng có tính chống ôxy hóa bao gồm glutathione, vitamin C, vitamin E, beta-caroten là tiền chất vitamin A…, những chất này có nhiều trong các loại trái cây như nho, bưởi, mận, dâu, cam, dứa…Biết ăn đúng cách sẽ đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho người sử dụng.
Theo SK&ĐS
Mẹo hay giúp bạn hạn chế ăn vặt
Bạn cố gắng bảo vệ sức khỏe và vóc dáng bằng việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, nhưng cảm giác thèm ăn có thể phá hỏng mọi nỗ lực của bạn...
Đừng lo lắng, những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn tránh những cơn thèm ăn và hạn chế chuyện ăn vặt.
1. Uống nước. Nếu cơn thèm đến "mạnh mẽ" hãy thư giãn, uống một cốc nước và ăn 2,8 gam đồ ăn dạng hạt. 2,8 gam hạt tương đương 20 hạt đậu phộng, 12 quả hạnh hoặc 6 quả óc chó. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải có sự kiểm soát và kiên nhẫn, nhưng nó rất hiệu quả. Vì vậy, hãy cố gắng áp dụng càng nhiều càng tốt.
2. Ăn chậm. Ăn chậm là cách tuyệt vời để bạn nhanh chóng có được cảm giác no. Vì vậy, hãy dành thời gian để thưởng thức các món ăn. Sau khi đã ăn đủ, hãy cất thức ăn vào tủ hay để nó ra khỏi tầm mắt của mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh việc tiếp tục ăn sau khi đã no.
3. Đừng ăn trong lúc xem tivi. Tránh ăn vặt bằng cách để đổ ăn tránh xa tầm mắt khi xem tivi. Ăn khi xem tivi làm bạn không thể kiếm soát được lượng thức ăn đi vào cơ thể, vì vậy, nó khiến bạn ăn nhiều hơn mức cho phép. Thay vào đó, hãy nghe nhạc trong các bữa ăn, nghe nhạc sẽ làm bạn ăn chậm hơn và nhanh chóng có được cảm giác no.
4. Tránh ăn các loại thực phẩm nhân tạo. Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Purdue được tiến hành năm 2004 đã chỉ ra rằng, các chất làm ngọt nhân tạo thường kích thích cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn nhiều. Vì vậy, bạn nên thay thế thực phẩm nhân tạo bằng các loại thực phẩm tự nhiên như rau quả.
5. Hãy thoát khỏi sự cám dỗ. Hãy loại bỏ thức ăn vặt ra khỏi tủ bếp và tủ lạnh của bạn để tránh sự cám dỗ. Nếu bạn không thế hoàn toàn thoát khỏi cảm giác đó thì việc đánh lừa "cảm giác" bằng cách để hoa quả vào các hộp thức ăn vặt hay đổ nước uống vào các vỏ chai nước ngọt. Sự thay thế này sẽ giúp bạn thoát khỏi sự cám dỗ của những cơn thèm ăn bằng những loại thực phẩm lành mạnh.
6. Không nên ăn tráng miệng ngay sau bữa ăn chính. Sau khi ăn bữa chính hãy chờ 30 phút trước khi ăn món tráng miệng. Điều này giúp bạn hạn chế được số lần ăn vặt trong ngày.
7. Đánh răng. Để đối phó với cơn thèm ăn vào cuối ngày hãy đánh răng hoặc súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Khi có một hơi thở thơm tho, bạn sẽ cố gắng để không làm hỏng nó bằng thức ăn vặt.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Uống gì khi ăn kiêng! Khi ăn kiêng, bạn luôn chú ý đến thực đơn dành cho thức ăn, nhưng đồ uống thì không! Và rất có thể, chính lượng calorie nạp vào do đồ uống làm "xôi hỏng bỏng không" cả thực đơn nghiêm khắc mà bạn dày công xây dựng. 1. Soda: có hại! Khi bật nắp một chai soda, bạn sẽ tiêu thụ hàng trăm...