Trách nhiệm với tương lai

Theo dõi VGT trên

Hàng loạt cuộc khủng hoảng từ xung đột, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… đến sự phát triển thiếu kiểm soát của công nghệ đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với cả thế giới.

Trách nhiệm với tương lai - Hình 1
TTK LHQ Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh vì Tương lai ở New York, Mỹ, ngày 22/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Xu hướng phát triển nhanh khiến nhiều cấu trúc quản trị toàn cầu không còn bắt kịp với sự thay đổi để giải quyết hiệu quả các thách thức. Trong bối cảnh đó, các nguyên thủ quốc gia, đại diện các chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã tập trung thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ) nhằm tìm ra cách thức ứng phó với những thách thức đương đại.

Ngay trước thềm hội nghị, LHQ đã mô tả tình hình toàn cầu hiện nay là “vô cùng nguy hiểm”, với khả năng chiến tranh hạt nhân bùng nổ cao hơn nhiều so với nhiều thập niên trước và cuộc khủng hoảng khí hậu thúc đẩy làn sóng di cư và làm trầm trọng thêm căng thẳng. Xung đột, bạo lực, nhu cầu nhân đạo và di dời đã lên đến mức cao chưa từng có. Ước tính 25% dân số thế giới, trong đó có 20% t.rẻ e.m, đang sống ở những khu vực xảy ra xung đột. Năm 2023 đã chứng kiến số người c.hết liên quan đến xung đột cao nhất trong gần 3 thập niên. Mối nguy hiểm của cuộc khủng hoảng khí hậu đối với con người và Trái Đất rõ nét hơn bao giờ hết, khi nhiệt độ cao kỷ lục, lượng mưa thất thường và mực nước biển dâng cao làm giảm năng suất mùa màng, phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng và buộc nhiều cộng đồng phải rời bỏ nhà cửa. Mặc dù đây không phải là những vấn đề mới, với nhiều thỏa thuận đột phá nhằm giải quyết dứt điểm như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), song không thể phủ nhận hoạt động của các thể chế của LHQ, với đa phần trong số đó đã được thành lập cách đây nhiều thập niên, không còn như mong đợi.

Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ, sự phát triển nhanh chóng cũng đi kèm với những mối đe dọa mới, khi các công nghệ bị vũ khí hóa để gây ra tác hại tối đa trong một thế giới có sự kết nối cao.

Các chuyên gia cho biết các sự cố liên quan đến ứng dụng công nghệ kỹ thuật số cho mục đích xấu đang gia tăng về phạm vi và mức độ nghiêm trọng. Những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ lượng tử có nguy cơ bị lợi dụng. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cũng chỉ ra việc các công ty truyền thông xã hội buông lỏng quản lý, dẫn tới phát tán thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc thiếu các quy định rõ ràng về quyền con người và chống lại tác hại trực tuyến cũng góp phần khiến nhiều nền tảng truyền thông xã hội phát triển các mô hình kinh doanh ưu tiên lợi nhuận, mà không quan tâm đến phúc lợi và sự an toàn của người dùng và xã hội.

Sự kết nối giữa các nước khiến đây trở thành những vấn đề chung của toàn nhân loại, thay vì bó hẹp trong phạm vi biên giới của một vài quốc gia. Nhu cầu cải cách càng trở nên cấp thiết khi thời hạn đạt được các SDG, với mục đích xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn vào cuối thập niên này, đang đến gần. Theo kế hoạch, đến năm 2023, đang lẽ thế giới đã đi được nửa chặng đường, song thống kê chính thức của LHQ cho thấy mới chỉ có 15% các mục tiêu đã đạt được.

Trước những thách thức này, Hội nghị thượng đỉnh Tương lai với chủ đề “Giải pháp đa phương vì một tương lai tốt đẹp hơn”, diễn ra trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 79, được kỳ vọng là cơ hội giúp củng cố chủ nghĩa đa phương, giải quyết các lỗ hổng trong quản trị toàn cầu và tái khẳng định các cam kết hiện có, hướng đến tương lai hòa bình, an toàn và bền vững. Tại hội nghị, các đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ, toàn diện các thể chế đa phương, tăng cường vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển trong các thể chế tài chính toàn cầu, góp phần huy động đủ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các SDG, sớm xây dựng nền móng cho một khuôn khổ quản trị toàn cầu mới đối với các công nghệ mới nổi, trong đó có AI.

Trách nhiệm với tương lai - Hình 2
Toàn cảnh phiên họp tại Hội nghị cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79 ở New York, Mỹ ngày 22/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Video đang HOT

Là thành viên trách nhiệm, tích cực của LHQ, Việt Nam nêu 3 đề xuất, giải pháp lớn có tính chuyển đổi để thúc đẩy kết quả của hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay, gồm Chuyển đổi về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó LHQ giữ vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các quốc gia phát triển công nghệ mới; Chuyển đổi xanh, đặc biệt là công nghệ xanh, năng lượng xanh và tài chính xanh; Chuyển đổi quản trị toàn cầu để có thể ứng phó hiệu quả với những thách thức hiện tại và tương lai. Tại phiên toàn thể đầu tiên của hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, cần tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ; giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; tăng cường đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu trong các lĩnh vực phục vụ con người như y học, giáo dục đào tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Các thành viên LHQ đã thông qua Hiệp ước Tương lai nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách thức công nghệ mà nhân loại đang phải đối mặt. Đây được xem là bản kế hoạch tương lai “mang tính đột phá”, khi đề ra 56 hành động bao trùm nhiều vấn đề trong đó có hòa bình và an ninh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, hợp tác số, quyền con người, thế hệ trẻ và tương lai, chuyển đổi quản trị toàn cầu. Hiệp ước nêu bật cam kết về chủ nghĩa đa phương, duy trì Hiến chương LHQ và gìn giữ hòa bình; kêu gọi cải cách các tổ chức tài chính quốc tế và Hội đồng Bảo an LHQ, với kế hoạch cải thiện hiệu quả và tính đại diện của hội đồng, bao gồm cả việc khắc phục tình trạng thiếu hụt đại diện từ châu Phi; nhấn mạnh việc thực hiện những nỗ lực mới để ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy giải trừ vũ khí và nêu định hướng phát triển AI. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Philemon Yang tin tưởng đây sẽ là “nền móng cho một trật tự toàn cầu bền vững, công bằng và hòa bình – cho tất cả mọi người và mọi quốc gia”.

Đặc biệt, nội dung văn kiện có 2 phụ lục chính là Hiệp ước Số toàn cầu và Tuyên bố về các thế hệ tương lai. Hiệp ước Số toàn cầu đ.ánh dấu thỏa thuận đầu tiên về quy định quốc tế liên quan AI, nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách số và đảm bảo các công nghệ AI được sử dụng một cách có trách nhiệm. Trong khi đó, Tuyên bố về các thế hệ tương lai tập trung vào việc đảm bảo phúc lợi cho các thế hệ tương lai, với các bước cụ thể để đưa các thế hệ tương lai vào quá trình ra quyết định, thúc đẩy công bằng giữa các thế hệ. Những văn kiện mang tính toàn diện này được kỳ vọng mở ra “con đường dẫn đến tương lai tươi sáng hơn cho toàn thể nhân loại”.

Trước loạt thách thức đan xen, khủng hoảng diễn biến nhanh như hiện nay, hợp tác và đoàn kết quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách xã hội, đáp ứng nhu cầu người dân và ứng phó hiệu quả hơn với các vấn đề cấp bách. Đó là cách để mỗi quốc gia thể hiện trách nhiệm trong việc kiến tạo tương lai tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Khi tương lai dần trở thành chuyện của quá khứ

Hơn 1.000 ngày Taliban nắm quyền lực ở Afghanistan là chừng đó thời gian hơn một triệu t.rẻ e.m gái không còn cơ hội tới trường, hàng triệu người khác phải chật vật sinh tồn trong điều kiện thiếu thốn.

Mắc kẹt trong một đất nước bị cô lập, nhiều phụ nữ Afghanistan cạn dần hy vọng về tương lai.

Một nửa dân số bỗng "biến mất"

Hơn 3 năm trước, Asma, một thiếu nữ Afghanistan khi đó 15 t.uổi, miệt mài học tập với ước mơ sẽ đậu vào một trường đại học có tiếng tại quê nhà, và bằng con đường giáo dục đi tìm tương lai tươi sáng hơn ở một đất nước mà vốn đã chịu nhiều đau thương sau hàng thập kỉ xung đột. Nhưng một ngày tháng 5/2021, lớp học của Asma rung lên dữ dội vì tiếng nổ lớn. Thức dậy trong bệnh viện với vết thương nặng, Asma sốc nặng khi nhận tin 85 người, chủ yếu là các bạn học nữ của cô, t.hiệt m.ạng trong vụ đ.ánh bom.

Sau 90 ngày, tháng 8/2021, sức khỏe của Asma dần hồi phục, còn Taliban tiến vào giành thủ đô Kabul, người ta nói với Asma rằng, rời bệnh viện, cô không còn được tới trường nữa. Đã hơn 1.000 ngày trôi qua, Asma cùng khoảng 1,2 triệu n.ữ s.inh trung học trên khắp đất nước Afghanistan vẫn bị cấm đi học và phải tuân thủ những quy định khắt khe về trang phục, cách sống mà Taliban áp đặt.

Khi tương lai dần trở thành chuyện của quá khứ - Hình 1
Binh sĩ Taliban đứng canh khi phụ nữ Afghanistan xếp hàng nhận hàng cứu trợ ở Kabul năm 2023.

Mất đi cơ hội đổi đời bằng con đường giáo dục, nhiều người trong số các n.ữ s.inh sau đó còn bị buộc phải kết hôn sớm, hứng đủ thiệt thòi. Với Asma, cô bị ép kết hôn với một người đàn ông mà mình chưa từng gặp mặt. Asma v.an n.ài cha mẹ đừng ép cô kết hôn. "Tôi nói với cha mẹ về việc học tập và ước mơ tương lai, họ chỉ cười và đáp: "Khi Taliban đến, con gái sẽ chẳng đời nào được đi học nữa đâu. Hãy 'biết thân biết phận' và kết hôn đi", Asma kể.

"Sau đám cưới, gia đình chồng tôi nói rằng, họ đã trả t.iền để mua tôi. Bởi vậy, tôi cần ở nhà và làm việc". Bước sang t.uổi 18, Asma mang thai đứa con đầu lòng. "Khi biết con mình sẽ là con gái, bầu trời trước mắt tôi sụp đổ. Con bé sẽ chẳng bao giờ đạt được bất cứ ước mơ nào trong đời".

Benafasha, một thiếu nữ kém Asma 2 t.uổi, không chỉ bị ép lấy chồng sớm mà còn hứng chịu bạo lực gia đình nghiêm trọng. Benafasha đến tòa án do Taliban điều hành với mong muốn nhận được sự bảo vệ. Nhưng thay vì giúp cô tách khỏi người chồng bạo lực, Benafasha bị đưa thẳng vào nhà giam. "Thẩm phán đứng về phía chồng Benafasha. Họ nói với cô ấy, chừng nào Benafasha vẫn từ chối sinh sống cùng chồng, cô ấy sẽ phải tiếp tục ngồi tù", chị gái Benafasha kể lại.

Trong khi đó, bà Marzia, mẹ của n.ữ s.inh có tên Arzo, 15 t.uổi, nói rằng, con gái bà ngày càng khép kín và buồn bã vì không được đi học. "Con bé ít nói và ngủ hầu hết thời gian", cô Marza tiết lộ. "Tôi luôn mơ ước con gái mình sẽ được học hành và trở thành bác sĩ để có thể tự lập".

Ngoài cấm n.ữ s.inh tới trường, Taliban cũng ngăn phụ nữ làm việc trong tất cả tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả làm việc cho LHQ và đóng cửa thẩm mĩ viện. Các bộ sưu tập trang phục sặc sỡ, thời thượng dành cho phụ nữ tại các cửa hàng bị thế chỗ bởi những bộ đồ cổ điển đơn sắc. Theo Guardian, những chính sách khắt khe của Taliban đã tách hầu hết phụ nữ - chiếm 49,5% dân số Afghanistan, khỏi đời sống xã hội thông thường.

Một cuộc khảo sát của Liên hợp quốc (LHQ) tháng 12 năm ngoái cho thấy, 76% phụ nữ và t.rẻ e.m gái Afghanistan thừa nhận họ có sức khỏe tinh thần ở mức "kém" hoặc "rất kém", thường xuyên mất ngủ, trầm cảm, lo lắng và đau đầu. Gần 1/5 t.rẻ e.m gái và phụ nữ thừa nhận, họ không được phép gặp bất cứ ai khác ngoài những thành viên gia đình trong nhiều tháng. Một cuộc khảo sát khác do tổ chức thăm dò Bishnaw tiến hành tại Afghanistan chỉ ra rằng, 8% những người được hỏi xác nhận họ biết ít nhất một phụ nữ hoặc t.rẻ e.m gái tìm cách t.ự t.ử kể từ tháng 8/2021.

Về lao động nữ, năm 2021, nữ giới Afghanistan chiếm 29,3% trong tổng số khoảng 400.000 công chức khắp đất nước. Tỷ lệ này tương đồng với nhiều quốc gia ở Nam Á và thậm chí còn cao gấp 3 lần so với tỷ lệ ở nước láng giềng Pakistan. Trước khi Taliban nắm quyền, các nữ nghị sĩ chiếm 27% số ghế Quốc hội Afghanistan. Nhưng chỉ sau 3 năm qua, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở Afghanistan đã sụt giảm chóng mặt, theo Tổ chức Lao động Quốc tế.

Một nền kinh tế không thể vận hành ổn định nếu không có sự tham gia của lực lượng lao động nữ. Cùng với tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế, tình hình lũ lụt, động đất, tuyết lở, lở đất và thời tiết nắng nóng nghiêm trọng, nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp của Afghanistan ngày càng sa sút. Năm 2024, 23,7 triệu trong tổng số 41 triệu dân Afghanistan cần nhận hỗ trợ để duy trì cuộc sống. Trong đó, hơn 14 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Ngân hàng Thế giới (WorldBank) thống kê, 48% dân số Afghanistan sống ở mức nghèo.

Khi tương lai dần trở thành chuyện của quá khứ - Hình 2
Người Afghanistan chờ vượt biên sang Pakistan sau khi Taliban nắm quyền vào năm 2021.

Phụ nữ Afghanistan tha phương tìm tương lai

Để có thể tiếp tục theo đuổi việc học tập, nhiều n.ữ s.inh Afghanistan không còn cách nào khác ngoài lựa chọn rời bỏ quê hương. Tại Iran, số lượng n.ữ s.inh đến từ nước láng giềng Afghanistan đang gia tăng mỗi ngày. Iran hiện tiếp nhận khoảng 40.000 sinh viên Afghanistan theo học tại các trường đại học, chủ yếu là nữ giới. Guardian tiết lộ, từ năm 2015, Tehran ban bố sắc lệnh rất nhân đạo, theo đó cho phép bất cứ t.rẻ e.m gái Afghanistan nào cũng có thể theo học tại các trường công lập ở Iran.

Số liệu của Văn phòng Điều phối Các vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho thấy, ngoài sinh viên, khoảng 600.000 t.rẻ e.m gái Afghanistan đã ghi danh vào các trường công lập của Iran trong năm học 2023 - 2024. Nhiều cơ sở giáo dục Iran đã đề nghị giáo viên làm việc 2 ca/ ngày, để đảm bảo không em học sinh nào bị bỏ lại.

Với ngôn ngữ chung và nhiều điểm tương đồng về văn hóa, Iran trở thành nơi dừng chân lý tưởng của nữ giới Afghanistan muốn theo đuổi học tập. Tại Iran có khoảng 4,5 triệu người tị nạn Afghanistan sinh sống và 1/3 trong đó là t.rẻ e.m. Theo WorldBank, tỷ lệ phụ nữ Iran biết chữ là 85%, trong khi tỷ lệ này của Afghanistan mới đạt khoảng 23%, dù ngành giáo dục được đầu tư mạnh mẽ trong suốt 20 năm Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh tại quốc gia Nam Á.

Hasina, n.ữ s.inh người Afghanistan đang theo học ngành bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Y khoa Iran ở thủ đô Tehran, cho biết, cô rất ngạc nhiên khi phụ nữ ở Iran có thể làm giáo sư, bác sĩ và nhiều ngành nghề khác. Dù học phí không rẻ, nhưng cô có thể tự trang trải cuộc sống nhờ công việc làm thêm. "Tôi nhớ gia đình và quê hương. Sẽ chẳng có gì bù đắp được những năm tháng mà Taliban đã đ.ánh cắp từ những người phụ nữ Afghanistan như tôi", Hasina nói.

Nhưng không phải người Afghanistan có cơ hội học tập cởi mở ở mọi nơi họ đến. Ở biên giới giữa Afghanistan và Pakistan, hàng nghìn người Afghanistan cũng xếp hàng chờ đóng dấu lên hộ chiếu để bắt đầu đi tìm "miền đất hứa". Nhà chức trách Pakistan năm ngoái lên kế hoạch trục xuất khoảng 1,7 triệu người Afghanistan không có giấy tờ hợp lệ, theo hãng tin France24. Hiện có khoảng 3,5 triệu người tị nạn Afghanistan sinh sống ở Pakistan, đặt ra nhiều thách thức cho Islamabad, vốn cũng đang đối mặt không ít khó khăn do kinh tế sụt giảm.

Đáng chú ý, trong số những người Afghanistan ở Pakistan, có không ít người đang chờ tái định cư ở Mỹ, Anh, Đức hoặc Canada. Nếu bị trục xuất, họ có thể đ.ánh mất cơ hội. Số liệu của cơ quan di trú IOM của LHQ cho thấy, từ giữa tháng 9/2023 đến tháng 5/2024, đã có hơn 575.000 người bị trục xuất hoặc tự nguyện trở về Afghanistan và con số này đang gia tăng. "Một ngày ở Pakistan bằng ba năm ở Afghanistan... Tôi thà c.hết ở Pakistan còn hơn quay lại Afghanistan", Gul, một phụ nữ Afghanistan 55 t.uổi, người đã sống ở Pakistan hơn 30 năm, nói với New Humanitarian. "Ở Afghanistan không có thịt hay khoai tây. Mọi thứ đều đắt đỏ đến mức người ta chẳng đủ t.iền mua rau".

Với số ít phụ nữ Afghanistan có cơ hội đặt chân đến những quốc gia phát triển hơn ở châu Âu hay Bắc Mỹ, họ cũng đương đầu với không ít thử thách khi chưa được cấp quy chế pháp lý để trở thành công dân những quốc gia đó. Với một số người, trải nghiệm phải chia ly khỏi gia đình không dễ để chấp nhận.

"Taliban đã chia rẽ gia đình chúng tôi", nữ nhà báo Afghanistan Zahra Joya nói với Guardian từ London (Anh). Theo nhà báo Joya, trong những ngày hỗn loạn năm 2021, cô và 3 chị em gái được di tản tới London, trong khi cha mẹ cô mắc kẹt tại trại tị nạn ở Pakistan, còn hai người anh chị khác chưa thể rời Afghanistan. "Bố, mẹ, anh, chị tôi đã không thể đi cùng chúng tôi. Chúng tôi thậm chí chưa thể nói lời tạm biệt. Mẹ tôi mất đi những đứa con chỉ trong một buổi chiều. Tôi sợ rằng mình sẽ không bao giờ được gặp lại họ nữa"

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác
14:05:42 23/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
Người trẻ Trung Quốc thích nuôi "con cưng" thay vì... sinh em bé
10:52:47 24/09/2024
Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới
08:00:32 24/09/2024
Việt Nam và Cuba - Biểu tượng của tình hữu nghị, tình anh em, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau
07:41:37 23/09/2024
Mỹ: California cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học
19:57:32 24/09/2024

Tin đang nóng

Nữ ca sĩ Vbiz công khai xin lỗi Lý Nhã Kỳ vì khiến đàn chị giận dữ đăng đàn nhắc thẳng tên
22:18:04 24/09/2024
Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang
23:27:04 24/09/2024
Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
22:14:28 24/09/2024
Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh
23:00:00 24/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối khi tài xế bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
21:19:21 24/09/2024
Diệu Nhi đăng đàn cảnh cáo "tiểu tam" ve vãn Anh Tú
22:42:06 24/09/2024
Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích
22:22:47 24/09/2024
Một anh trai lên tiếng, nói thẳng về bất hòa của Tăng Phúc - Cường Seven
21:55:54 24/09/2024

Tin mới nhất

Boeing đề xuất phương án tăng lương để chấm dứt đình công

06:02:01 25/09/2024
Ngoài ra, đề xuất sửa đổi vẫn duy trì các điều khoản khác như cam kết chế tạo thế hệ máy bay mới tiếp theo của Boeing tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.

Hy Lạp kêu gọi gây áp lực với Israel để chấm dứt xung đột

05:48:49 25/09/2024
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hy Lạp cũng cho rằng thực tế cho thấy chưa thể ngăn chặn xung đột leo thang trong khu vực. Tình hình càng trở nên phức tạp để có thể giải quyết.

Mỹ điều thêm quân tới Trung Đông giữa lúc Israel-Hezbollah giao tranh ác liệt

05:47:12 25/09/2024
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Y tế Liban, tính đến cuối ngày 23/9, các cuộc không kích của Israel đã khiến ít nhất 492 người t.ử v.ong, trong đó có 35 t.rẻ e.m và 58 phụ nữ, và làm bị thương 1.645 người.

Báo động mức độ axit hóa đại dương chạm ngưỡng nguy hiểm

05:44:55 25/09/2024
Đồng tác giả nghiên cứu Boris Sakschewski cho biết khi lượng khí thải CO2 tăng lên, lượng CO2 hòa tan nhiều hơn trong nước biển khiến đại dương có tính axit cao hơn.

Diện tích rừng Amazon bị mất bằng Đức và Pháp cộng lại

05:42:04 25/09/2024
Amazon, khu rừng rậm lớn nhất thế giới trải dài qua 9 quốc gia, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, do khả năng hấp thụ khí carbon dioxide (C02) từ bầu khí quyển.

Các nước châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa sức khỏe và môi trường

05:39:26 25/09/2024
Kể từ khi thành lập, APRFHE đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các giải pháp hợp tác cho các vấn đề khu vực như biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.

Israel không kích thêm hàng chục mục tiêu của Hezbollah ở Liban

05:37:12 25/09/2024
Động thái này diễn ra cùng ngày sau khi Israel xác nhận đã nhắm trúng hơn 1.300 mục tiêu của Hezbollah ở Liban trong vòng 24 giờ qua, khiến ít nhất 492 người t.hiệt m.ạng và ít nhất 1.645 người bị thương.

Israel công bố hình ảnh nghi tên lửa giấu trong gác mái nhà dân ở Liban

05:34:48 25/09/2024
Trong số các loại vũ khí mà Israel cáo buộc Hezbollah cất giấu trong nhà của người dân Liban, có tên lửa hành trình, rocket đầu đạn lớn và thiết bị bay không người lái.

Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

21:08:28 24/09/2024
29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.

Thái Lan ủng hộ quá trình toàn diện để hoàn thành Hiệp ước vì Tương lai

20:44:05 24/09/2024
Được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York ngày 23/9, Hội nghị Thượng đỉnh đã thông qua Hiệp ước vì Tương lai, ngoài ra còn có phụ lục là Tuyên bố về các Thế hệ Tương lai và Hiệp ước Số Toàn cầu.

Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông

20:40:14 24/09/2024
Các ngoại trưởng G7 kêu gọi chấm dứt ngay chu kỳ bạo lực đang diễn ra trong khu vực đồng thời khẳng định không quốc gia nào được lợi từ sự leo thang tình hình hiện tại ở Trung Đông.

Hội thảo BRICS khẳng định con đường hiện đại hóa và hợp tác toàn cầu

20:01:22 24/09/2024
Sự kiện quy tụ hơn 120 đại biểu đến từ các nước thành viên thuộc BRICS và các tổ chức quốc tế, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nhóm này trong việc định hình trật tự thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Hoa sữa về trong gió - Tập 19: Thuận không còn khả năng sinh con

Phim việt

07:29:36 25/09/2024
Hóa ra Thuận từng bị u nên phải cắt bỏ tử cung và không có khả năng sinh con nữa. Đó là nỗi đau không bao giờ cô quên được.

Người Việt ở Li Băng: "Có thể có tấn công cách nhà tôi 200m"

Tin nổi bật

07:23:20 25/09/2024
Theo anh Tráng (người Việt sống ở Li Băng), vài ngày nữa sẽ có cuộc tấn công của Israel vào khách sạn cách nơi anh đang sống 200m. Dù vậy, người dân ở đây không quá hoảng sợ.

Vô tình gặp lại nhân tình 3 năm trước của chồng, tôi bí mật đi theo sau rồi điếng người với cảnh tượng trước mắt

Góc tâm tình

07:22:13 25/09/2024
Đến một hôm, một người quen gửi cho tôi bức ảnh chồng và một người phụ nữ khác nắm tay nhau thân mật khi ra ngoài, tôi c.hết sững.

Ông Trump nói ông Zelensky muốn đảng Dân chủ thắng bầu cử Mỹ

Pháp luật

07:20:47 25/09/2024
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn đảng Dân chủ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 này.

Duy Mạnh dạo này lạ quá!

Sao việt

07:18:58 25/09/2024
Liên tục thay đổi không chỉ hình ảnh mà cả cách thể hiện bên ngoài, Duy Mạnh bất ngờ trở thành nhân vật thu hút sự quan tâm của công chúng.

Nữ ca sĩ bị ép hát karaoke tiếp khách mỗi đêm, bóc trần đoạn hội thoại gây sởn da gà

Sao châu á

06:41:42 25/09/2024
Vào ngày 23/9, nữ ca sĩ Gilgun đã xuất hiện trên 1 chương trình trò chuyện YouTube. Tại đây, cô đã hé lộ những sự thật kinh hoàng về CEO công ty quản lý của mình trước đây.

Vóc dáng gợi cảm của "gái một con" vừa đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Brazil

Người đẹp

06:12:36 25/09/2024
Người đẹp Luana Cavalcante sẽ là đại diện của Brazil tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024 sắp tới. Mỹ nhân 26 t.uổi sở hữu dáng vóc gợi cảm chuẩn người mẫu và là mẹ của một b.é t.rai 4 t.uổi.

Bộ phận "độc nhất vô nhị" của con heo, tốt cho tim, bổ m.áu, nấu thế này ăn ngon vô cùng!

Ẩm thực

06:12:12 25/09/2024
Một món ăn với nguyên liệu quen thuộc nhưng thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Món ăn này dùng cùng cơm trắng rất ngon và sảng khoái.

Oscar 2025 dự đoán 'bùng nổ' với cuộc cạnh tranh của các nữ ca sĩ

Hậu trường phim

06:10:57 25/09/2024
Lễ trao giải Oscar năm sau có thể chứng kiến một số tên t.uổi lớn trong làng âm nhạc được đề cử ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Rapper Phúc Du lên tiếng về tiêu đề mini-album nặng nề và nhạy cảm

Nhạc việt

06:09:39 25/09/2024
Về tên mini-album Đăng xuất thằng em yêu , rapper Phúc Du nói không cố tình g.ây s.ốc nhưng muốn truyền tải đúng và đủ tinh thần rap chiến (rap battle).

"Võ Sĩ Giác Đấu II" tiếp tục tung trailer mới ngập tràn cảnh chiến đấu bùng nổ

Phim âu mỹ

06:01:38 25/09/2024
Trailer mở đầu với sự dẫn dắt của Macrinus (Denzel Washington) - một nhà buôn vũ khí giàu có đầy tham vọng, cũng là người lựa chọn và quản lý các võ sĩ giác đấu tại Rome.